Trào ngược dạ dày ù tai do tai – mũi – họng có mối quan hệ với nhau. Acid trào ngược từ dạ dày lên họng có thể ảnh hưởng tới tai.
Bạn đang đọc: Tại sao trào ngược dạ dày ù tai? Cách điều trị
1. Tại sao trào ngược dạ dày ù tai
Trào ngược dạ dày là tình trạng axit và dịch vị trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản. Do cơ thắt thực quản dưới giãn mở không đúng cách khiến dịch vị dạ dày bị đẩy lên thực quản và gây ra nhiều triệu chứng như: Ợ chua, ợ hơi, buồn nôn, đau tức ngực, nóng rát tại vùng thượng vị…
Trào ngược dạ dày thường không phải nguyên nhân trực tiếp gây ra ù tai mà chỉ là nguyên nhân thứ phát. Trào ngược dạ dày gây ù tai có thể do:
– Acid dịch vị trào lên quá mạnh. Sự tiếp xúc thường xuyên giữa axit trào lên từ dạ dày với các cơ quan hệ hô hấp gây nên tình trạng viêm đường hô hấp.
– Một phần nhỏ acid trào ngược đi vào tai, ảnh hưởng hệ thống thần kinh tại tai.
– Dây thần kinh sọ số 9 mang tín hiệu âm thanh từ tai lên tới não. Acid trào ngược có khả năng kích thích các đầu mút sợi thần kinh sọ số 8.
Kết quả của chứng ù tai do trào ngược có thể là do tổn thương dây thần kinh khi tiếp xúc với axit dạ dày. Hiện tượng này xảy ra khi trào ngược dạ dày ở mức độ nặng, các triệu chứng diễn ra với tần suất liên tục. Nếu ù tai kèm theo các biểu hiện khác thì có thể là dấu hiệu của các bệnh lý khác không phải trào ngược.
Trào ngược dạ dày có thể dẫn tới nhiều biểu hiện về tai – mũi – họng.
2. Trào ngược dạ dày ù tai cảnh báo bệnh gì?
2.1 Trào ngược dạ dày ù tai
Trào ngược dạ dày là hiện tượng acid dạ dày bị trào ngược lên miệng. Lúc này khoang miệng sẽ tiết nhiều nước bọt để trung hòa phần axit dư thừa. Điều này có thể dẫn tới tạo lượng khí dư trong dạ dày và hiện tượng ợ hơi trào ngược.
Trào ngược dạ dày gây ù tai, đau tai là bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng. Tai – mũi – họng có quan hệ mật thiết đến nhau. Bởi vậy nên khi acid trào ngược lên vùng họng với tần suất nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến tai. Ợ hơi kèm ù tai và đau tai có thể do trào ngược dạ dày liên tục trong thời gian dài.
2.2 Viêm hầu họng mạn do trào ngược
Triệu chứng trào ngược kèm theo ù tai phải, nuốt nước bọt hơi vướng do acid trào lên thực quản thường do viêm hầu họng mạn. Trào ngược dạ dày có thể gây ra viêm hầu họng mạn. Vì acid từ dạ dày trào lên gây viêm niêm mạc vùng họng miệng, làm tăng tiết đờm và khó chịu.
Hiện tượng viêm có thể hình thành ở thành sau họng, làm bít tắc lỗ vòi tai gây ra ù tai. Trào ngược càng nhiều thì tình trạng viêm càng nghiêm trọng hơn, kèm các triệu chứng ợ hơi, buồn nôn, đau tức ngực….
2.3 Viêm loét dạ dày gây trào ngược dạ dày ù tai
Ợ hơi, đau tai có thể là biểu hiện của viêm loét dạ dày. Viêm loét dạ dày do niêm mạc dạ dày tổn thương và hình thành vết loét. Người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng: Rối loạn tiêu hóa, ợ hơi, ợ nóng, đau bụng. Viêm loét cũng dễ khiến axit dư từ dạ dày trào lên miệng và thậm chí có thể tổn thương vùng tai. Đây là nguyên nhân khiến cho một số trường hợp viêm loét dạ dày cũng gặp phải tình trạng trào ngược dạ dày ù tai.
Tìm hiểu thêm: Đau ruột thừa bao lâu thì khỏi?
Trào ngược gây khó chịu, mệt mỏi
3. Cần làm gì khi trào ngược dạ dày ù tai
Hầu hết lý do gây ra trào ngược dạ dày ù tai đều do bệnh dạ dày gây ra. Điều này ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống, nên cần phát hiện và điều trị kịp thời.
Bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên do trào ngược dạ dày gây ù tai bằng các phương pháp khác nhau. Bạn nên lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được chẩn đoán bằng các phương pháp khoa học. Biết được nguyên nhân chính xác sẽ giúp việc điều trị có hiệu quả hơn.
4. Điều trị trào ngược dạ dày ù tai
4.1 Sử dụng thảo mộc tự nhiên
Có thể áp dụng một số phương pháp tự nhiên dễ kiếm, an toàn với sức khỏe để hạn chế trào ngược:
– Gừng cùng nước chanh: Gừng có tính nóng, có tác dụng kháng viêm và hỗ trợ phục hồi tổn thương. Sự kết hợp giữa gừng và nước chanh thúc đẩy hệ tiêu hóa nhanh hơn, hạn chế ợ hơi. Bạn có thể uống vài ngụm trà gừng cùng chanh và mật ong vào buổi sáng và sau
– Lá đinh hương tươi: Nhai lá đinh hương giúp cải thiện chứng ợ hơi, trào ngược hiệu quả.
– Giấm táo: Gia vị quen thuộc có thể cải thiện trào ngược rất tốt. Có thể pha 1 thìa cà phê giấm táo với nước ấm, khuấy đều rồi uống để giảm trào ngược.
4.2 Thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt
Người bị trào ngược dạ dày nên ăn thức ăn dễ tiêu hóa, tốt cho dạ dày như:
– Nên ăn các loại đỗ đậu, thực phẩm giàu chất xơ như đậu tương, đậu xanh, đậu đen…
– Các loại trái cây như dưa hấu, dưa gang giúp trung hòa axit dạ dày. Táo có chứa chất xơ hòa tan giúp hoạt động tiêu hóa diễn ra hiệu quả hơn. Đu đủ chứa nhiều enzyme có khả năng phá vỡ các protein khó tiêu, giúp kích thích tiêu hóa, trị táo bón và xoa dịu dạ dày.
– Bánh mì có chứa tinh bột thấm hút bớt axit dư thừa do dạ dày tiết ra, nhờ đó mà giảm hẳn trào ngược dạ dày.
Hạn chế ăn các thực phẩm kích thích và dễ khiến dạ dày tổn thương như:
– Đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm nhiều dầu mỡ và chất béo gây chướng bụng. Gia tăng áp lực với cơ thắt thực quản dưới, dễ dẫn tới trào ngược do thức ăn mất nhiều thời gian để tiêu hóa.
– Các loại hoa quả có vị chát do nhựa như sung, hồng, hồng xiêm: Sau khi nhựa mủ xuống hệ tiêu hóa sẽ cùng axit tạo thành cục nhỏ, gây ra sỏi cản trở tiêu hóa.
>>>>>Xem thêm: Chán ăn, đầy bụng kèm theo nhức đầu là bệnh gì?
Bổ sung nhiều trái cây tươi để cung cấp vitamin cho cơ thể
Người bị trào ngược nên ngủ đủ giấc, tập luyện thể dục thường xuyên, tránh căng thẳng… Dinh dưỡng và tập luyện là tiền đề để có cơ thể khỏe mạnh. Bạn nên ăn nhiều loại rau củ quả, bổ sung thêm vitamin và khoáng chất. Đặc biệt nên ăn đủ bữa, chia nhỏ bữa ăn, hạn chế ăn vào ban đêm.
Trên đây là thông tin trào ngược dạ dày ù tai để bạn tham khảo. Khi gặp tình trạng này, ngoài việc áp dụng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, bạn nên đi khám để có phương pháp điều trị hiệu quả.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.