Tầm soát ung thư đại trực tràng bằng cách nào? – Giải đáp

Nếu bạn chưa biết rõ về tầm soát ung thư đại trực tràng bằng cách nào thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Hiện nay có 3 phương pháp phổ biến được áp dụng trong sàng lọc bệnh lý ung thư đại trực tràng.

Bạn đang đọc: Tầm soát ung thư đại trực tràng bằng cách nào? – Giải đáp

1. Đối tượng nên tầm soát ung thư đại trực tràng sớm

1.1. Người trên 50 tuổi

Ung thư đại trực tràng có liên quan đến tuổi tác. Phần lớn các trường hợp phát hiện mắc ung thư đại trực tràng đều trên 50 tuổi. Tuy nhiên trong một vài năm trở lại đây thì bệnh lý có xu hướng xuất hiện ở cả người trẻ. Có trường hợp phát hiện mắc bệnh khi chưa đến 40 tuổi.

Tầm soát ung thư đại trực tràng bằng cách nào? – Giải đáp

Người từ 50 tuổi trở lên cần tầm soát ung thư đại trực tràng định kỳ hàng năm

1.2. Có bố, mẹ hoặc người thân từng mắc ung thư đại trực tràng

Bệnh ung thư đại trực tràng cũng có nguy cơ xuất hiện ở những người sống trong gia đình từng có người mắc bệnh. Mức độ nguy cơ mắc ở đối tượng này cao hơn so với người bình thường.

Trong đó có:

– Bệnh đa Polyp tuyến gia đình và hội chứng Gardner di truyền theo gen trội.

– Hội chứng Lynch – Một bệnh di truyền theo nhiễm sắc thể trội. Bệnh xuất hiện từ u tuyến ở những vị trí đặc biệt, chiếm 10% ung thư đại trực tràng.

1.3. Người có tiền sử mắc bệnh về đường ruột và các bệnh lý mạn tính

Nếu bạn thuộc nhóm đối tượng có tiền sức mắc các bệnh về đường ruột thì nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng rất cao. Trong đó có các bệnh viêm loét đại tràng, bệnh Crohn,…

Nếu các tổn thương này kéo dài và không điều trị triệt để thì dễ dẫn tới biến chứng ung thư.

1.4. Người béo phì

Hiện nay nhiều người không có ý thức về kiểm soát cân nặng và tự do ăn theo ý thích của bản thân. Một số thói quen gây hại trong ăn uống “gián tiếp” khiến ung thư đại trực tràng gõ cửa gồm:

– Chế độ ăn có nhiều thịt đỏ: thịt bò, lợn, cừu,…

– Ưa chuộng các thịt chế biến nhanh

– Sở thích ăn các đồ xào, chiên, nướng

– Không bổ sung chất xơ trong khẩu phần ăn thường ngày

– Hay ăn các thực phẩm lên men như dưa muối, cà muối, kim chi,…

Ngoài ra, nếu không có thói quen thể dục thể thao mỗi ngày càng làm gia tăng nguy cơ dẫn tới tình trạng thừa cân, béo phì. Và điều này càng làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.

Nồng độ cholesterol và insulin trong máu ở những người béo phì cao hơn so với người có cân nặng vừa phải. Đồng thời lượng cholesterol trong tế bào miễn dịch tăng. Từ đó, khả năng tiêu diệt tế bào ung thư của hệ miễn dịch suy giảm. Bên cạnh đó, insulin cao có thể ức chế tế bào miễn dịch và cũng thúc đẩy tăng sinh tế bào ung thư trong cơ thể.

Tầm soát ung thư đại trực tràng bằng cách nào? – Giải đáp

Người béo phì có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng cao

1.5. Người lạm dụng thuốc lá hoặc rượu bia quá mức

Hút thuốc, rượu, bia hoặc các đồ uống có cồn khác là những yếu tố khiến bạn dễ mắc ung thư cao, trong đó có ung thư đại trực tràng.

– Người có thói quen hút thuốc trong thời gian dài có nhiều nguy cơ phát triển và tử vong vì ung thư đại trực tràng hơn so với những người không hút.

– Người thường xuyên tiêu thụ trên 50g rượu/ngày sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng gấp 1,5 lần so với những người không uống rượu.

2. Tầm soát ung thư đại trực tràng bằng cách nào? – 3 phương pháp phổ biến

Hiện nay tầm soát ung thư đại trực tràng bằng cách nào? Cùng xem ngay 3 phương pháp thường được sử dụng dưới đây:

2.1. Xét nghiệm

Đây là phương pháp sàng lọc hỗ trợ đắc lực trong chẩn đoán cuối cùng. Bao gồm:

– Xét nghiệm máu tìm chỉ số chỉ điểm khối u

– Xét nghiệm tìm máu ẩn lẫn trong phân

Với xét nghiệm máu tìm chỉ điểm ung thư thì chỉ số CEA là dấu ấn phổ biến của ung thư đại trực tràng. Khi kết quả nồng độ CEA tăng cao có thể  khiến bác sĩ nghi ngờ khả năng ung thư. Tuy nhiên dạng xét nghiệm này không chính xác tuyệt đối. Cần thực hiện thêm các phương pháp tầm soát chuyên sâu khác.

Với xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân thì có độ nhạy tới 70-80%. Tuy nhiên độ đặc hiệu lại không cao, nghĩa là có dương tính cũng chưa chắc mắc ung thư. Có thể do các bệnh lý đường tiêu hóa khác gây nên. Nếu thấy máu trong phân thì chắc chắn bạn sẽ được chỉ định thực hiện nội soi đại trực tràng để tìm kiếm bất thường bên trong đường tiêu hóa.

Tìm hiểu thêm: Niềng răng giá bao nhiêu và những yếu tố ảnh hưởng đến giá

Tầm soát ung thư đại trực tràng bằng cách nào? – Giải đáp

Xét nghiệm máu tìm chỉ điểm khối u

2.2. Nội soi đại trực tràng ảo

Nội soi đại trực tràng ảo chính là phương thức chẩn đoán hình ảnh bằng chụp cắt lớp vi tính CT. Đây là một trong 3 phương pháp phổ biến khi trả lời cho câu hỏi “Tầm soát ung thư đại trực tràng bằng cách nào?”

Bằng cách sử dụng CT-Scan đa lát cắt để tạo dựng lại hình ảnh trong lòng đại tràng. Phương pháp này giúp phát hiện phần lớn các polyp và khối u bất thường tại khu vực khảo sát.

2.3. Nội soi đại trực tràng

Được đánh giá là phương pháp sàng lọc hiệu quả nhất trong việc phát hiện sớm ung thư đại trực tràng. Với công nghệ nội soi tiên tiến hiện nay thì bác sĩ có thể quan sát được:

– Trực tràng

– Khung đại tràng

– Một phần đoạn cuối hội tràng.

So với các phương pháp trên thì nội soi đại trực tràng có độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể đánh giá những tổn thương, cắt bỏ khối polyp đồng thời sinh thiết polyp để chẩn đoán chính xác ung thư.

Tầm soát ung thư đại trực tràng bằng cách nào? – Giải đáp

>>>>>Xem thêm: Thời gian nắn chỉnh răng là bao lâu để có hàm răng đẹp?

Nội soi là phương pháp sàng lọc có độ nhạy và độ đặc hiệu cao

Để các kết quả sàng lọc ung thư đại trực tràng chính xác nhất thì yếu tố bạn thăm khám ở đâu là rất quan trọng. Hãy chọn tầm soát tại các cơ sở y tế uy tín, có sự đầu tư vào máy móc công nghệ cao cũng như được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên môn giỏi. Tại Hà Nội không khó để lựa chọn một địa chỉ tầm soát ung thư đại trực tràng, Hệ thống y tế Thu Cúc TCI là cái tên mà bạn có thể tham khảo.

Trên đây là thông tin gửi đến bạn về vấn đề “Tầm soát ung thư đại trực tràng bằng cách nào?”. Hy vọng khi đã nắm rõ các phương thức trong sàng lọc ung thư đại trực tràng thì bạn sẽ bớt lo lắng và phân vân hơn trong việc bảo vệ sức khỏe nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *