Ung thư dạ dày là 1 trong 5 bệnh ung thư thường gặp nhất tại Việt Nam và trên thế giới. Tại nước ta, năm 2018 có hơn 17 nghìn ca mắc mới và hơn 15 nghìn trường hợp tử vong vì “hung thần” nguy hiểm này. Việc tiến hành tầm soát ung thư dạ dày mang lại hiệu quả cao bởi căn bệnh này nếu phát hiện vào giai đoạn sớm thì vẫn giúp người bệnh có khả năng điều trị thành công.
Bạn đang đọc: Tầm soát ung thư dạ dày thường được tiến hành như thế nào?
1. Dấu hiệu nhận biết nguy cơ ung thư dạ dày
– Cam thấy đầy tức bụng: Lúc đầu, triệu chứng đau khá giống với bệnh loét dạ dày (cơn đau liên quan tới bữa ăn, cảm giác đau giảm khi dùng các thuốc điều trị loét dạ dày).
– Chán ăn: Người bệnh lúc này sẽ mất cảm giác thèm ăn, ăn không ngon miệng.
– Giảm cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi: Người bệnh bị giảm nhiều cân trong thời gian ngắn. Kèm theo đó là cảm giác luôn no, chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi.
– Nôn ra máu: Khi nôn có lẫn máu thì bạn cũng nên suy xét đến khả năng có thể bị ung thư dạ dày.
– Bị ợ chua, đầy bụng sau khi ăn: người bị ung thư dạ dày sau khi ăn xong thường có cảm giác tức bụng, đầy bụng và buồn nôn… Những người bị chứng ợ nóng có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao hơn.
– Phân có màu bất thường: Nếu xuất hiện triệu chứng đi ngoài phân đen hoặc trong phân có máu xảy ra thường xuyên thì rất có thể bạn đã mắc ung thư dạ dày.
Ung thư dạ dày hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện bệnh lúc còn ở giai đoạn sớm. Vì vậy việc tầm soát ung thư dạ dày là vô cùng quan trọng giúp tăng khả năng sống của người bệnh. Nếu thấy những dấu hiệu trên bạn cần đến gặp ngay bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cũng như tiến hành điều trị kịp thời.
Hãy chú ý đến các dấu hiệu bệnh để đi thăm khám và phát hiện sớm ung thư dạ dày
2. Những đối tượng “nguy cơ” cần tầm soát ung thư dạ dày sớm
– Hút thuốc lá: là một trong những thói quen mà đa số người mắc ung thư dạ dày thường gặp phải.
– Nam giới tuổi trên 40: Trong số lượng người mắc bệnh ung thư dạ dày, có tới 96% là những người ở độ tuổi từ 40 trở lên. Đặc biệt, nam giới có tỉ lệ mắc ung thư dạ dày cao khoảng hơn gấp đôi so với phụ nữ.
– Thói quen ăn uống đồ nướng, chiên, đồ muối mặn… : những thực phẩm này gây hại rất lớn cho dạ dày của bạn nếu sử dụng thường xuyên.
– Người mắc bệnh liên quan đến tiêu hóa: Ung thư dạ dày thường gặp hơn ở người đã có tiền sử bệnh dạ dày từ trước. Ví dụ như tiền sử đã từng bị phẫu thuật dạ dày, đau, viêm loét dạ dày kéo dài, bệnh nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori).
– Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình ban từng có thành viên có bị ung thư, thì nguy cơ mắc ung thư liên quan sẽ có tỉ lệ cao hơn.
– Ngoài ra những người tăng sản hoặc có polyp dạ dày, dị sản ruột tại dạ dày cũng không thể chủ quan với căn bệnh ung thư này.
Tìm hiểu thêm: Đặt vòng tránh thai vào thời điểm nào?
Những đối tượng có nguy cơ cao nên tiến hành sàng lọc ung thư dạ dày định kỳ
3. Tìm hiểu về quy trình sàng lọc ung thư dạ dày
3.1. Khám lâm sàng
Đây là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng trong khám sàng lọc ung thư dạ dày. Tại bước khám này, bác sĩ sẽ hỏi bạn các thông tin cụ thể về tuổi tác, tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh lý và gia đình, các triệu chứng biểu hiện nghi ngờ bệnh đang gặp phải… nhằm đánh giá nguy cơ mắc bệnh của bạn. Sau đó sẽ tiến hành khám lâm sàng phát hiện các dấu hiệu bệnh.
3.2. Xét nghiệm máu
Một trong những xét nghiệm quan trọng trong phương pháp xét nghiệm máu để sàng lọc ung thư dạ dày chính là xét nghiệm CA 72-4.
CA 72-4 là một loại kháng nguyên tồn tại ở trên bề mặt tế bào các cơ quan trong cơ thể con người như vú, buồng trứng, đại tràng, tuỵ, đặc biệt xuất hiện nhiều nhất tại tế bào ung thư biểu mô dạ dày. Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách ly tâm dung dịch máu, tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng các thiết bị y khoa kiểm tra, phân tích chỉ số CA 72-4 có trong huyết tương rồi đối chiếu với giới hạn bình thường của chỉ số CA 72-4 để nhận định xem người bệnh có dấu hiệu của ung thư dạ dày hay không, để tiếp tục chỉ định thực hiện các phương pháp chuyên sâu hơn nếu cần thiết.
>>>>>Xem thêm: Các cách tránh thai sau khi quan hệ bạn nên biết
Xét nghiệm máu là phương pháp cần thiết trong sàng lọc ung thư dạ dày
3.2. Nội soi trong tầm soát ung thư dạ dày
Ở bước khám nàu, bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi để đưa vào thực quản xuống dạ dày nhằm quan sát bên trong. Ưu điểm của nội soi cho phép bác sĩ quan sát được các thay đổi của niêm mạc dạ dày và tiến hành sinh thiết qua nội soi để có thể chẩn đoán mô bệnh học. Qua đó cho phép chẩn đoán ung thư dạ dày tại chỗ hoặc xâm lấn. Ngoài ra, nội soi cũng có thể giúp bác sĩ đánh giá tình trạng có hay không có nhiễm vi khuẩn HP, một trong số những yếu tố nguy cơ gây nên căn bệnh ung thư dạ dày. Từ đó có hướng điều trị dự phòng cho người bệnh.
Ung thư dạ dày là loại bệnh lý tiến triển khá nhanh chóng, do đó trong sàng lọc ung thư dạ dày, vai trò của nội soi dạ dày chủ yếu tập trung vào việc phát hiện sớm các tổn thương tiền ung thư.
3.3. Chụp cắt lớp vi tính (chụp CT) trong tầm soát ung thư dạ dày
Với bước khám này, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân chụp CT để nhận diện dấu hiệu bệnh. Thông qua các hình ảnh có được sau khi chụp CT, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng thương tổn của dạ dày và sự xâm lấn của khối u đến các bộ phận xung quanh nếu có. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp bác sĩ có thể đánh giá tình hình của bệnh nếu ung thư bắt đầu di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể như: gan, ổ bụng, ổ phúc mạc…
3.4. Sinh thiết
Phương pháp này có thể được tiến hành ngay khi nội soi ở nơi bác sĩ nhận thấy có tổn thương tại niêm mạc dạ dày. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành giải phẫu bệnh. Sinh thiết là thủ tục cần thực hiện để chẩn đoán tế bào khối u có phải là ung thư hay không.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.