Tầm soát (sàng lọc) ung thư gan là việc làm giúp phát hiện bệnh sớm, từ đó có điều trị hiệu quả và giúp tiên lượng bệnh tốt hơn. Hoạt động này được khuyến cáo với mọi người dân, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ cao. Vậy những phương pháp nào thường được áp dụng để tầm soát ung thư gan? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Bạn đang đọc: Tầm soát ung thư gan gồm những phương pháp nào?
1. Tầm soát ung thư gan quan trọng ra sao? Những ai nên thực hiện?
1.1. Vai trò quan trọng của tầm soát ung thư gan
Ung thư gan là một trong những căn bệnh ung thư thường gặp nhất hiện nay. Trong đó Việt Nam là đất nước đứng đầu về tỷ lệ người mắc. Một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ tử vong cao đó là do phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, điều trị không hiệu quả. Vì thế sàng lọc ung thư gan là biện pháp được các chuyên gia y tế khuyến cáo nhằm giúp phát hiện bệnh sớm, tăng cơ hội điều trị thành công và tiên lượng sống tốt hơn.
Khi phát hiện bị mắc ung thư gan sớm, việc phẫu thuật loại bỏ khối u thường sẽ đạt kết quả tốt, bệnh nhân có thể hồi phục nhanh, không để lại nhiều di chứng. Tuy nhiên, khi ung thư đã di căn thì sẽ rất khó để có thể kiểm soát được bệnh, ảnh hưởng tới nhiều cơ quan trên cơ thể và làm suy kiệt sức khỏe một cách nhanh chóng. Hơn nữa, việc điều trị ung thư gan sớm cũng góp phần làm giảm tổn thất kinh tế cho gia đình của người bệnh cũng như cho xã hội.
Ung thư gan là căn bệnh ung thư phổ biến hiện nay
1.2. Những đối tượng nguy cơ cao nên tầm soát ung thư gan
– Người mắc các bệnh lý về gan: nhiễm virus viêm gan B, C, người bị gan nhiễm mỡ không do rượu, bệnh viêm gan tự miễn, viêm gan đi kèm với bệnh lý tự miễn ( như Lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp hoặc đái tháo đường type 1,…).
– Người bị tiểu đường hoặc bị béo phì.
– Người thường xuyên lạm dụng rượu bia và chất kích thích.
– Người có các biểu hiện bị tổn thương gan như: cảm thấy mệt mỏi, vàng da, đau ở hạ sườn phải, xuất huyết ở dưới da, nước tiểu vàng và sậm màu,…
– Người có người thân trong gia đình bị mắc ung thư gan…
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu ung thư thực quản giai đoạn 3
Những đối tượng nguy cơ cao nên tiến hành sàng lọc ung thư gan định kỳ
2. Một số phương pháp phổ biến khi sàng lọc ung thư gan
Trong quá trình thực hiện sàng lọc ung thư gan, ngoài việc thăm khám sức khỏe và khai thác các thông tin liên quan như: tuổi tác, nghề nghiệp, tình trạng sức khỏe và tiền sử bệnh,… thì bệnh nhân còn cần thực hiện các phương pháp thăm khám cận lâm sàng để tìm kiếm u, hạch bất thường ở vùng gan cùng các triệu chứng, tổn thương có thể xảy ra. Dưới đây là một số phương pháp thăm khám để giúp sàng lọc ung thư gan hiệu quả:
2.1. Nội soi ổ bụng
Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tạo ra một đường rạch nhỏ ở bụng, sau đó luồn ống nội soi vào bụng tới khu vực gan. Đầu ống nội soi có gắn camera siêu nhỏ giúp quan sát được rõ nét hình ảnh thực tế của cơ quan này.
Tình trạng bị xơ gan, viêm gan, tổn thương gan hoặc các khối u nhỏ sẽ được phát hiện khi tiến hành nội soi ổ bụng. Trong quá trình nội soi, nếu có phát hiện bất thường thì bác sĩ sẽ đồng thời lấy mẫu mô để tiến hành làm sinh thiết.
2.4. Phương pháp siêu âm
Siêu âm là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh mang tính nhanh chóng, phù hợp với việc sàng lọc ung thư gan ở đối tượng có nguy cơ, độ nhạy đạt khoảng từ 68 – 87%. Hình ảnh gan được kỹ thuật siêu âm tạo ra khá đơn giản và không gây hại, giúp phát hiện được khối u đường kính chỉ vài mm.
Bên cạnh đó, phương pháp siêu âm còn giúp hỗ trợ phát hiện bệnh lý khác ở gan như: tăng áp lực tĩnh mạch cửa, xơ gan,… Đa phần siêu âm gan sẽ được kết hợp với xét nghiệm kiểm tra nồng độ AFP trong máu.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân, triệu chứng của ung thư da và cách phòng ngừa
Siêu âm gan là phương pháp thường được áp dụng khi sàng lọc ung thư cho gan
2.5. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác
Đối với các khối u gan thì siêu âm chưa đủ để có thể đánh giá được bản chất và cần đến các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh có độ phân giải cao hơn như: chụp cắt lớp vi tính CT, chụp cộng hưởng từ MRI có tiêm chất tương phản,…
Đa phần những kỹ thuật này sẽ được chỉ định khi có các triệu chứng và kết quả sàng lọc khác nghi ngờ người bệnh mắc ung thư gan giai đoạn sớm nhưng không phát hiện ra được thông qua phương pháp siêu âm. Dựa trên tình trạng của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có những chỉ định phương pháp thăm khám cho phù hợp.
2.1. Phương pháp xét nghiệm
Xét nghiệm máu thường được sử dụng trong việc sàng lọc ung thư gan. Dựa trên việc phát hiện ra các dấu hiệu tổn thương thường có ở người bệnh mắc ung thư gan. Kết quả xét nghiệm máu kết hợp với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường là tiêu chuẩn để giúp sàng lọc căn bệnh ung thư gan hiện nay.
2.2. Sinh thiết gan
Sau khi thực hiện các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh cho kết quả nghi ngờ bị ung thư gan, bác sĩ sẽ chỉ định sinh thiết gan. Đây là phương pháp cuối cùng để giúp chẩn đoán xác định bệnh. Sinh thiết cũng có thể giúp xác định khối u bất thường trong gan là khối u lành tính hay ác tính, từ đó chẩn đoán chính xác bản chất của khối u đó và giai đoạn bệnh.
Có thể thấy, tầm soát (sàng lọc) ung thư gan là cách đơn giản và phổ biến nhất để giúp phát hiện bệnh sớm ngay cả khi chưa xuất hiện dấu hiệu. Hiện nay, tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đang triển khai nhiều gói khám phát hiện các bệnh lý gan mật, trong đó có ung thư gan. Các gói khám được thiết kế khoa học, đầy đủ các danh mục cần thiết để giúp phát hiện bệnh một cách nhanh chóng và chính xác. Với lợi thế về đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, hệ thống trang thiết bị hiện đại cùng dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp, Thu Cúc TCI hiện đang trở thành địa chỉ được đông đảo người dân tin chọn để khám chữa bệnh và tầm soát sức khỏe.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về việc tầm soát ung thư gan. Hãy chú ý lựa chọn địa chỉ khám sàng lọc ung thư gan ở các cơ sở y tế uy tín để có được trải nghiệm thăm khám an toàn và mang tới kết quả chính xác nhất nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.