Tầm soát ung thư thực quản là việc thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh để phát hiện những bất thường sớm ở thực quản, ngay khi ung thư chưa hình thành và cơ thể chưa có bất kì biểu hiện bệnh nào. Tầm soát ung thư thực quản được khuyến khích cho nhiều đối tượng, đặc biệt là những người thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao.
Bạn đang đọc: Tầm soát ung thư thực quản định kì: phát hiện bệnh sớm, tăng cơ hội chưa khỏi
Tầm soát ung thư thực quản khuyên khích cho những người nguy cơ cao
Ung thư thực quản phổ biến trong các bệnh ung thư đường tiêu hóa
Ung thư thực quản là bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến. Bệnh có 5 giai đoạn phát triển, phát hiện bệnh càng sớm, cơ hội điều trị bệnh càng cao. Theo đó, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, khi ung thư chỉ xảy ra ở lớp trên tế bào niêm mạc thực quản, bệnh nhân có khoảng 70% cơ hội sống trong 5 năm nhưng đến giai đoạn cuối, cơ hội sống của người bệnh giảm còn rất thấp, chỉ khoảng 10% nên việc phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn sớm là rất quan trọng.
Tất cả những người trưởng thành đều có thể thực hiện khám tầm soát ung thư thực quản và khuyến khích hơn cả cho những người thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao.
Ung thư thực quản có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau, chủ yếu ở những người trên 55 tuổi và bệnh phổ biến ở nam giới hơn nữ giới.
Một số người có nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản cao hơn
- Người bị trào ngược dạ dày thực quản
- Người bị Barrett thực quản
Người béo phì có nguy cơ mắc ung thư thực quản tăng 2 – 4 lần so với những người bình thường
- Béo phì
- Nghiện thuốc lá, rượu bia
- Hẹp thực quản
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học, điều độ
- Làm việc trong môi trường độc hại, tiếp xúc với nhiều hóa chất
- Tiền sử gia đình có người mắc ung thư thực quản, vòm họng, ung thư dja dày…
Tầm soát ung thư thực quản bao gồm những gì?
Tầm soát ung thư thực quản thường kết hợp nhiều xét nghiệm khác nhau để phát hiện những bất thường sớm ở người bệnh. Khám tầm soát ung thư thực quản có thể bao gồm:
- Khám lâm sàng với bác sĩ chuyên khoa ung bướu có thể giúp bác sĩ biết được tình trạng sức khỏe cá nhân, tiền sử bệnh gia đình và một số triệu chứng bệnh cụ thể…
- Xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm ung thư CEA có thể được chỉ định tuy không thể khẳng định chính xác bạn có mắc ung thư thực quản hay không nhưng đây là xét nghiệm mang tính chất gợi ý để thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu khác.
Tìm hiểu thêm: Phụ nữ sau sinh không nên ăn gì trong những ngày Tết để tránh ảnh hưởng tới sữa mẹ
Nội soi thực quản qua đường mũi không gây khó chịu cho người bệnh
- Nội soi thực quản sử dụng ống nội soi mềm có kích thước nhỏ có thể phát hiện những bất thường sớm ở thực quản như các vết loét, khối polyp – có thể biến chứng thành ung thư. Với phương pháp nội soi qua đường mũi hay nội soi gây mê, bệnh nhân sẽ không cảm thấy khó chịu, buồn nôn. Trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định sinh thiết mô nghi ngờ, khối polyp để đánh giá chính xác tình trạng bệnh.
Nên lựa chọn bệnh viện tầm soát ung thư thực quản nào?
Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Hà Nội có nhiều bệnh viện thực hiện khám tầm soát ung thư thực quản, trong đó có Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.
Với quy trình đặt lịch hẹn nhanh chóng qua Tổng đài, người bệnh sẽ không phải chờ đợi lâu để thăm khám, tiết kiệm được nhiều thời gian.
>>>>>Xem thêm: 3 Điều cần biết khi bọc sứ 6 răng cửa
Khoa Ung bướu – Bệnh viện Thu Cúc
Một số ưu điểm khám tầm soát ung thư tại Bệnh viện Thu Cúc:
- Trang thiết bị y tế hiện đại, môi trường khám bệnh thân thiện, tạo tâm lý thoải mái cho người bệnh
- Bác sĩ chuyên khoa ung bướu trên 30 năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám
- Bệnh viện có kết hợp xây dựng nhiều gói khám tầm soát ung thư khác nhau, trong đó có gói tầm soát ung thư thực quản – dạ dày với đầy đủ các xét nghiệm cần thiết để phát hiện bệnh sớm, ngay khi chưa có biểu hiện
- Trường hợp nghi ngờ, bệnh phẩm có thể được gửi sang Mỹ, Singapore xét nghiệm
- Nếu không may phát hiện ung thư, bệnh nhân sẽ được tư vấn khám và điều trị trực tiếp với đội ngũ bác sĩ Singapore mà bệnh viện đang hợp tác, trong đó có TS. BS Zee Ying Kiat, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị các bệnh ung thư đường tiêu hóa
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.