Siêu âm thai 3 tháng cuối của thai kỳ là thời điểm quan trọng giúp bác sĩ có thể phát hiện ra các bất thường của thai nhi. Bên cạnh đó, siêu âm thai ở giai đoạn này còn giúp thai phụ kiểm tra sức khỏe tổng thể một cách chính xác để có sự chuẩn bị tốt nhất cho giai đoạn sinh nở của mình.
Bạn đang đọc: Tầm quan trọng của siêu âm thai 3 tháng cuối thai kỳ
1. Mục đích của việc siêu âm thai ba tháng cuối là gì?
Siêu âm thai vô cùng cần thiết trong suốt quá trình của thai kỳ đặc biệt là thời điểm 3 tháng cuối vì những lý do đáng chú ý như sau:
– Giúp mẹ bầu có thể nắm được sự phát triển của thai nhi thông qua các lần khám thai như: những bất thường của mẹ và thai nhi, sự phát triển của thai nhi và nhau thai…
– Dựa vào kết quả thăm khám bác sĩ sẽ có thể tư vấn về chế độ dinh dưỡng hay những lưu ý mà mẹ bầu cần tránh ở những tháng cuối của thai kỳ.
– Kết quả thăm khám, xét nghiệm có tính chính xác chỉ ở trong khoảng thời gian nhất định, do vậy, mẹ bầu cần tuân thủ lịch khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để được tiếp tục theo dõi, chăm sóc sức khỏe thai kỳ một cách toàn diện nhất.
– Kết quả nghiên cứu cho thấy, những bà mẹ luôn tuân thủ lịch khám thai định kỳ sẽ có tỷ lệ thai nhi tử vong thấp hơn 5 lần và tỷ lệ trẻ sinh ra có cân nặng đúng chuẩn cao hơn so với những thai phụ không thường xuyên khám thai.
Siêu âm thai 3 tháng cuối của thai kỳ là thời điểm quan trọng giúp bác sĩ có thể phát hiện ra các bất thường của thai nhi
2. 3 tháng cuối của thai kỳ, bà bầu có nên đi siêu âm thường xuyên không?
Thời điểm tam cá nguyệt thứ 3, bà bầu sẽ có xu hướng tăng cân nhanh và có sự thay đổi toàn diện về mặt tâm sinh lý như: dễ cáu gắt, mệt mỏi, kiệt sức… Tuy nhiên, bà bầu vẫn cần khám thai, siêu âm theo đúng lịch hẹn để được bác sĩ theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Đặc biệt, ở giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ, bà bầu cần phải đi siêu âm nhiều hơn và khoảng cách của các lần thăm khám cũng gần nhau hơn. Bởi đây là tam cá nguyệt thứ 3, đặc biệt là tháng cuối trước ngày dự sinh là khoảng thời gian mà mẹ có thể có nhiều dấu hiệu chuyển dạ. Do đó, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tim thai thường xuyên để đảm bảo thai luôn trong tình trạng an toàn, khỏe mạnh, không bị suy thai, đồng thời bác sĩ cũng sẽ khám thai để đánh giá và tìm kiếm các dấu hiệu chuyển dạ sinh.
Bên cạnh đó, khi nhận thấy thai kỳ có các dấu hiệu bất thường như: ra huyết, ra nước âm đạo, rỉ ối, đau bụng dưới thường báo hiệu tình trạng suy thai, chuyển dạ sắp sinh, thai phụ cần phải nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế để được theo dõi, thăm khám và xử lý kịp thời các tình trạng nguy hiểm có thể xảy ra đối với mẹ bầu và thai nhi.
Ở giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ, bà bầu cần phải đi siêu âm nhiều hơn và khoảng cách của các lần thăm khám cũng gần nhau hơn
3. Lịch siêu âm 3 tháng cuối của thai kỳ mẹ bầu cần lưu ý
3.1 Siêu âm thai 3 tháng cuối ở mốc 28 -32 tuần tuổi: khám 1 lần
– Tiến hành khám thai: đo huyết áp, cân nặng, chiều cao, vòng bụng và nghe tim thai
– Thực hiện xét nghiệm nước tiểu nhằm phát hiện các rối loạn về nhiễm trùng đường tiểu, bệnh thận, đái tháo đường và đưa ra phương án điều trị hiệu quả, an toàn.
– Siêu âm thai nhi: Việc siêu âm thai ở giai đoạn này sẽ giúp xác định được ngôi thai và hướng dẫn mẹ cách xoay ngôi thai; đo độ dài tử cung và đánh giá nguy cơ sinh non; xác định được vị trí của nhau bám và độ trưởng thành của bánh nhau; chỉ số nước ố; đánh giá chiều dài và cân nặng của thai nhi thông qua các chỉ số của thai nhi như vòng đầu, chiều dài xương đùi, vòng bụng…
– Bên cạnh đó, ở thời điểm này, mẹ bầu cần được tiêm ngừa uốn ván để phòng ngừa bệnh uốn ván cho thai nhi. Tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng và mũi thứ 2 cách ngày sinh dự kiến phải ít nhất là 1 tháng.
3.2 Siêu âm thai 3 tháng cuối ở mốc 32 – 36 tuần tuổi: khám 2 tuần/ lần
– Khám thai: Mẹ bầu sẽ được đo huyết áp, cân nặng, chiều cao, đo chiều cao tử cung, vòng bụng và nghe tim thai. Bên cạnh đó, ở tuần thai này, mẹ cũng sẽ được kiểm tra cổ tử cung, theo dõi các dấu hiệu chuyển dạ sinh non.
– Thực hiện xét nghiệm nước tiểu để nhằm phát hiện và điều trị các bệnh lý như: tăng huyết áp, đái tháo đường thai kỳ, nhiễm trùng đường tiết niệu….
– Siêu âm thai nhi: Mục đích của siêu âm thai ở mốc tuần này nhằm xác định ngôi thai và hướng dẫn mẹ xoay ngôi thai; xác định vị trí nhau bám và độ trưởng thành của bánh nhau; kiểm tra cân nặng, chiều dài của thai nhi và đo chỉ số ối
– Xét nghiệm NST: Đây là xét nghiệm dành cho trường hợp các mẹ bầu có chỉ định nhằm kiểm tra sức khỏe của thai nhi và đảm bảo thai nhi có nhận đủ được oxy hay không?
Tìm hiểu thêm: Giá bọc 1 răng sứ và lời khuyên khi muốn làm răng sứ giá rẻ
Ở tất các các mốc siêu âm 3 tháng cuối, mẹ bầu sẽ được đo huyết áp, cân nặng và chiều cao
3.3 Siêu âm thai mốc 36 – 39 tuần tuổi: khám 1 tuần/ lần
– Khám thai: Đo huyết áp, cân nặng, chiều cao tử cung, vòng bụng và nghe tim thai. Đồng thời, mẹ bầu cũng sẽ được khám trong, kiểm tra cổ tử cung và các dấu hiệu sắp sinh.
– Xét nghiệm nước tiểu
– Siêu âm thai
– Xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu nhằm chẩn đoán tiểu đường thai kỳ, đánh giá chức năng của thận, gan, phát hiện virus viêm gan B, HIV, đánh giá tình trạng rối loạn điện giải và tầm soát các tai biến thai sản: tiền sản giật, mỡ máu, tăng huyết áp….
3.4 Siêu âm thai sau 39 tuần tuổi: khám 3 ngày/ lần
Lúc này, mẹ bầu đã ở những tuần cuối của thai kỳ, việc siêu âm ở tuần thai này nhằm tìm các dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh và tư vấn, cân nhắc lựa chọn phương pháp sinh phù hợp.
Ở tuần thai này thì việc khám thai và các xét nghiệm cũng sẽ được thực hiện tương tự như giai đoạn từ 36 – 39 tuần.
Những thăm khám đặc biệt trong giai đoạn này bao gồm:
– Theo dõi nhịp tim thai và các cơn co tử cung bằng máy Monitor Sản khoa
– Kiểm tra vùng khung xương chậu bằng cách khám trong
>>>>>Xem thêm: Chuyên gia giải đáp: 1 tháng siêu âm 1 lần có sao không?
Ở tuần 36-39 mẹ bầu sẽ được xét nghiệm máu nhằm đánh giá tình trạng rối loạn điện giải và tầm soát các tai biến thai sản
4. Mẹ bầu cần lưu ý gì khi siêu âm 3 tháng cuối của thai kỳ
4.1 Kiểm tra, theo dõi số lần thai máy
– Ở những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu cần quan tâm đến số lần thai máy vào thời điểm buổi sáng, trưa, chiều tối hoặc ít nhất là 1 lần một ngày nếu bạn bận. Thời gian theo dõi khoảng 30 phút mỗi lần.
– Nếu trong khoảng thời gian 30 phút, thai nhi có 4 lần cử động được xem là bình thường.
– Nếu thai nhi cử động ít hơn 4 lần thì thai phụ cần nằm nghỉ ngơi và đếm lại cử động của thai trong 1 giờ hoặc 2-4 giờ. Bởi khi thai nhi ngủ thì thường không có các cử động, thời gian ngủ trung bình của thai nhi là từ 20 phút đến 2 giờ đồng hồ.
4.2 Theo dõi các dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh
– Đau gò cứng bụng dưới
– Cường độ đau tăng dần và thời gian giữa các cơn đau ngắn lại, trong khoảng 10 phút xuất hiện 3 cơn gò.
– Ra máu báo màu hồng nhạt
– Xuất hiện nước loãng ở âm đạo (nước ối)
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của siêu âm thai 3 tháng cuối. 3 tháng cuối là thai kỳ ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc chuyển dạ, do đó ngoài việc khám thai, siêu âm thai định kỳ, mẹ bầu cũng nên chú ý về chế độ dinh dưỡng để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh và thai nhi phát triển một cách tốt nhất. Nếu cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường, mẹ bầu cần đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra và theo dõi. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh để sẵn sàng cho hành trình vượt cạn sắp tới của mình..
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.