Đối với các mẹ bầu, thuật ngữ “tam cá nguyệt” có vẻ không xa lạ nhưng không phải ai cũng hiểu tam cá nguyệt là gì? Đọc bài viết sau để hiểu thế nào là tam cá nguyệt và những việc cần làm cho mỗi tam cá nguyệt khác nhau.
Bạn đang đọc: Tam cá nguyệt là gì?
Tam cá nguyệt là gì?
Sản khoa hiện đại chi thai kỳ của mẹ bầu thành 3 giai đoạn và mỗi giai đoạn tương đương với một “tam cá nguyệt”. Như vậy sẽ có 3 tam cá nguyệt như sau:
Tam cá nguyệt đầu tiên (chính là 3 tháng đầu thai kỳ): Được tính kể từ ngày đầu của kỳ kinh cuối cho đến hết ngày kết thúc của tuần thứ 13 kể từ thời điểm đó.
Tam cá nguyệt thứ hai (3 tháng giữa thai kỳ): Bắt đầu từ tuần thứ 14 tính từ ngày bắt đầu kỳ kinh chót và kéo dài đến tuần 27 của thai kỳ
Tam cá nguyệt thứ ba hay (3 tháng cuối thai kỳ): Bắt đầu từ tuần thứ 28 tính từ ngày bắt đầu kỳ kinh chót đến tuần 40 (hoặc kết thúc khi mẹ bầu có dấu hiệu chuyển dạ sinh nở)
Với cách giải thích trên, hy vọng đã giúp các mẹ bầu giải đáp được: tam cá nguyệt là gì? Như vậy, tương ứng với mỗi tam cá nguyệt, mẹ cần lưu ý một số điều để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.
Tam cá nguyệt là gì?
Những điều cần chú ý trong các tam cá nguyệt
Tam cá nguyệt đầu tiên
Lần đầu khám thai: Vào lần khám thai đầu tiên, mẹ thường được kiểm tra cân nặng, huyết áp và có thể được chỉ định siêu âm để kiểm tra sự phát triển của thai nhi. (Tìm hiểu nên khám thai lần đầu khi nào TẠI ĐÂY)
Siêu âm độ mờ da gáy: Vào cuối tam cá nguyệt thứ nhất (khoảng từ tuần thứ 10 đến 12), mẹ cần trải qua siêu âm độ mờ da gáy để kiểm tra nguy cơ mắc phải hội chứng Down ở thai nhi.
Tính ngày dự sinh: Vào tuần thứ 10 – 12, bác sĩ sẽ tính tuổi thai và đưa ra dự đoán về ngày dự sinh chuẩn xác. Tuy nhiên, kết quả chỉ mang tính chất tham khảo, áng chừng chứ không thể chính xác hoàn toàn.
Tam cá nguyệt đầu tiên
Tam cá nguyệt thứ hai
Theo dõi những thay đổi của cơ thể: Ở tam cá nguyệt thứ hai, mẹ bắt đầu có những thay đổi rõ rệt của cơ thể, cụ thể là phần bụng và ngực. Bên cạnh đó, mẹ nên chú ý chăm sóc đến làn da và mái tóc vì cũng có những thay đổi.
Tập thể dục: Đây là cách tốt để mẹ tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, duy trì mức tăng cân hợp lý và vẻ đẹp trong suốt thai kỳ của mình. Hơn nữa, việc tập thể dục cũng giúp mẹ có tinh thần thoải mái hơn. Có những lựa chọn sau thường được các mẹ bầu lựa chọn để tập theer dục: đi bộ, yoga, bơi lội, khiêu vũ…
Dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng đặc biệt quan trọng trong thai kỳ. Từ tam cá nguyệt thứ hai, hầu hết các mẹ đã bắt buộc phải ăn thêm thức ăn trong mỗi bữa. Mẹ bầu phải chú ý bổ sung đủ vitamin, protein, canxi, các thực phẩm giàu chất xơ và uống đủ nước.
Tìm hiểu thêm: Chăm sóc răng bị ê buốt và những điều cần biết
Mẹ bầu tập yoga tốt cho sức khỏe
Tam cá nguyệt thứ ba
Tham gia lớp học tiền sản: Các lớp học này đặc biệt bổ ích với bố mẹ trong việc chuẩn bị tâm lý tốt nhất cho ca sinh cũng như cách chăm sóc hai mẹ con. Đặc biệt những bố mẹ mới lần đầu có con thì càng nên tham gia những lớp học này. Mẹ sẽ được học hướng dẫn cách hít thở, cách rặn đẻ đúng cách; chế độ dinh dưỡng; cách chăm sóc trẻ sơ sinh…
>> Tìm hiểu: Các gói thai sản trọn gói.
Sắm đồ cho bé sơ sinh: Sắm đồ cho con có lẽ là “sở thích” của khá nhiều mẹ bầu. Và thời điểm thích hợp để bắt đầu mua sắm cho bé là vào đầu tam cá nguyệt thứ ba. Mẹ có thể lên danh sách những đồ dùng cần mua và có thể cân nhắc việc sử dụng lại đồ từ người quen, bạn bè hay các anh chị của bé nhé.
Chuẩn bị tâm lý thật thoải mái: Đến tam cá nguyệt cuối cùng, cơ thể mẹ đã trở nên nặng nề và khá mệt mỏi, cộng thêm việc hồi hộp đón bé yêu. Vì thế, mẹ phải cố gắng giữ tâm trạng vui vẻ, lạc quan để tốt cho cả hai mẹ con.
>>>>>Xem thêm: Rối loạn kinh nguyệt sau sinh: Nguyên nhân và cách khắc phục
Lớp tiền sản miễn phí tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Tam cá nguyệt là gì? Hy vọng là với những thông tin trên đã giúp mẹ bầu hiểu thế nào là tam cá nguyệt và những điều cần chú ý trong mỗi tam cá nguyệt. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để biết thêm thông tin chi tiết.
Xem thêm
>> Mang thai 3 tháng đầu có được tự sướng?
> Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì?
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.