Tầm soát ung thư toàn diện dành cho nữ có nên hay không?

Bạn có biết: Ung thư – mối đe dọa nguy hiểm ngày càng xuất hiện nhiều ở nữ giới, và chúng càng “lộ diện” sớm ở tuổi 20, 30. Để ngăn chặn điều này, chị em phụ nữ chỉ có cách duy nhất chính là tầm soát ung thư toàn diện càng sớm càng tốt.

Bạn đang đọc: Tầm soát ung thư toàn diện dành cho nữ có nên hay không?

1. Vì sao nữ giới cần thực hiện tầm soát ung thư toàn diện?

1.1 Thực trạng ung thư ngày càng đe dọa tới phụ nữ

Căn bệnh ung thư vốn là kẻ thù “không đội trời chung” với sức khỏe con người. Hiện nay, ung thư xuất hiện ở cả người già, lớp trẻ, đặc biệt đang trở thành nỗi sợ của rất nhiều chị em..

Theo số liệu thống kê năm 2018, tại Việt Nam, chỉ tính riêng nữ giới có tỷ lệ tử vong do ung thư đứng thứ 4 trong số 5 mức xếp hạng toàn cầu. Các căn bệnh ung thư phổ biến hay gặp ở nữ giới đó là: ung thư vú, ung thư phổi, ung thư cổ tử cung, ung thư đại trực tràng, ung thư buồng trứng,,… Trong đó, có tới 3 căn bệnh ung thư luôn rình rập và gây ra tử vong cao hơn cả:

  • Ung thư vú: Được đánh giá là mối đe dọa số 1 đối với sức khỏe phụ nữ, có tỷ lệ tử vong cao nhất hiện nay. Năm 2018, ung thư vú chiếm 15.229 ca mắc (9,2%) trên tổng số 164.671 ca mắc ung thư và cũng ghi nhận tận 6.000 người tử vong vì căn bệnh này.

Tầm soát ung thư toàn diện dành cho nữ có nên hay không?

Ung thư vú là căn căn bệnh gây tử vong cao nhất ở nữ giới

Nguyên nhân gây ra có thể do di truyền, do lối sống không lành mạnh, điều độ hay do khả năng miễn dịch kém. Quá trình hình thành bệnh ung thư vú thường kéo dài, âm thầm nên khó nhận biết. Một số triệu chứng dễ bỏ qua như: xuất hiện hạch ở nách, đau tức ngực, có sự thay đổi ở da và núm vú, sờ thấy các cục u bất thường ở vú,….

  • Ung thư cổ tử cung: Là một trong những căn bệnh ung thư ở nữ giới gây ra hậu quả vô sinh, giảm sút sức khỏe nặng nề và ảnh hưởng lớn đến tâm lý. Tổ chức Y tế Thế giới WHO cũng đã cảnh báo mỗi năm có hơn 500.000 ca mắc mới, trong đó khoảng 25.000 ca tử vong; riêng Việt Nam, có tới 7 ca tử vong trên tổng số 14 ca mắc mỗi ngày.

Tầm soát ung thư toàn diện dành cho nữ có nên hay không?

Ung thư cổ tử cung cũng là căn bệnh phổ biến ở phụ nữ

Cũng giống với ung thư vú, ung thư cổ tử cung diễn ra âm thầm từ 5-20 năm với các dấu hiệu mờ nhạt, dễ nhầm với các bệnh phụ khoa khác nên hầu hết chị em thường chủ quan, xem nhẹ.

  • Ung thư buồng trứng: Thường xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau và được phát hiện ở giai đoạn muộn. Vì thế, nguy cơ tử vong ở căn bệnh nguy hiểm này là điều không tránh khỏi.

Một số triệu chứng nhận biết bạn có bị mắc ung thư buồng trứng hay không đó là: đau xương chậu, thường xuyên đi tiểu, đầy hơi,…

1.2 Độ tuổi nên thực hiện tầm soát ung thư toàn diện

Để các bệnh ung thư không còn là mối lo sợ, thực hiện sàng lọc ung thư là hành động cần làm ngay lúc này. Hơn nữa, các bác sĩ chuyên gia cũng khuyến cáo chị em phụ nữ nên hình thành thói quen tầm soát ung thư toàn diện hàng năm để kiểm tra, nắm bắt sức khỏe bản thân mình, từ đó xây dựng, điều chỉnh trong lối sống, sinh hoạt cũng như lưu ý trong việc chăm sóc thường ngày khoa học hơn.

Tuy nhiên, phụ nữ đi khám tầm soát ung thư nên bắt đầu từ độ tuổi nào? Từ 21-22 tuổi trở lên là thời điểm thích hợp nhất để đi khám tầm soát ung thư sớm ở nữ giới. Khi chủ động kiểm tra sức khỏe càng sớm bao nhiêu thì việc phát hiện, điều trị kịp thời các vấn đề về sức khỏe ở giai đoạn đầu càng dễ dàng và hiệu quả bấy nhiêu.

1.3 Những lợi ích tuyệt vời của việc tầm soát ung thư toàn diện dành cho nữ

Nếu có những suy nghĩ rằng: “Đây là việc làm không cần thiết”, “Mình còn trẻ sao mắc ung thư sớm vậy được”, “mấy dấu hiệu bình thường này chắc không có vấn đề gì đâu”,…Thì đó là sai lầm trầm trọng!

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu nguyên nhân ung thư trực tràng phổ biến

Tầm soát ung thư toàn diện dành cho nữ có nên hay không?

Chủ động sàng lọc ung thư tổng quát đem lại muôn vàn lợi ích cho nữ giới

Có rất nhiều lợi ích trên cả tuyệt vời của hành động bảo vệ sức khỏe này mà không phải ai cũng biết hết. Thực hiện tầm soát ung thư từ 1-2 lần/năm là cách:

  • Giúp chị em phụ nữ “hiểu” cơ thể mình hơn, có mầm mống ung thư nào đang âm thầm đe dọa sức khỏe của mình hay không
  • Phát hiện những mầm mống ung thư sớm trước khi tiến triển sang giai đoạn muộn, kịp thời điều trị hiệu quả, dứt điểm ngay từ thời điểm khởi phát.
  • Tránh hậu biến chứng do ung thư gây ra
  • Biết được thói quen xấu trong sinh hoạt, ăn uống cần loại bỏ. Điều chỉnh lại chế độ ăn, làm việc, tập luyện khoa học, đầy đủ để duy trì cơ thể luôn khỏe mạnh
  • Đảm bảo cuộc sống gia đình hạnh phúc
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí: việc điều trị ngay từ đầu sẽ dễ dàng, thuận lợi và nhanh chóng hơn.

2. Tầm soát ung thư ở nữ giới gồm những gì?

Gói tầm soát ung thư tổng quát cơ bản gồm 4 danh mục chính: khám lâm sàng, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh – thăm dò chức năng, nội soi chẩn đoán – can thiệp. Trong từng mục, ngoài những bước thăm khám cơ bản như: nội khoa, ngoại khoa – da liễu, xét nghiệm máu, nước tiểu, nội soi thực quản – dạ dày – đại trực tràng,…. thì nữ giới sẽ được thực hiện thêm các danh mục chuyên biệt sau:

  • Khám lâm sàng: Khám phụ khoa
  • Xét nghiệm: Định lượng CA 125 (tầm soát ung thư buồng trứng), định lượng CA 15-3 (tầm soát ung thư vú ), vi khuẩn nhuộm soi, vi nấm nhuộm soi, Trichomonas vaginalis nhuộm soi, nhuộm phiến đồ tế bào theo papani colaou (tầm soát ung thư cổ tử cung)
  • Chẩn đoán hình ảnh: chụp X-quang tuyến vú (2 bên) nhằm mục đích phát hiện khối u trong vú

Tầm soát ung thư toàn diện dành cho nữ có nên hay không?

>>>>>Xem thêm: Khoa TMH và Khoa RHM khám ngoài giờ hành chính

Phụ nữ cần chủ động tầm soát ung thư sớm để bảo vệ sức khỏe của mình

3. Những lưu ý khi tầm soát ung thư ở nữ giới

Để quá trình thực hiện tầm soát ung thư được diễn ra suôn sẻ, mang lại kết quả chính xác cao, chị em phụ nữ cần lưu ý 4 điều dưới đây:

  • Nhịn ăn để làm xét nghiệm máu
  • Không sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn trước khi làm xét nghiệm
  • Không nên đi khám khi sắp tới kỳ kinh nguyệt/đang trong thời gian kinh nguyệt; không quan hệ, thụt rửa âm đạo, dùng thuốc đặt âm đạo, v..v… 2 ngày trước khi đi khám
  • Không thực hiện chụp X-quang khi đang mang thai

Chủ động, duy trì thói quen tầm soát ung thư tổng quát hàng năm để luôn khỏe mạnh, tự tin và yêu đời – Đây chính là cách phụ nữ hiện đại hiện nay tận hưởng cuộc sống.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *