Tầm quan trọng của việc tiêm ngừa bại liệt cho trẻ?

Việc tiêm ngừa bại liệt cho trẻ là một việc làm vô cùng cần thiết và hiệu quả trong việc bảo vệ cơ thể con khỏi sự tấn công của virus gây bệnh. Vậy có những loại vắc xin bại liệt như thế nào, sự khác nhau của mỗi loại vắc xin và phác đồ tiêm chủng cụ thể ra sao, hãy cùng đọc bài viết dưới đây của Thu Cúc TCI.

1. Tầm quan trọng của việc tiêm ngừa bệnh bại liệt

1.1. Định nghĩa bệnh lý bại liệt và tác hại của bệnh

Bại liệt là một loại bệnh gây ra do một loại virus có tên tiếng Anh là Polio gây ra, được chia làm 3 tuýp I, II, III. Virus Polio này có khả năng xâm nhập vào bên trong cơ thể và gây bệnh thông qua con đường hệ tiêu hóa. Sau quá trình xâm nhập và tấn công, virus bại liệt sẽ gây ảnh hưởng và tạo nên các tổn thương cho phần hệ thần kinh trung ương. Từ đó, các phần tế bào thần kinh vận động cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.

Theo các chuyên gia nghiên cứu, virus bại liệt có khả năng lây lan rất nhanh trong cộng đồng. Do đó, ở những khu vực có miễn dịch cộng đồng thấp thì bệnh bại liệt sẽ rất dễ bùng phát thành dịch.

Tầm quan trọng của việc tiêm ngừa bại liệt cho trẻ?

Bại liệt là một loại bệnh gây ra do một loại virus có tên tiếng Anh là Polio gây ra, được chia làm 3 tuýp I, II, III

Đối tượng dễ có khả năng mắc bệnh bại liệt nhất là những người chưa được thực hiện biện pháp tiêm chủng vắc xin đầy đủ. Ngoài ra, một số đối tượng có hệ miễn dịch suy yếu, non nớt như: phụ nữ có thai, người già, trẻ em (đặc biệt dưới 5 tuổi), người có bệnh lý hoặc đang điều trị bệnh lý,…

Do đó, có thể nói việc tiêm chủng đầy đủ các mũi vắc xin bại liệt là yếu tố quan trọng giúp gia tăng miễn dịch cho con người. Các bậc cha mẹ cũng nên chủ động đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bại liệt để tránh mắc bệnh và mắc các biến chứng nguy hiểm do bệnh tạo nên.

1.2. Vắc xin tiêm ngừa bại liệt cho trẻ có những dạng nào?

Vắc xin bại liệt được chính thức đưa vào sử dụng trên khắp thế giới vào năm 1952. Vào năm 1962, vắc xin này đã chính thức được sử dụng và thành công tại Việt Nam. Nhờ có vắc xin bại liệt mà Việt Nam đã có khả năng kiểm soát dịch bệnh, triệt tiêu thành công dịch bệnh nguy hiểm này vào năm 2000.

Hiện nay có 3 dạng vắc xin bại liệt được áp dụng tiêm chủng rộng rãi đó là: vắc xin bại liệt dạng uống, vắc xin bại liệt dạng tiêm và vắc xin bại liệt dạng kết hợp.

– Vắc xin bại liệt dạng uống: là loại vắc xin sống giảm độc lực được bào chế bởi các virus bại liệt dạng sống những đã bị suy yếu. Vắc xin này giúp hình thành cơ chế phòng vệ cho cơ thể mỗi khi có tác nhân gây bệnh xâm nhập. Đối với vắc xin bại liệt dạng uống, trẻ sẽ được áp dụng khi lựa chọn chương trình tiêm chủng mở rộng tại các cơ sở y tế nhà nước. Trẻ khi đủ 2 tháng tuổi sẽ bắt đầu uống được vắc xin bại liệt. Các lần sau sẽ thực hiện uống vào lúc trẻ 3 và 4 tháng tuổi.

– Vắc xin bại liệt dạng tiêm: đây là loại vắc xin bất hoạt có chứa các virus bại liệt đã chết. Vắc xin này cũng giúp kích thích cơ thể sản xuất kháng thể chống lại bệnh tật. Việc tiêm vắc xin bại liệt cũng nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng của nước ta. Khi trẻ đủ 5 tháng tuổi, trẻ có thể tiêm mũi vắc xin bại liệt này.

– Vắc xin bại liệt dạng kết hợp: đây là dạng vắc xin có khả năng giúp cơ thể phòng tránh được bệnh bại liệt, ngoài ra còn có thể phòng thêm được một số bệnh lý khác. Hiện nay, có 3 loại vắc xin kết hợp được sử dụng tại các cơ sở y tế, trung tâm tiêm chủng đó là: vắc xin 6in1, vắc xin 5in1 và vắc xin 4in1.

Dù là ở dạng nào, các loại vắc xin bại liệt kể trên đều mang lại hiệu quả phòng bệnh nhất định. Do đó, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và mong muốn của từng cha mẹ và chúng ta có thể lựa chọn cho con trẻ sử dụng bất cứ loại vắc xin bại liệt tùy chọn.

2. Tại sao vắc xin bại liệt phối kết hợp lại được các chuyên gia khuyên nên ưu tiên sử dụng?

Tầm quan trọng của việc tiêm ngừa bại liệt cho trẻ?

Cha mẹ nên ưu tiên cho trẻ tiêm chủng vắc xin bại liệt dạng kết hợp

Mặc dù có 3 dạng vắc xin bại liệt cha mẹ có thể lựa chọn cho trẻ áp dụng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, cha mẹ nên ưu tiên cho trẻ tiêm chủng vắc xin bại liệt dạng kết hợp. Một số lý do giải thích cho vấn đề này đó là:

– Khi tiêm chủng vắc xin bại liệt kết hợp, cơ thể của trẻ không chỉ được sản sinh ra kháng thể chống lại sự tấn công của virus bại liệt mà còn cũng như giúp bảo vệ trẻ khỏi những bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm khác.

– Khi tiêm vắc xin bại liệt kết hợp, trẻ sẽ được giảm số mũi tiêm đáng kể. Điều này vừa giúp trẻ nhanh chóng được miễn dịch với bệnh, mà còn giảm bớt cảm giác đau đớn, sợ hãi mỗi khi tiêm chủng cho trẻ.

– Cha mẹ cũng có thể được giảm bớt thời gian đưa trẻ đi tiêm chủng, cũng như hạn chế tình trạng cha mẹ quên lịch tiêm chủng của trẻ.

– Tiêm vắc xin bại liệt kết hợp cũng sẽ giúp giảm thiểu tối đa các rủi ro, các phản ứng phụ có thể xảy ra khi trẻ phải tiêm quá nhiều mũi.

– Lựa chọn vắc xin bại liệt kết hợp cũng giúp giảm thiểu chi phí về mặt vận chuyển, bảo quản các loại vắc xin, cũng như chi phí đi lại và các dụng cụ y tế sử dụng trong quá trình tiêm chủng.

3. Lịch tiêm chủng khuyến cáo đối với vắc xin bại liệt

Tùy thuộc vào từng loại vắc xin bại liệt mà chúng ta sẽ có lịch tiêm chủng tương ứng. Để giúp trẻ nhanh chóng hoàn thiện miễn dịch với bệnh, cha mẹ cần tuân thủ theo phác đồ tiêm chủng chính xác.

Theo chương trình tiêm chủng mở rộng, có 3 loại vắc xin phòng bại liệt đó là: vắc xin bại liệt đường tiêm, vắc xin bại liệt đường uống và vắc xin kết hợp 5in1.

Vắc xin bại liệt đường tiêm và đường uống sẽ thực hiện theo phác đồ sau:

– Lần đầu tiên: trẻ sẽ được uống vắc xin bại liệt khi đủ 2 tháng tuổi.

– Liều thứ 2: uống khi trẻ 3 tháng tuổi.

– Liều thứ 3: uống khi trẻ 4 tháng tuổi.

– Liều thứ 5: trẻ sẽ được tiêm 1 mũi vắc xin bại liệt.

Vắc xin bại liệt kết hợp (vắc xin 5in1) sẽ tuân thủ phác đồ sau:

– Tiêm tổng cộng 4 mũi.

– Khi trẻ đủ 2-3-4 tháng tuổi sẽ tiêm chủng tương ứng với mũi vắc xin 1-2-3.

– Mũi nhắc lại sẽ tiêm khi trẻ được 16 – 18 tháng tuổi.

Đối với các loại vắc xin bại liệt của tiêm chủng dịch vụ (vắc xin kết hợp):

– Vắc xin 6in1: cần tiêm tổng cộng 4 mũi vắc xin. Mũi 1-2-3 sẽ tiêm khi trẻ đủ 2-3-4 tháng tuổi. Mũi 4 sẽ cần tiêm cách mũi 3 ít nhất 12 tháng tuổi.

4. Sau khi tiêm vắc xin bại liệt trẻ có bị sốt không?

Tầm quan trọng của việc tiêm ngừa bại liệt cho trẻ?

Sốt là một trong những phản ứng bình thường của cơ thể sau khi tiêm chủng vắc xin

Sốt là một trong những phản ứng bình thường của cơ thể sau khi tiêm chủng vắc xin. Tùy vào cơ địa cũng như thể trạng của từng bé mà phản ứng sốt có thể xảy ra hoặc không. Phản ứng sốt nặng hay sốt nhẹ cũng sẽ thay đổi tùy vào thể trạng của trẻ.

Nếu trong trường hợp trẻ bị sốt sau tiêm vắc xin bại liệt, các cơn sốt đa số rơi vào khoảng 37,5 độ C – 38,5 độ C. Đi kèm với hiện tượng sốt, trẻ có thể sẽ bị sưng đỏ, tấy ở vị trí vết tiêm, và một số biểu hiện khác: quấy khóc, bỏ ăn, bú kém,…

Các hiện tượng kể trên đa số sẽ tự thuyên giảm và biến mất sau khoảng 1 vài ngày kể từ thời điểm tiêm chủng. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp cha mẹ nhận thấy các triệu chứng không giảm đi mà lại nặng hơn, cha mẹ nên chủ động đưa con tới bệnh viện, cơ sở y tế để được kiểm tra và xử lý.

Một số biểu hiện bất thường cha mẹ cần hết sức lưu ý đó là:

– Sốt từng cơn, cao trên 39 độ C, kéo dài liên tục hơn 24 giờ đồng hồ.

– Trẻ quấy khóc nhiều, có biểu hiện lờ đờ, vật vã không yên.

– Trẻ có dấu hiệu khó thở, nôn trớ nhiều.

– Trẻ bị co giật, phát ban, nổi mề đay khắp người.

Trong trường hợp gặp phải những hiện tượng này, cha mẹ không nên chần chừ mà hãy đưa con tới bệnh viện ngay.

Trên đây là những thông tin quan trọng về bệnh bại liệt và việc tiêm ngừa bại liệt cho trẻ. Nếu cha mẹ cần biết thêm thông tin chi tiết về các mũi vắc xin khác, vui lòng liên hệ tới phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được giải đáp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *