Ung thư trực tràng là một trong số những ung thư phổ biến hàng đầu ở nam và nữ. Tuy nhiên, tầm soát ung thư trực tràng có thể giúp ngăn ngừa hoặc phát hiện sớm ung thư. Tầm soát ung thư trực tràng bao nhiêu tiền, gồm những xét nghiệm gì là những vấn đề bạn đọc quan tâm.
Bạn đang đọc: Tầm soát ung thư trực tràng bao nhiêu tiền?
Trực tràng là phần cuối của ruột già, gần hậu môn.
Tỷ lệ trường hợp ung thư đại trực tràng mắc mới và tử vong nói chung đang giảm dần trên thế giới do nhận thức về sàng lọc ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở người trẻ tuổi lại gia tăng. Tại Mỹ, các nhà nghiên cứu dự đoán rằng đến năm 2030, tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng sẽ gia tăng 90% ở những người trẻ trong độ tuổi 20 – 34, tăng 28% ở những người trong độ tuổi 35 – 49, trong khi đó giảm 38% đối với người từ 50 – 74 tuổi và giảm 45% cho những người trên 75 tuổi.
Các yếu tố nguy cơ chính gây ung thư trực tràng là: tuổi tác cao, tiền sử bị viêm loét đại trực tràng, bệnh Crohn, hội chứng di truyền như Lynch, thừa cân, lười vận động, chế độ ăn uống không lành mạnh… Những người có nguy cơ mắc bệnh cao nên xin ý kiến của bác sĩ để sàng lọc sớm hơn. Ở người bình thường, độ tuổi khuyến cáo nên sàng lọc là trên 40.
Tầm soát ung thư trực tràng bao nhiêu tiền?
Tìm hiểu thêm: 5 bệnh ung thư gây tử vong cho nữ giới nhiều nhất
Nội soi trực tràng giúp phát hiện sớm các bất thường trong trực tràng.
Một số xét nghiệm sàng lọc có thể giúp tìm ra ung thư trực tràng giai đoạn sớm, giúp điều trị hiệu quả hơn. Thậm chí, xét nghiệm sàng lọc thường xuyên có thể phát hiện u tuyến và polyp và ngăn chặn sự phát triển của ung thư nhờ việc loại bỏ sớm. Do đó, có thể nói rằng, tầm soát ung thư trực tràng không chỉ giúp phát hiện sớm mà còn có thể phòng ngừa.
Tầm soát ung thư trực tràng bao nhiêu tiền còn tùy thuộc vào loại xét nghiệm bác sĩ chỉ định và các bệnh viện khác nhau. Thông thường, các xét nghiệm sau đây có thể giúp phát hiện sớm ung thư trực tràng:
Xét nghiệm máu trong phân (FOBT): Cả khối u và ung thư đều có thể chảy máu, và xét nghiệm này giúp kiểm tra một lượng máu nhỏ trong phân mà chúng ta không thể quan sát được bằng mắt thường. Mặc dù xét nghiệm dương tính có thể là do các bệnh khác không phải ung thư, chẳng hạn như trĩ, tuy nhiên đây sẽ là bước đầu tiên giúp bác sĩ chỉ định các xét nghiệm liên quan khác để tìm ra nguyên nhân.
Nội soi trực tràng: Đây là thủ thuật giúp quan sát phần cuối của đại trực tràng, gần hậu môn. Ồng sáng linh hoạt có gắn camera được đưa vào từ hậu môn, giúp phát hiện polyp hay các bất thường tại trực tràng. Nếu phát hiện polyp, bác sĩ cũng có thể loại bỏ đồng thời và làm xét nghiệm sinh thiết xem có tế bào ung thư hay không.
>>>>>Xem thêm: Tầm soát ung thư đường tiêu hóa giúp ngăn chặn 3 bệnh lý
Phát hiện và loại bỏ polyp sớm có thể ngăn ngừa ung thư.
Các nghiên cứu cho thấy rằng nội soi đại trực tràng làm giảm tử vong do ung thư đại trực tràng khoảng 60 đến 70%. Các chuyên gia khuyến cáo chúng ta nên nội soi định kỳ theo chỉ định của bác sĩ, tùy từng tình trạng của mỗi người.
Sinh thiết: Như đã nói ở trên, nếu phát hiện polyp, bác sĩ có thể cắt bỏ và sinh thiết bằng cách lấy một số mẫu mô gửi tới phòng thí nghiệm để phân tích, kết luận xem có chứa tế bào ung thư hay không. Nếu kết quả là ung thư, bác sĩ sẽ có chỉ định chuyên sâu khác để đánh giá mức độ bệnh.
Để giúp phát hiện sớm ung thư đại tràng và trực tràng, Bệnh viện Thu Cúc đã xây dựng gói tầm soát ung thư đại trực tràng, với chi phí 3.362.000đ (không gây mê) và 4.027.000đ (có gây mê). Gói khám bao gồm các xét nghiệm máu để làm điều kiện trong nội soi, xét nghiệm dấu ấn ung thư, nội soi đại trực tràng…
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.