Một cây giống khỏe được ươm từ hạt mầm tốt, việc mang thai cũng vậy, muốn trẻ sinh ra được khỏe mạnh, thông minh thì cần thiết có sự quan tâm, chăm sóc ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Khám sức khỏe thai kỳ mang một ý nghĩa đặc biệt như thế.
Bạn đang đọc: Tầm quan trọng của việc theo dõi sức khỏe trọn thai kỳ
Vì sao mẹ bầu cần theo dõi sức khỏe khi mang thai?
- Theo dõi, kiểm tra sự phát triển của thai nhi qua từng giai đoạn gắn với từng mốc thời gian cụ thể
- Xác định rõ tuần tuổi của thai nhi
- Phát hiện các bất thường ở thai nhi
- Kiểm tra huyết áp, lượng đường trong máu,
… từ đó điều chỉnh chế độ sinh hoạt phù hợp; hoặc có những biến chứng bất lợi gì để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe khi mang thai là rất cần thiết
Những xét nghiệm cần làm khi mang thai
- Lần khám thai đầu tiên:
Sau khi chậm kinh, bạn cần đi khám thể để kiểm tra thai nhi được bao nhiêu tuần tuổi.
- Siêu âm đo độ mờ da gáy
Thời điểm khi thai được 11 – 12 tuần tuổi thì việc tính tuổi thai sẽ cực chính xác, đồng thời việc dự đoán ngày sinh ở thời điểm này cũng có tính chính xác cao.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Bọc răng sứ có uống cà phê được không?
Xét nghiệm máu là một trong những danh mục trong khám sức khỏe thai kỳ
Đặc biệt, khi thai từ tuần thứ 11 – 12, bác sĩ sẽ cho bạn siêu âm để đo độ mờ da gáy để xác định nguy cơ mắc bệnh Down và các bất thường khác.
Lưu ý rằng nếu bạn bỏ lỡ thời gian khám thai này thì khi bước sang tuần 13, các chỉ số này sẽ không chính xác, từ đó giá trị chẩn đoán không cao.
- Xét nghiệm Triple Test:
Khi thai ở tuần tứ 16-17 cần thực hiện xét nghiệm Triple Test. Triple là bộ 3 xét nghiệm sử dụng máu của mẹ để tìm ra nguy cơ rối loạn bẩm sinh ở thai nhi gồm chất là AFP (loại protein do thai sản xuất), hCG (loại nội tiết do nhau thai sản xuất) và Estriol (là loại nội tiết estrogen được nhau thai và thai nhi sản xuất). Xét nghiệm cho biết thai hiện tại có nguy cơ bị rối loạn di truyền nhiễm sắc thể và có cần phải làm thêm xét nghiệm khác nữa không.
- Siêm âm 4D
Được thực hiện trong tuần thai thứ 22 – 24, lần siêu âm này sẽ giúp bác sĩ phát hiện các bất thường về hình thái của nhai nhi như sứt môi, dị dạng ở cơ quan, nhất là những bất thường về tim và hệ xương , từ đó có can thiệp kịp thời. Ngoài ra giới tính của thai nhi cũng được nhận biết trong tuần thai này.
- Xét nghiệm máu
Một số xét nghiệm máu cần thiết như xét nhiệm nhóm máu trong trường hợp cần truyền máu khi sinh nở, phát hiện Rubella, yếu tố Rh (Rh- hay Rh+), hàm lượng sắt (có thiếu máu do thiếu sắt hay không) ,… những xét nghiệm trên không bắt buộc thực hiện đối với tất cả thai phụ, các bác sĩ sẽ tuỳ thuộc tình hình sức khoẻ của thai phụ để có những chỉ định làm các xét nghiệm cần thiết. Ngoài ra thường ở tuần thứ 36 trước khi sinh, bác sĩ sẽ cho bạn xét nghiệm máu thêm một lần nữa để kiểm tra khả năng đông máu trước khi sinh.
- Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu giúp bác sĩ kiểm tra sức khoẻ thai phụ, phát hiện thai phụ có mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu, tiểu đường khi mang thai hay không.
- Tiêm vaccine uốn ván
Tuần thứ 30 – 32, bạn sẽ được tiêm lần lượt hai mũi vaccine theo thời gian chỉ định của bác sĩ.
- Siêu âm trước khi sinh
Tuần 35 – 36, thời gian gần sinh thai phụ sẽ được bác sĩ tiến hành siêu âm theo dõi doppler động mạch não, động mạch tử cung cũng như kiểm tra lượng nước ối, dây rốn… các bác sĩ cũng có thể chỉ định làm xét nghiệm Non-stress (xét nghiệm để theo dõi nhịp tim thai đơn thuần mà không cần tạo nên cơn co tử cung) để kiểm tra lượng oxy thai nhi nhận được, kiểm tra sức khoẻ của bé… cũng như tuỳ vào tình hình sức khoẻ thai phụ, bác sĩ có thể cho thực hiện một số xét nghiệm cần thiết khác để sẵn sàng cho ngày lâm bồn. Tuy nhiên một lưu ý là về các xét nghiệm máu cũng như nước tiểu thì thời gian thực hiện sẽ tuỳ thuộc vào bác sĩ theo dõi thai kỳ của bạn.
>>>>>Xem thêm: Nhận biết mắc những bệnh lây qua đường tình dục với 11 dấu hiệu
Người bệnh đợi khám thai tại bệnh viện Thu Cúc
Trên đây là những xét nghiệm cần thiết thực hiện khi mang thai, tuy nhiên những xét nghiệm này không áp dụng chung đối với tất cả mọi trường hợp, căn cứ vào tình trạng, thời điểm khám thai cụ thể các bác sĩ sẽ đưa ra chỉ đình phù hợp.
Việc khám thai định kỳ, đúng lịch đảm bảo cho sự phát triển tốt, cũng như bảo vệ cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì vậy, các mẹ có thể lựa chọn hình thức khám thai trọn khai kỳ để đảm bảo khám định kỳ, đúng lịch, chăm sóc tốt nhất cho bé yêu của bạn.
Hiểu rõ tầm quan trọng của việc khám sức khỏe thai kỳ, các bác sĩ chuyên khoa Sản đã nghiên cứu và xây dựng gói khám thai “Mẹ tròn con vuông” giúp các mẹ thực hiện khám thai định kỳ, đúng lịch.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.