Ung thư vú đang nằm ở vị trí đầu trong những bệnh ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ. Tuy nhiên, nhiều chị em chưa quan tâm đúng mức đến bệnh và chỉ phát hiện khi bệnh đã đến giai đoạn nặng. Chính vì vậy, khám sàng lọc ung thư vú sớm để phòng ngừa rủi ro bệnh tật trong tương lai là rất quan trọng.
Bạn đang đọc: Tầm quan trọng của việc khám sàng lọc ung thư vú sớm
1. Những điều nên biết về ung thư vú
1.1. Ung thư vú là gì?
Ung thư vú là tình trạng bệnh lý xảy ra khi tế bào tuyến vú phát triển không kiểm soát. Khi đó, các khối u ác tính sẽ được hình thành và phân chia mạnh. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, ung thư vú có thể di căn đến các bộ phận khác, gây đau đớn và nguy hiểm đến tính mạng.
1.2. Một số dấu hiệu của ung thư vú
Chị em có thể phát hiện ung thư vú thông qua một số biểu hiện sau và nên tới các cơ sở y tế để thăm khám.
– Đau nhức ở vùng vú và núm vú (không liên quan đến kỳ kinh nguyệt)
– Sờ thấy có khối bất thường ở vùng vú hoặc nách.
– Da ở vùng vú thay đổi, có thể dày lên và sần sùi hoặc căng hơn bình thường kèm những nốt đỏ
– Núm vú bị tụt vào bên trong hoặc có thay đổi hình dạng.
– Núm vú tiết dịch lạ, có thể chảy máu
2. Tầm quan trọng của việc khám sàng lọc ung thư vú sớm
Tầm soát ung thư vú là việc kiểm tra tuyến vú chuyên sâu nhằm phát hiện các dấu hiệu bất thường từ sớm, ngay từ khi khối u còn rất nhỏ.
Trong nhiều trường hợp, những tế bào ung thư vú có thể xuất hiện và phát triển âm ỉ trong cơ thể mà không có biểu hiện bất thường ra bên ngoài. Chình vì vậy, hầu như rất khó (hoặc không thể) phát hiện ra bệnh nếu chỉ cảm nhận bằng tay và mắt thường.
Theo những chuyên gia y tế, nếu ung thư vú được phát hiện sớm (giai đoạn 1) thì tỉ lệ chữa khỏi có thể lên đến 90%. Khi đó bệnh nhân có thể sống hoàn toàn khỏe mạnh trên 5 năm. Bên cạnh đó, việc phát hiện ung thư vú sớm giúp giảm đáng kể chi phí và thời gian điều trị bởi quá trình chữa bệnh đơn giản hơn và ít rủi ro hơn, hiệu quả chữa bệnh cao hơn.
Ngoài ra, sau khi tầm soát, chị em sẽ nhận được tư vấn về cách chăm sóc và dự phòng ung thư vú từ các bác sĩ giỏi, giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Chính vì vậy, việc tầm soát phát hiện sớm ung thư vú có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Ngoài phát hiện bệnh sớm, tầm soát ung thư giúp nâng cao hiệu quả phòng bệnh và điều trị bệnh, đặc biệt là với nhóm người có nguy cơ mắc ung thư vú cao.
Sàng lọc ung thư vú sớm là việc làm vô cùng cần thiết đối với nữ giới
3. Tầm soát ung thư vú bao gồm những phương pháp nào?
Thông thường, các phương pháp khám tầm soát ung thư vú tại các cơ sở y tế bao gồm:
– Khám lâm sàng
– Xét nghiệm máu
– Chụp X-quang tuyến vú
– Siêu âm tuyến vú
– Chụp cộng hưởng từ tuyến vú
– Sinh thiết
3.1. Khám lâm sàng
Trong quá trình khám lâm sàng, bác sĩ sẽ khai thác các yếu tố liên quan đến bệnh ung thư vú để tìm hiểu nguy cơ mắc bệnh. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tuyến vú 2 bên, hạch nách 2 bên để phát hiện những bất thường.
3.2. Xét nghiệm máu trong khám sàng lọc ung thư vú
Ở phương pháp này, các bác sĩ sẽ sử dụng kết quả của chỉ số CA 15-3 để nghi ngờ bạn có nguy cơ mắc ung thư vú hay không. Nếu nồng độ CA 15-3
Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào kết quả xét nghiệm máu thì chưa thể khẳng định bệnh nhân mắc ung thư vú. Vì vậy, cần thực hiện thêm các phương pháp chẩn đoán sàng lọc chuyên sâu khác như: chụp X-quang tuyến vú, chụp MRI, sinh thiết…
3.3. Chụp X – quang tuyến vú (Mammography)
Đây là một trong những kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán bệnh lý tuyến vú thông qua chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn.
Với phần lớn phụ nữ, chụp X quang tuyến vú là cách hiệu quả nhất để phát hiện ung thư vú trước khi khối u to lên đến mức có thể sờ hoặc xuất hiện những triệu chứng rõ ràng. Hình ảnh điển hình thường thấy trên phim chụp X-quang vú là tổn thương vi vôi hóa và các khối.
Tìm hiểu thêm: Một số triệu chứng ung thư vòm họng giai đoạn khởi phát
Chẩn đoán bệnh lý tuyến vú thông qua chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn
3.4. Siêu âm tuyến vú
Đây là phương pháp hiệu quả trong việc phát hiện ung thư vú, đặc biệt là ở những trường hợp có mô vú đặc. Thông qua siêu âm tuyến vú, có thể xác định số lượng, vị trí, tính chất khối u vú, đánh giá tình trạng di căn hạch nách, hạch thượng đòn. Trong trường hợp nghi ngờ ung thư vú thì phương pháp siêu âm sẽ giúp định hướng chọc hút tế bào, sinh thiết u vú, hạch để chẩn đoán bệnh chính xác hơn.
3.5. Cộng hưởng từ tuyến vú (MRI) – phương pháp hiệu quả trong khám sàng lọc ung thư vú
Chụp cộng hưởng từ vú (MRI) là phương pháp sử dụng từ trường và sóng radio để tạo hình ảnh tuyến vú. Chụp cộng hưởng từ vú có thể hiển thị các bất thường của vú ngay cả khi đó không phải ung thư.
Ngoài ra đây là phương pháp được chỉ định trong một số trường hợp đặc biệt như:
– Ung thư vú mang tính huyết thống
– Những người có tuyến vú đặc
– Các trường hợp nghi ngờ có tổn thương ung thư vú đa ổ
– Những người có hạch bất thường ở nách
– Phụ nữ đặt túi ngực…
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Ung thư thực quản sống được bao lâu?
Hiện nay ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại giúp việc sàng lọc chính xác hơn rất nhiều
3.6. Sinh thiết u
Khi xét nghiệm tế bào học (hay còn gọi là sinh thiết u vú), hạch thường được thực hiện dưới hướng dẫn của siêu âm hoặc mammography định vị. Đây là phương pháp xét nghiệm để đánh giá cấu trúc của tổn thương tại tuyến vú, hạch nách. Kết quả của mô bệnh học được coi là “tiêu chuẩn vàng” để chẩn đoán xác định ung thư tuyến vú.
Hiện nay, có rất nhiều chị em băn khoăn không biết nên đi tầm soát ung thư vú ở đâu. Để có kết quả tầm soát ung thư vú chính xác, các chị em hãy lựa chọn những cơ sở y tế uy tín, có chuyên môn tốt và kinh nghiệm lâu năm trong phát hiện và điều trị ung thư vú.
Tại Hà Nội, các chị em có thể tham khảo Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI – cơ sở y tế có nhiều kinh nghiệm trong tầm soát ung thư vú chuyên nghiệp và được đánh giá rất cao bởi bệnh nhân và các chuyên gia. Với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ giỏi thăm khám, Thu Cúc TCI sẽ là sự lựa chọn uy tín hàng đầu, điểm đến đáng tin cậy cho chị em phụ nữ khi tầm soát ung thư vú
Hy vọng qua bài viết này chị em có thể nắm được một số thông tin về việc khám sàng lọc ung thư vú để có sự chuẩn bị tốt nhất cho bản thân.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.