Tại sao viêm VA thường xuất hiện ở trẻ nhỏ?

Viêm VA là một bệnh lý rất hay gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi. Tại sao lại như vậy? Biểu hiện và cách điều trị viêm VA ở trẻ em là như thế nào? Ba mẹ cùng tìm hiểu để có biện pháp phòng tránh tốt nhất cho con nhé!

Bạn đang đọc: Tại sao viêm VA thường xuất hiện ở trẻ nhỏ?

VA LÀ GÌ? TRẺ BỊ VIÊM VA KHI NÀO?

Tại sao viêm VA thường xuất hiện ở trẻ nhỏ?

VA là một thuật ngữ rất quen thuộc của chuyên khoa Tai – Mũi – Họng. Đây là từ viết tắt của tên gọi là bằng tiếng Pháp Végétations Adénoides.

Là một phần của tổ chức bạch huyết Waldeyer, VA tham gia tích cực vào quá trình ngăn chặn và tạo ra kháng thể tiêu diêt vi khuẩn xâm nhập qua đường ăn và đường thở.

Tuy nhiên, do thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn nên VA luôn tiềm ẩn nguy cơ bị viêm nhiễm. Thông thường chỉ là viêm nhẹ nhưng nếu sức đề kháng của cơ thể quá kém, vi khuẩn sẽ có cơ hội “tấn công” ồ ạt VA khiến bạch cầu không đủ sức chống chọi.

Lúc này, vi khuẩn bắt đầu cư trú tại đây, sinh sôi nảy nở và gây viêm bệnh lý. Sau nhiều lần viêm nhiễm, VA có thể trở thành ổ chứa vi khuẩn.

Bình thường VA chỉ dày khoảng 4 – 5mm. Nhưng khi bị viêm, VA có hiện tượng sùi và tăng nhanh về kích thước, gây cản trở đường thở.

TẠI SAO VIÊM VA thường XUẤT HIỆN Ở TRẺ NHỎ DƯỚI 3 TUỔI?

Tại sao viêm VA thường xuất hiện ở trẻ nhỏ?
Viêm VA thường gặp ở trẻ nhỏ, gây ho, đau họng, sốt, khiến bé mệt mỏi, quấy khóc, khó ăn uống,… (ảnh minh họa)

VA chỉ xuất hiện ở trẻ đến khoảng 9-10 tuổi và tiêu biến theo thời gian. Bởi vậy, tình trạng viêm VA cũng chỉ thường gặp ở trẻ em.

Tuy nhiên đối với trẻ em trong độ tuổi từ 6 tháng đến 3 tuổi, VA thường phổ biến và trầm trọng hơn. Nguyên nhân chủ yếu do:

Sức đề kháng của cơ thể trẻ còn kém

Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ đang trong quá trình hoàn thiện và còn rất non nớt. Bởi vậy, trẻ rất dễ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn, virus hơn.

Vệ sinh không đúng cách

Dưới 3 tuổi, các bộ phận trong khoang miệng và vòm họng còn khá nhỏ, gây những khó khăn nhất định cho việc vệ sinh. Bên cạnh đó, ý thức vệ sinh răng miệng của trẻ chưa tốt. Nếu ba me không sâu sát và có phương pháp hỗ trợ kịp thời sẽ dễ dẫn đến các bệnh Tai – Mũi – Họng, trong đó có VA.

Ảnh hưởng bởi các bệnh liên quan

Khi trẻ mắc một số bệnh khác như viêm tai, viêm amidan,…cũng rất dễ gây ảnh hưởng đến VA. Ví dụ trẻ viêm tai giữa, dịch từ tai có thể chảy sang họng và mũi qua đường lỗ nhĩ, gây viêm vùng khoang miệng.

CÁC CẤP ĐỘ CỦA VIÊM VA

Tìm hiểu thêm: Viêm khớp háng ở trẻ em: Nhận viết và xử trí

Tại sao viêm VA thường xuất hiện ở trẻ nhỏ?
Viêm amidan gồm hai loại cấp tính và mạn tính nếu để lâu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi,… (ảnh minh họa)

Viêm VA thường có 2 loại: Cấp tính và mạn tính.

Biểu hiện của viêm VA cấp tính

  • Sốt 38 – 39 độ C, đôi khi sốt cao trên 40 độ C hoặc không sốt.
  • Trẻ bị nghẹt mũi, thở khó khăn, thường phải há miệng thở, bỏ bú hoặc bú ngắt quãng ở trẻ sơ sinh
  • Chảy nước mũi ra phía trước và xuống dưới họng, màu đục dần, nước mũi chảy thường xuyên, nước mũi có màu vàng hoặc xanh
  • Trẻ có thể bị ho
  • Trẻ mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc, hơi thở có mùi hôi khó chịu
  • Có thể bị rối loạn tiêu hóa như nôn trớ, tiêu chảy

Biểu hiện của viêm VA mạn tính

Viêm VA mạn tính là tình trạng quá phát sau nhiều lần viêm cấp tính với biểu hiện đặc trưng là chảy mũi và nghẹt mũi.

  • Trẻ chảy nước mũi trong hoặc nhày, cũng có thể chảy nước mũi mủ, chảy mũi kéo dài
  • Trẻ bị nghẹt mũi ở nhiều mức độ,  trẻ phải thở bằng miệng
  • Trẻ khó ngủ, nghiến răng khi ngủ, ngủ ngáy, không ngủ yên giấc, thường giật mình, đái dầm.

ĐIỀU TRỊ VIÊM VA NHƯ THẾ NÀO?

Tại sao viêm VA thường xuất hiện ở trẻ nhỏ?

>>>>>Xem thêm: Nốt thủy đậu bị nhiễm trùng ở trẻ rất nguy hiểm phải xử trí ngay

Khi thấy bé bị viêm họng nghi ngờ do viêm VA ba mẹ hãy đưa con đến chuyên khoa Nhi Thu Cúc để được bác sĩ chẩn đoán và có biện pháp điều trị tốt nhất cho con, cũng như tư  vấn và chỉ định khi nào trẻ nên nạo VA là cần thiết. (ảnh minh họa)

Viêm VA được điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, nếu viêm VA kéo dài, xuất hiện những biến chứng gây ảnh hưởng đến cuộc sống và trí não thì cần thực hiện phẫu thuật nạo VA.

Nên nạo VA khi:

  • Viêm VA cấp tính tái phát nhiều đợt trong năm, thường trên 5 lần, điều trị nội khoa tích cực không hiệu quả
  • VA gây các biến chứng gần như viêm tai, viêm đường hô hấp, viêm khớp cấp tính…
  • VA quá phát ảnh hưởng đến đường thở:  Khó ngủ, nghiến răng khi ngủ, ngủ ngáy, không ngủ yên giấc, thường giật mình, ngưng thở khi ngủ.

Hiện nay, phương pháp tân tiến nhất để nạo VA là Plasma Plus. Đây là phương pháp sử dụng sóng cao tần với nhiệt lượng vừa phải để phá hủy mô bệnh mà không gây tổn thương mô lành. Nhờ khả năng tự hàn mạch, nạo VA bằng dao Plasma Plus không gây chảy máu, giảm thiểu đau đớn tối đa cho người bệnh.

Plasma Plus được áp dụng tại Bệnh viện Đa khoa Thu Cúc đang nhận được phản hồi tích cực từ bệnh nhân. Với đội ngũ bác sỹ giỏi, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống phòng khám vô khuẩn, trang thiết bị tối tân, phòng khám vô khuẩn, bạn sẽ luôn cảm thấy hài lòng khi thực hiện dịch vụ tại Thu Cúc.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *