Tại sao viêm loét dạ dày gây đau lưng và cách trị

Viêm loét dạ dày gây đau lưng là tình trạng không hiếm người gặp phải. Điều này do axit clohydric trong dạ dày khi trào ngược lên gây đau từ ngực, vai đến cả lưng. 

Bạn đang đọc: Tại sao viêm loét dạ dày gây đau lưng và cách trị

1. Hiện tượng viêm loét dạ dày gây đau lưng

Đau dạ dày là bệnh tiêu hóa phổ biến, có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi và có xu hướng ngày càng tăng. Đau dạ dày có thể do trào ngược dạ dày, với đặc điểm acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Hiện tượng này gây rối loạn cơ thắt thực quản dưới, gây khó nuốt, buồn nôn, ợ chua…

Viêm loét dạ dày gây đau lưng thường do trào ngược dạ dày. Trào ngược gây đau thường kèm các triệu chứng cơ năng như đau bụng, đau có xu hướng lan sang phía trên và bên trái, đau sau ăn.

Đau lưng chủ yếu do vấn đề về xương khớp. Đôi khi, đau lưng có thể do ngồi học hoặc làm việc sai tư thế, lao động quá sức, mắc bệnh về cột sống. Hiện tượng viêm loét dạ dày gây đau lưng thường kèm với các biểu hiện khác như: Đau thượng vị, buồn nôn, nôn, chướng bụng, ợ nóng…. Cơn đau lưng xuất hiện sau ăn và kéo dài. Thường là cơn đau nhói, tăng dần lên từ bụng ra sau lưng, không có vị trí chính xác.

Để xác định chẩn đoán nguyên nhân chính xác, bệnh nhân cần được chỉ định một số cận lâm sàng như chụp X-quang dạ dày tá tràng, nội soi dạ dày tá tràng.

Tại sao viêm loét dạ dày gây đau lưng và cách trị

Viêm loét trào ngược dạ dày có thể gây đau lưng

2. Tại sao viêm loét dạ dày gây đau lưng

Tình trạng đau lưng do đau dạ dày có thể bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Nếu viêm loét dạ dày gây đau lưng thường do các lý do sau:

– Acid clohydric kích ứng và phá hủy sợi thần kinh: Axit clohydric có trong dạ dày khi bị trào ngược lên gây đau ngực, vai đến lưng trên. Cơn đau có thể kéo dài nhiều giờ đồng hồ với mức độ nghiêm trọng khác nhau. Nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn tới tổn thương vĩnh viễn như tổn thương mô mềm.

– Tư thế ngủ gây trào ngược đau lưng: Người bệnh trào ngược thường được khuyến cáo ngủ trong tư thế đầu cao hơn để tránh axit chảy ngược lên thực quản. Dù tư thế ngủ này làm giảm ợ hơi, ợ chua, trào ngược nhưng lại tăng nguy cơ đau lưng. Khi ngủ trong tư thế đầu kê lên quá cao, vai và lưng dễ bị căng đau hơn bình thường.

3. Cách giảm viêm loét dạ dày gây đau lưng

3.1 Viêm loét dạ dày gây đau lưng nên ăn gì

– Trái cây: Bổ sung trái cây là cách rất tốt để cung cấp chất khoáng cho hệ tiêu hóa như chất xơ và kali. Tuy nhiên nên lưu ý chọn các loại trái cây không chứa axit tránh khiến tình trạng trào ngược tệ hơn. Một số loại trái cây có thể chọn là táo, chuối, dưa hấu…

– Rau củ quả: Các loại rau củ quả ít chất béo, đường và giàu vitamin, khoáng chất, tốt cho hệ tiêu hóa.

– Thịt nạc: Thịt gà, gà tây hay thịt bò sau khi đã lọc da và mỡ sẽ có ít chất béo hơn. Đây là nguồn dinh dưỡng thích hợp cho người bị trào ngược dạ dày. Protein ít béo dễ tiêu hóa, không gây khó tiêu và ợ nóng. Thậm chí có thể giúp tăng cơ hiệu quả.

– Các loại cá: Trong cá có chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể mà không có chất béo xấu hại cho hệ tiêu hóa. Bạn có thể hấp, nướng các loại cá ưa thích để tạo sự đa dạng trong bữa ăn.

– Sữa chua: Trong sữa chua có chứa nhiều protein có lợi cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra còn có probiotic là những lợi khuẩn hỗ trợ tốt cho tiêu hóa, cải thiện sức đề kháng. Ăn sữa chua giúp tiêu hóa hoạt động trơn tru, dễ dàng hơn, hạn chế tình trạng trào ngược.

3.2 Viêm loét dạ dày gây đau lưng kiêng ăn gì

– Thức ăn cay nóng: Thực phẩm cay nóng như ớt, tỏi, tiêu… có khả năng kích ứng dạ dày, không tốt cho tiêu hóa nói chung. Dẫn đến triệu chứng của trào ngược như ợ chua, ợ nóng và cả đau lưng,.

– Đồ uống có gas: Gas từ các loại đồ uống như soda hay bia tích tụ trong dạ dày, dẫn tới trào ngược dạ dày. Đồ uống có cồn và caffeine cũng kích ứng lên dạ dày.

– Thực phẩm có tính axit: Các thực phẩm chứa axit khiến bệnh trào ngược càng nặng thêm. Nên tránh các loại quả chua chứa nhiều axit trong thực đơn hàng ngày.

Tìm hiểu thêm: Ợ chua sáng sớm: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tại sao viêm loét dạ dày gây đau lưng và cách trị

Thực hiện lối sống lành mạnh giảm triệu chứng đau lưng

4. Tập luyện để giảm viêm loét dạ dày gây đau lưng

Hoạt động thể chất nhẹ nhàng mỗi ngày khoảng 30 phút hỗ trợ tốt cho quá trình tiêu hóa thức ăn. Tập thể dục đúng cách giúp giảm bớt tình trạng trào ngược dạ dày, đồng thời ngăn ngừa triệu chứng đau lưng do trào ngược. Vận động còn giúp cơ thể duy trì được cân nặng hợp lý, giảm áp lực lên lưng. Bạn có thể đi bộ hoặc tập yoga theo sở thích.

5. Sử dụng mẹo dân gian giảm viêm loét dạ dày gây đau lưng

Một số loại mẹo dân gian có ích trong việc giảm bệnh dạ dày, trào ngược và giảm các triệu chứng trong đó có đau lưng như sau:

– Nghệ và mật ong: Đây là những nguyên liệu phổ biến cải thiện bệnh dạ dày. Thành phần có trong nghệ khi kết hợp với mật ong giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

– Gừng: Trong gừng có chứa chất chống viêm tự nhiên giúp giảm nhẹ các triệu chứng, chống viêm hiệu quả.

– Thì là: Thì là được xem là có thể hỗ trợ tiêu hóa khá tốt. Bổ sung thìa là như gia vị trong bữa ăn giảm ợ hơi, ợ chua, đau lưng.

– Trà hoa cúc: Uống trà hoa cúc có thể cải thiện một số vấn đề về tiêu hóa. Cách làm rất đơn giản, chỉ cần ngâm hoa cúc vào nước nóng là có món trà thanh mát cho dạ dày.

Tại sao viêm loét dạ dày gây đau lưng và cách trị

>>>>>Xem thêm: Những điều mẹ cần biết khi trẻ bị dị ứng sữa

Có nhiều phương pháp dân gian hỗ trợ tiêu hóa giảm triệu chứng đau lưng

Đau dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu trong đó có đau lưng. Để điều trị hiệu quả viêm loét dạ dày gây đau lưng, ngoài các biện pháp tại nhà thì người bệnh cũng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Duy trì lối sống, tập luyện và chế độ dinh dưỡng khoa học. Khi các triệu chứng nghiêm trọng hơn, người bệnh nên đi khám ở các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *