Tầm quan trọng của việc khám trước khi tiêm phòng HPV

Có cần khám trước khi tiêm phòng HPV là câu hỏi mà nhiều người bệnh thắc mắc khi có ý định tiêm phòng HPV. Thông thường để đảm bảo an toàn trước khi tiêm phòng HPV, việc khám sàng lọc sức khỏe trước tiêm là vô cùng cần thiết và quan trọng. Khám sàng lọc trước tiêm giúp xác định được tình trạng sức khỏe hiện tại cũng như phát hiện những bất thường hay tiền sử dị ứng của người bệnh. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về quy trình khám sàng lọc trước tiêm phòng HPV bạn nhé!

Bạn đang đọc: Tầm quan trọng của việc khám trước khi tiêm phòng HPV

1. Hiểu về HPV và việc tiêm phòng vắc xin HPV

1.1. Tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin phòng ngừa HPV

Theo nghiên cứu của chuyên gia, gần 80% phụ nữ bị nhiễm HPV ít nhất 1 lần trong đời. Không phải ai nhiễm HPV cũng sẽ mắc ung thư cổ tử cung, tuy nhiên, có hơn 90% các trường hợp ung thư cổ tử cung phát hiện do virus HPV gây ra. Đặc tính của virus HPV có thể tồn tại âm thầm và phát triển trong cơ thể mà không tạo ra bất kỳ triệu chứng nào. Do vậy mà rất nhiều chị em mắc bệnh mà không hề hay biết, cho đến khi các bệnh lý diễn tiến nặng thì mới được phát hiện, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Vì vậy, tiêm vắc xin phòng HPV từ sớm là biện pháp hiệu quả nhất để chị em chủ động phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.

Tầm quan trọng của việc khám trước khi tiêm phòng HPV

Tiêm phòng HPV từ sớm giúp tăng cơ hội phòng các bệnh lý nguy hiểm do HPV gây nên

1.2. Công dụng mà vắc xin phòng HPV mang lại

Tiêm phòng HPV khá an toàn và có thể đem lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ trẻ em, phụ nữ và nam giới tránh khỏi những bệnh lý liên quan đến virus HPV. Bác sĩ khuyến cáo trẻ em và người lớn trong độ tuổi 9 đến 26 tuổi nên tiêm phòng HPV sớm để đảm bảo rằng được bảo vệ trước khi phơi nhiễm loại virus này.

Vắc xin ngừa HPV giúp phòng bệnh ung thư cổ tử cung và u nhú bộ phận sinh dục hay sùi mào gà do virus sinh u nhú ở người HPV gây ra. Ngoài ra, còn giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn ở những tế bào biểu mô da và niêm mạc gây nên các bất thường cổ tử cung (gồm tổn thương tiền ung thư, ung thư), mụn cóc và các bệnh đa u nhú đường hô hấp tái diễn. Bên cạnh đó, việc tiêm phòng HPV còn giúp phòng các loại ung thư khác như ung thư tế bào gai của hậu môn, âm hộ, âm đạo, dương vật, ung thư vòm họng,…

1.3. Các loại vắc xin tiêm phòng HPV hiện nay

Hiện tại, Việt Nam đang có hai loại vắc xin phòng ung thư cổ tử cung phổ biến, bao gồm:

Gardasil (Mỹ)

Gardasil là loại vắc xin giúp phòng 4 chủng HPV (16, 18, 6 và 11) có nguy cơ cao gây nên ung thư cổ tử cung và các loại mụn cóc sinh dục khác. Theo khuyến cáo, người tiêm là nữ trong độ tuổi từ 9 đến 26 có thể tiêm phòng với loại vắc xin này.

Gardasil 9 (Mỹ)

Gardasil 9 là loại vắc xin giúp phòng ngừa 9 chủng virus HPV (6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58). Đây là những chủng virus HPV gây nên các bệnh như ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, ung thư hầu họng, ung thư dương vật,… Nếu tiêm phòng vắc xin đủ liều và đúng thời gian thì hiệu quả phòng bệnh của vắc xin có thể đạt trên 94%. Đây cũng là loại vắc xin có thể sử dụng cho cả hai giới từ độ tuổi từ 9 đến dưới 26 tuổi.

Tìm hiểu thêm: Lý do nên tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt

Tầm quan trọng của việc khám trước khi tiêm phòng HPV

Gardasil và Gardasil 9 là hai loại vắc xin phòng ngừa HPV phổ biến hiện nay

2. Tìm hiểu về vấn đề có cần khám trước khi tiêm phòng HPV không

2.1. Khám sàng lọc trước khi tiêm phòng HPV là việc làm cần thiết

Thăm khám sàng lọc là việc làm bắt buộc đối với những ai có ý định tiêm chủng phòng ngừa một mặt bệnh nào đó nói chung và tiêm phòng HPV nói riêng. Bởi lẽ, không phải tất cả mọi người khi tiêm phòng đều phù hợp với một loại vắc xin nhất định vì tình trạng sức khỏe của mỗi cá nhân là khác nhau.

Mục đích chính của việc khám sàng lọc trước tiêm là kiểm tra sức khỏe tổng quát, tìm ra những điểm bất thường hay tiền sử dị ứng trước đây của người tiêm. Từ đó xác định xem người tiêm có đủ điều kiện để tiêm loại vắc xin này hay không. Và điều này cũng được áp dụng khi tiêm phòng HPV.

2.2. Quy trình khám sàng lọc trước tiêm HPV

Hiện tại, khi thực hiện tiêm chủng HPV tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, người bệnh sẽ được thực hiện các bước khám sàng lọc trước tiêm như sau:

– Khám sàng lọc bao gồm đo nhiệt độ, huyết áp và kiểm tra tình trạng lâm sàng bên ngoài.

– Từ kết quả khám bác sĩ sẽ tư vấn cho khách hàng về mũi tiêm, thông báo về loại vắc xin sẽ tiêm và thời gian nhắc lại mũi tiêm.

– Gửi lịch nhắc các mũi tiêm tiếp theo vào sổ tiêm chủng cá nhân.

– Chỉ định phòng tiêm chủng..

Tất cả đối tượng tiêm nên được khám sức khỏe sàng lọc trước tiêm để đảm bảo an toàn khi tiêm chủng.

Tầm quan trọng của việc khám trước khi tiêm phòng HPV

>>>>>Xem thêm: 4 Lưu ý khi tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Khám sàng lọc trước khi tiêm phòng HPV giúp đảm bảo an toàn trong suốt quá trình tiêm chủng

3. Một vài điều lưu ý sau khi tiêm vắc xin phòng HPV

Sau khi thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung thì người tiêm sẽ gặp một số tác dụng phụ sau đây:

– Sau khi tiêm vết tiêm có thể hơi sưng và bị đỏ. Các chị em có thể sẽ bị nóng hoặc đau tại vị trí tiêm nếu cử động mạnh.

– Trọng một số trường hợp hi hữu, người tiêm bị phát ban, nổi mẩn ngứa sau khi tiêm khoảng vài giờ đồng hồ. Tuy nhiên các triệu chứng này là hoàn toàn bình thường và giảm dần, tự biến mất. Tuy nhiên nếu các triệu chứng này không thuyên giảm và có dấu hiệu trở nặng thì cần liên hệ ngay với bác sĩ để theo dõi và điều trị.

– Sau tiêm nên ngồi nghỉ ngơi tại cơ sở tiêm chủng từ 25 đến 30 phút để bác sĩ tiện theo dõi các triệu chứng có thể xảy ra. Sau thời gian này nếu không thấy có gì bất thường thì có thể ra về và sinh hoạt như bình thường.

Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc: “Có cần khám trước khi tiêm phòng HPV hay không?”. Nếu còn những băn khoăn về vấn đề tiêm phòng HPV, quý khách có thể liên hệ ngay đến Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được hỗ trợ sớm nhất nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *