Tầm soát ung thư đại tràng bằng cách nào hiệu quả?

Ung thư đại tràng là căn bệnh ung thư đường tiêu hóa nguy hiểm thường gặp trên thế giới, có tỷ lệ mắc đứng thứ 3 và có tỷ lệ tử vong thứ 4 chỉ sau ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan. Bởi vậy, tầm soát ung thư đại tràng có vai trò quan trọng trong việc phát hiện và điều trị kịp thời giúp tâm lý người bệnh thoải mái và cải thiện chất lượng cuộc sống. Vậy tầm soát ung thư đại tràng bằng cách nào hiệu quả nhất?

Bạn đang đọc: Tầm soát ung thư đại tràng bằng cách nào hiệu quả?

1. Tầm quan trọng của việc tầm soát ung thư đại tràng

Nguyên nhân chính dẫn đến ung thư đại tràng đều là từ polyp tiền ung thư. Polyp có thể phát triển thành ung thư sau nhiều năm, tùy thuộc vào đặc tính của từng loại polyp. Có hai loại polyp chính là:

– Polyp tuyến (hay polyp u tuyến): loại polyp này có nguy cơ phát triển thành ung thư.

– Polyp tăng sản và polyp viêm: loại polyp này phổ biến hơn nhưng không phát triển thành ung thư.

Polyp nằm trong lòng đại tràng và có thể được phát hiện thông qua nội soi đại tràng hoặc chụp cắt lớp vi tính CT. Chính vì vậy, việc tầm soát ung thư đại tràng giúp phát hiện các polyp hoặc dấu hiệu ung thư ở giai đoạn đầu. Phát hiện sớm ung thư giúp tăng cơ hội chữa trị thành công và giảm tử vong do ung thư. Đặc biệt, tầm soát ung thư đại tràng trước khi bị di căn sẽ làm tăng cơ hội sống và điều trị thành công hơn. Bên cạnh đó, chi phí và thời gian điều trị bệnh cũng tiết kiệm hơn nhiều.

Tầm soát ung thư đại tràng bằng cách nào hiệu quả?

Phần lớn nguyên nhân dẫn đến ung thư đại trực tràng đến từ polyp

2. Giải đáp: Tầm soát ung thư đại tràng bằng cách nào?

2.1. Có thể tầm soát ung thư đại tràng bằng cách nào?

Tầm soát ung thư đại tràng thông qua xét nghiệm máu

CEA là chất chỉ điểm thường được sử dụng để tầm soát ung thư đại trực tràng thông qua xét nghiệm máu. Bình thường, nồng độ CEA trong huyết tương sẽ rơi vào khoảng 0 – 5 ng/ml.

CEA sẽ tăng cao khi ung thư đại tràng đã lan ra các bộ phận khác. Tuy nhiên, đây không phải xét nghiệm chính xác tuyệt đối vì số lượng bệnh nhân tăng CEA chỉ chiếm 60%. Dù vậy, xét nghiệm CEA vẫn có hiệu quả theo dõi sau điều trị cho những người mắc ung thư trực tràng

Tìm hiểu thêm: Tẩy trắng răng Bleach Bright là gì? Hiệu quả ra sao?

Tầm soát ung thư đại tràng bằng cách nào hiệu quả?

Mẫu máu sau khi được thu thập sẽ được đưa vào máy để phân tích nồng độ CEA

Xét nghiệm phát hiện máu ẩn trong phân

Bình thường trong phân không có máu nhưng khi mắc ung thư sẽ xuất hiện tình trạng tăng sinh mạch, các mạch máu dễ bị tổn thương khi có phân đi qua. Chính vì vậy, đây là dấu hiệu để các bác sĩ có thể phát hiện nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng. Ngoài ra, đây có thể là dấu hiệu của khối polyp hay tình trạng viêm loét ở đường ruột.

Chính vì vậy, xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân có độ nhạy cao, có giá trị gợi ý cho các biện pháp khám thăm dò sâu hơn.

Chụp X-quang đại tràng có cản quang

Chụp X-quang đại tràng cản quang có vai trò quan trọng giúp “vạch trần” hàng loạt vấn đề, bệnh lý ở đại trực tràng:

– Xác định nguyên nhân của các triệu chứng bất thường: đau bụng, chảy máu trực tràng, giảm cân không rõ nguyên nhân, táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài,…

– Phát hiện và đánh giá những dấu hiệu bất thường tại niêm mạc đại tràng như polyp hay khối u. Tuy nhiên, chụp X-quang không phân biệt được tổ chức đó lành tính hay ác tính.

– Chẩn đoán các bệnh lý đại tràng như: viêm loét niêm mạc, ung thư đại trực tràng,…

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể thực hiện chụp X-quang đại tràng có cản quang. Người bệnh chỉ có thể tiến hành khi có chỉ định của bác sĩ tùy vào kết quả kiểm tra lâm sàng cũng như độ tuổi và tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Nội soi đại tràng

Với phương pháp nội soi đại tràng, bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi có gắn camera, đưa vào đại tràng để quan sát và tìm kiếm các bất thường ở đại tràng. Trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể loại bỏ polyp hoặc lấy sinh thiết mẫu nếu có nghi ngờ tế bào ác tính.

Nội soi đại tràng có vai trò quan trọng trong các bước tầm soát ung thư đại trực tràng. Với công nghệ y học hiện đại, nội soi không còn mang lại cảm giác đau đớn cho người bệnh. Đồng thời, thời gian nội soi diễn ra nhanh chóng, hoàn toàn thoải mái.

Tầm soát ung thư đại tràng bằng cách nào hiệu quả?

>>>>>Xem thêm: Giải đáp cách phân biệt bệnh trĩ và ung thư trực tràng

Nội soi nhuộm màu đem lại hình ảnh sắc nét của trực tràng, giúp bác sĩ có thể dễ dàng chẩn đoán bệnh

Sinh thiết

Sau khi đã thực hiện các phương pháp trên và bác sĩ có nghi ngờ người bệnh mắc ung thư đại tràng, bệnh nhân sẽ được chỉ định sinh thiết để đưa ra kết luận cuối cùng. Sinh thiết có thể giúp xác định được khôi u có lành tính hay ác tính đồng thười có thể xác định chính xác giai đoạn bệnh hiện tại.

2.2. Tầm soát ung thư đại tràng bằng cách nào phổ biến nhất?

Có thể nói nội soi đại tràng là phương pháp hiệu quả và thường được sử dụng giúp tầm soát ung thư đại trực tràng. Nội soi đại tràng là một trong những “kĩ thuật vàng” giúp phát hiện sớm ung thư đại trực tràng với độ nhạy và độ đặc hiệu cao.

Với phương pháp này, bác sĩ có thể quan sát được toàn bộ trực tràng, phát hiện được những tổn thương tiền ung thư, đánh giá những tổn thương và có thể lấy mẫu mang đi sinh thiết, cắt những polyp nguy cơ và polyp đang tiến triển ung thư hóa ngay trong khi nội soi.

Như vậy, việc tầm soát sớm ung thư đại trực tràng thông qua nội soi giúp tăng cơ hội điều trị khỏi bệnh hoàn toàn, cải thiện chất lượng cuộc sống, tăng tỷ lệ sống và giảm gánh nặng chi phí cho người bệnh.

Hiện nay, bên cạnh công nghệ NBI, Hệ thống y tế Thu Cúc TCI đã triển khai công nghệ nội soi tiên tiến hàng đầu hiện nay MCU với khả năng nội soi nhuộm màu phóng đại kết hợp siêu âm, sẽ giúp quan sát rõ nét tình trạng bên trong trực tràng, từ đó có thể chẩn đoán và đưa ra kết luận chính xác nhất. Những công nghệ này cũng đã được đưa vào các gói tầm soát ung thư tiêu hóa tại đây nhằm mang tới chất lượng thăm khám tốt nhất cho người dân.

Trên đây là những cách tầm soát ung thư đại trực tràng hiệu quả nhất hiện nay, mong rằng những thông tin này sẽ giúp bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích về việc tầm soát ung thư đại trực tràng và có thể lựa chọn được phương pháp tầm soát phù hợp với bản thân.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *