Tầm soát ung thư ở phụ nữ

Ung thư không chừa một ai và nữ giới ở mọi độ tuổi đều có thể mắc bệnh. Vì thế các chuyên gia y tế khuyến cáo chị em cần chủ động tầm soát sớm ung thư.

Bạn đang đọc: Tầm soát ung thư ở phụ nữ

Các bệnh ung thư nữ giới dễ mắc phải

Các bệnh ung thư phổ biến nhất ở nữ giới là ung thư vú, ung thư đường tiêu hóa, ung thư cổ tử cung, ung thư phổi, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến giáp. Việc hiểu đúng về bệnh ung thư sẽ giúp chị em chủ động hơn với sức khỏe, phát hiện sớm ung thư để có biện pháp xử trí phù hợp

Đây là bệnh thường gặp nhất ở chị em phụ nữ trên 35 tuổi. Đặc biệt là những chị em có kinh sớm, mãn kinh muộn, có tiền sử gia đình mắc ung thư vú, sinh con đầu lòng muộn hoặc không sinh con, béo phì, sử dụng liệu pháp hormon sau mãn kinh… cần cảnh giác với ung thư vú.

Tầm soát ung thư ở phụ nữ

Chị em trên 35 tuổi có nguy cơ mắc ung thư vú

Khi thấy những dấu hiệu bất thường như một bên vú sưng, đau, nóng, đỏ, ngứa, chảy dịch, núm vú bị kéo vào, nổi phát ban xung quanh, xuất hiện cục cứng không đau ở vú… chị em cần phải đi khám ngay vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư vú.

  • Ung thư đường tiêu hóa

Không chỉ nam giới mà nữ giới cũng có khả năng mắc ung thư đường tiêu hóa do thói quen ăn uống không khoa học. Chị em thường mải mê với công việc và gia đình mà quên mất chăm sóc sức khỏe bản thân, giờ giấc ăn uống không hợp lý, thích những món ăn nhanh, chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp tiện lợi… Ngoài ra, chị em còn có sở thích ăn vặt tại những hàng quán vỉa hè  không hợp vệ sinh, ăn thực phẩm lên men, đồ cay, nóng, rượu bia…

Thói quen ăn uống này làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư đường tiêu hóa như ung thư dạ dày – thực quản, ung thư đại trực tràng ở nữ giới lúc nào không hay.

Theo các bác sĩ ung bướu, HPV là nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung. Virus này có khả năng lây lan qua quan hệ tình dục không an toàn bằng đường miệng hoặc hậu môn.

Tìm hiểu thêm: 6 nguyên nhân gây ra polyp đại tràng

Tầm soát ung thư ở phụ nữ

Chị em cũng cần cảnh giác với ung thư cổ tử cung

Ngoài ra nữ giới trên 35 tuổi, quan hệ tình dục sớm, quan hệ với nhiều người, sinh nở nhiều lần… cũng có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung.

Ung thư cổ tử cung thường không gây ra triệu chứng sớm nên nhiều chị em không biết mình mắc bệnh. Ở giai đoạn tiến triển, chị em có thể thấy chảy máu âm đạo, đau xương chậu, đau lưng, đi tiểu đau hoặc khó, táo bón, đau trong quan hệ tình dục…

Lúc này chị em cần đi khám ngay để bác sĩ xác định mức độ và tình trạng bệnh, giai đoạn bệnh cụ thể để có phương pháp chữa trị phù hợp.

Nữ giới không hút thuốc lá vẫn có khả năng mắc ung thư phổi. Nguyên nhân là bởi phụ nữ phải sống trong môi trường có khói thuốc lá, hít phải khói thuốc lá thụ động tại nơi làm việc, khu nhà ở.

Bên cạnh đó, nữ giới hít phải khói bụi ô nhiễm, thường phải tiếp xúc với hóa chất độc hại từ các loại nước tẩy rửa, môi trường làm việc… cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.

Ung thư buồng trứng thường gặp ở nữ giới lớn tuổi. Tuy nhiên hiện nay, chị em trẻ tuổi vẫn có thể mắc phải căn bệnh này.

Vì thế, những người mang thai muộn, xuất hiện kinh nguyệt sớm, mãn kinh muộn, không có con, có tiền sử gia đình bị ung thư buồng trứng cần chủ động tầm soát sớm ung thư.

Tầm soát ung thư ở phụ nữ

>>>>>Xem thêm: Ợ nóng sau khi uống bia: Lý giải nguyên nhân và cách khắc phục

Tầm soát ung thư định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm bệnh (ảnh minh họa)

Nữ giới có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao gấp 3 lần nam giới, đặc biệt là nữ giới trong độ tuổi 25-35 tuổi.

Bệnh có liên quan tới chế độ ăn thiếu i-ốt, mắc các bệnh ở tuyến giáp, có tiền sử gia đình bị ung thư tuyến giáp… Vì thế chị em cần cảnh giác với căn bệnh này và chủ động tầm soát ung thư tuyến giáp định kỳ.

Tầm soát ung thư ở nữ tăng cơ hội phát hiện sớm và chữa khỏi

Hầu hết tất cả các bệnh ung thư ở nữ đều có thể phát hiện sớm nhờ tầm soát ung thư định kỳ. Do đó, chị em từ 25 tuổi trở lên hoặc có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh cần chủ động tầm soát sớm.

Hiện nay, rất nhiều bệnh viện đã nghiên cứu và xây dựng nhiều gói khám tầm soát ung thư từ cơ bản tới nâng cao, các gói riêng lẻ từng bộ phận… phù hợp với từng đối tượng, lứa tuổi, tiền sử bệnh lý mỗi người.

Chị em có thể liên hệ trực tiếp với bệnh viện để được tư vấn chọn gói khám tầm soát ung thư phù hợp, giúp phát hiện sớm bệnh (nếu có).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *