Tầm quan trọng của quản lý thai kỳ và các giai đoạn khám thai

Quản lý thai kỳ là một việc làm vô cùng quan trọng vì vậy các mẹ bầu đừng quên các giai đoạn khám thai để được thăm khám định kỳ.
Trong thời gian mang thai, nhiều chị em không tránh khỏi những lo âu. Làm sao để đảm bảo sức khỏe cho thai nhi, làm sao để quản lý tốt sự phát triển của em bé, làm sao để mẹ luôn khỏe mạnh suốt thai kỳ là câu hỏi của không ít mẹ bầu. Để có được một thai kỳ khỏe mạnh và em bé luôn phát triển tốt trong bụng mẹ, cần phải có sự theo dõi quản lý thai kỳ một cách khoa học, bài bản dưới sự hỗ trợ và theo dõi của các các bộ y tế.

Bạn đang đọc: Tầm quan trọng của quản lý thai kỳ và các giai đoạn khám thai

1. Quản lý thai kỳ có cần thiết không?

Quản lý thai kỳ là hoạt động theo dõi và chăm sóc sức khỏe của thai phụ và em bé ngay từ lúc thai bắt đầu làm tổ cho đến khi sinh em bé ra đời. Viện quản lý thai kỳ sẽ được thực hiện bởi các nhân viên ý tế cho chuyên môn về sản khoa, nhằm theo dõi, đánh giá tình trạng sức khỏe thai kỳ của thai phụ và thai nhi. Từ đó có những chỉ định cụ thể với từng đối tượng khác nhau.

Tầm quan trọng của quản lý thai kỳ và các giai đoạn khám thai

Quản lý thai kỳ giúp quá trình mang thai và sinh nở an toàn hơn

Những thông tin cần phải theo dõi trong thai kỳ của mẹ bao gồm:

– Những thông số thể hiện tình trạng sức khỏe của mẹ trong suốt thai kỳ như: huyết áp, cân nặng, nhịp tim, chức năng của hệ hô hấp…

– Tiền sử các bệnh lý nội ngoại khoa nếu có của thai phụ.

– Các chỉ số xét nghiệm trong thai kỳ như đường huyết, công thức máu, các bệnh truyền nhiễm, huyết áp…

– Diễn biến bệnh lý mãn tính, bệnh nền nếu thai phụ mắc phải trước đó như tiểu đường, huyết áp, tim mạch, thận…và các bệnh lý sau khi mang thai mới phát sinh như đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật…

Những thông tin về sức khỏe thai nhi bao gồm:

– Ngày dự sinh ( tính theo chu kỳ kinh cuối và siêu âm thai nhi 12 tuần)

– Tuổi thai theo ước lượng

– Các chỉ số cơ thể thai như: đường kính lưỡng đỉnh, chiều dài xương đùi, chu vi vòng bụng…

– Xét nghiệm sàng lọc các dị tật có thể có của thai nhi

– Ngôi thai, tình trạng nước ối, tình trạng nhau thai, dây rốn

Những chỉ số kiểm tra sức khỏe của mẹ và thai nhi đều phải được lưu giữ lại để làm cơ sở cho những lần khám sau và khi sinh nở. Thông qua quá trình thăm khám, các bác sĩ có thể theo dõi và nắm được tình hình sức khỏe của mẹ, phát hiện sớm, tầm soát những bệnh lý thai kỳ của bé. Đồng thời việc quản lý thai kỳ cũng có ý nghĩa lớn trong công tác chuẩn bị cho quá trình sinh nở, kiểm soát, nâng cao cảnh giác với những biến chứng sản khoa.

2. Những mốc khám thai cần phải thực hiện

2.1. Các giai đoạn khám thai mẹ bầu cần phải ghi nhớ

Thăm khám thai định kỳ là việc làm vô cùng quan trọng để quản lý thai kỳ. Vì vậy những mốc khám thai sau đây mẹ cần ghi nhớ để có thể an tâm hơn về sức khỏe của mẹ và bé.

Mốc thứ 1: Tuần thai thứ 5 đến 8

– Đo các chỉ số về cân nặng chiều cao để đánh giá tình trạng cơ thể của mẹ. Kiểm tra huyết áp để nhận định nguy cơ tiền sản giật.

– Xét nghiệm beta HCG để xác định tình trạng có thai hoặc không.

– Siêu âm 2D để xác định vị trí làm tổ của thai nhi đã đúng chỗ hay chưa.

Mốc thứ 2: Từ tuần thai thứ 11 đến 12

– Đo cân nặng huyết áp để đánh giá sức khỏe của mẹ

– Dự tính ngày dự sinh thông qua cách siêu âm thai.

– Siêu âm đo độ mờ da gáy và làm xét nghiệm double test để sàng lọc một số dị tật thai nhi, đặc biệt là hội chứng Down. Nếu có nguy cơ cao sẽ được chỉ định làm thêm xét nghiệm NIPT hoặc chọc ối.

Mốc thứ 3: Từ tuần thai thứ 16 đến 22

– Kiểm tra cân nặng của mẹ, đo huyết áp, xét nghiệm nước tiểu để theo dõi tình hình sức khỏe của mẹ.

– Thực hiện một số xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi như Triple test, chọc ối…

Tìm hiểu thêm: U nang tuyến giáp là gì? Có nguy hiểm không?

Tầm quan trọng của quản lý thai kỳ và các giai đoạn khám thai

Siêu âm để kiểm tra dị tật thai nhi là cần thiếtMốc thứ 4: Từ tuần 22 đến 28

– Đo cân nặng, huyết áp, vòng bụng của thai phụ để đánh giá sức khỏe của mẹ và sự phát triển của con.

– Siêu âm các dị tật bẩm sinh như tim, thận, não…

– Phát hiện đái tháo đường thai kỳ thông qua nghiệm pháp dung nạp đường.

– Tiêm uốn ván mũi đầu tiên.

Mốc thứ 5: Từ tuần thai thứ 28 đến tuần thai thứ 32

– Kiểm tra cân nặng vòng bụng, đo huyết áp, thử nước tiểu, xét nghiệm máu để theo dõi sự phát triển của thai nhi và mẹ có thiếu chất gì cần bổ sung qua ăn hoặc uống không.

– Siêu âm để kiểm tra dị tật thai nhi.

– Tiêm uốn ván mũi 2.

Mốc thứ 6: Từ tuần 32 đến 36

– Đo cân nặng, huyết áp, vòng bụng, xét nghiệm nước tiểu và máu.

– Đo tim thai , tính cân nặng của thai

Mốc thứ 7: từ tuần thứ 36 trở đi

– Kiểm tra các chỉ số cân nặng huyết áp tương tự như các mốc khám khác.

– Đo tim thai bằng máy, đo cơn gò.

– Đo độ trưởng thành nhau, chiều dài cổ tử cung.

– Kiểm tra tình trạng nước ối, ngôi thai.

Tất cả những mốc khám trên đều rất quan trọng và có ý nghĩa đối với việc quản lý thai kỳ. Mẹ bầu nên ghi nhớ và thực hiện khám định kỳ đầy đủ.

2.2. Làm sao để ghi nhớ các giai đoạn khám thai

Nhiều mẹ bầu vì lý do bận rộn thường hay quên hoặc bỏ qua một số mốc khám quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc theo dõi sức khỏe và sự phát triển của bé. Ví dụ, mốc từ 11 đến 13 tuần cần phải đi siêu âm để xác định độ mờ da gáy. Nếu bỏ qua mốc này hoặc đi khám khi đã quá giai đoạn này thì kết quả chẩn đoán sẽ không còn chính xác nữa. Chính vì vậy mẹ buộc phải ghi nhớ những mốc khám quan trọng này.

Có những cách sau giúp mẹ không quên các giai đoạn cần phải khám thai:

Cách 1: Đặt lịch trên điện thoại cá nhân theo từng mốc để được thông báo mỗi khi gần đến ngày khám. Tuy nhiên cách này cũng có rủi ro trong trường hợp mẹ bầu đổi điện thoại, mất điện thoại hoặc bị người khác tắt mất tính năng thông báo mà không biết.

Cách 2: Chọn theo dõi thai định kỳ tại một cơ sở y tế mình tin tưởng, nơi sẽ cung cấp cho mẹ dịch vụ nhắc lịch khám. Thường sẽ có hai hình thức nhắc lịch cho mẹ, một là nhắn tin SMS vào điện thoại, hai là có nhân viên tổng đài gọi trực tiếp để báo lịch khám

Tầm quan trọng của quản lý thai kỳ và các giai đoạn khám thai

>>>>>Xem thêm: Cách sử dụng sữa ông thọ sau phẫu thuật đẻ mổ

Nhân viên tổng đài Thu Cúc TCI nhắc lịch khám tới từng mẹ bầu

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI, các mẹ bầu dù mua gói đẻ trọn gói hay khám lẻ đều được chăm sóc và phục vụ tận tình chu đáo. Được lưu trữ thông tin khám và có hệ thống nhắc lịch tái khám đúng từng mốc. Đảm bảo mẹ không bị bỏ quên các giai đoạn khám thai quan trọng nào. Liên hệ ngay để được tư vấn về các gói thai sản mẹ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *