Tầm soát ung thư tụy được thực hiện như thế nào?

Ung thư tụy là bệnh lý hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong của căn bệnh này lên tới 95%. Do đó, tầm soát ung thư tụy được coi là biện pháp vàng giúp phòng tránh hiệu quả nhất. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về các phương pháp thực hiện khi sàng lọc ung thư tụy.

1. Tầm soát ung thư tụy là gì?

Ung thư tuyến tụy được hình thành tại một số tế bào thuộc tuyến tụy, có khoảng 95% bệnh nhân mắc ung thư tuyến tụy bắt đầu trong tuyến tụy ngoại tiết. Tại các tuyến tụy nội tiết, khối u có thể được hình thành nhưng không phổ biến và thường là khối u lành tính (không phải tế bào ung thư).

Tầm soát (sàng lọc) ung thư tụy là việc sử dụng các biện pháp, thủ thuật được thực hiện trên cơ thể người nhằm phát hiện những tế bào ác tính. Việc tầm soát này sẽ giúp cho người bệnh phát hiện sớm các tổ chức ung thư khi chúng còn rất nhỏ, chưa di căn hoặc chưa xâm lấn những cơ quan xung quanh. Các bệnh lý ung thư ở giai đoạn đầu thường có rất ít biểu hiện hoặc biểu hiện không rõ ràng dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Sàng lọc ung thư tụy chính là phương pháp giúp người bệnh phát hiện sớm ngay cả khi chưa có bất kỳ biểu hiện nào, từ đó tìm ra phương pháp điều trị phù hợp để tăng cơ hội sống cho người bệnh.

Tầm soát ung thư tụy được thực hiện như thế nào?

Ung thư tuyến tụy được hình thành tại một số tế bào thuộc tuyến tụy

2. Dấu hiệu nên sàng lọc ung thư tụy

Nếu nhận thấy mình đang có một vài dấu hiệu dưới đây, bạn hãy tham gia sàng lọc ung thư tụy ngay:

– Đau vùng thắt lưng và vùng bụng: Đây là một trong số ít những dấu hiệu sớm của bệnh ung thư tuyến tụy, bạn có thể cảm nhận cơn đau nhói từ vùng bụng trên sau đó lan dần sang phần thắt lưng.

– Vàng da: Vàng da và có thể gây ngứa ở phần chân tay và đặc biệt là trong lòng bàn chân, lòng bàn tay thì có thể là dấu hiệu của ung thư tụy.

– Đột ngột giảm cân: Việc sút cân thường là do khối u lan sang các cơ quan khác gây khó khăn trong việc tiêu hóa chất dinh dưỡng.

– Nôn hoặc buồn nôn: Đây cũng là triệu chứng của ung thư tuyến tụy, nếu khối u tăng trưởng thì chúng có thể gây chèn ép ở một số bộ phận của đường tiêu hóa gây nên cảm giác buồn nôn cho người bệnh.

– Màu nước tiểu thay đổi: Đối với những người bị ung thư tuyến tụy thì nước tiểu thường có màu cam hoặc nâu do cơ thể đang bị dư thừa bilirubin.

– Đầy hơi, chướng bụng: Tuyến tụy là bộ phận quan trọng trong việc chuyển đổi thức ăn thành nhiên liệu cho các tế bào, do đó khi tuyến tụy gặp trục trặc thì cơ thể dễ mắc các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng.

Ngoài ra, người bệnh ở giai đoạn đầu có thể giảm cảm giác ăn ngon. Nếu gặp những dấu hiệu trên người bệnh hãy ngay lập tức đến cơ sở y tế để được tầm soát, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tầm soát ung thư tụy được thực hiện như thế nào?

Đầy hơi, chướng bụng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư tuyến tụy

3. Ung thư tụy được tầm soát như thế nào?

3.1. Các phương pháp tầm soát ung thư tụy

Khi thực hiện sàng lọc ung thư tụy sẽ tùy thuộc vào thể trạng sức khỏe của từng người mà bác sĩ chỉ định những phương pháp khác nhau. Một số phương pháp được ứng dụng trong sàng lọc ung thư tụy bao gồm:

– Xét nghiệm định lượng CA19-9: Hơn 80% các trường hợp ung thư tụy có nồng độ chất kháng nguyên CA19-9 tăng cao so với bình thường.

– Nội soi đường mật ngược dòng: Phương pháp này được thực hiện thông qua ống nội soi mềm để giúp bác sĩ phát hiện những tổn thương của tụy.

– Chụp cắt lớp vi tính: Đây là phương pháp sử dụng máy quét chiếu tia X từ các góc độ khác trong cơ thể để thu được hình ảnh giúp bác sĩ quan sát tốt những tổn thương nếu có.

– Chụp cộng hưởng từ (MRI): Máy MRI sẽ sử dụng sóng siêu âm và máy quét để tạo ra hình ảnh giúp bác sĩ quan sát chi tiết bên trong ổ bụng.

– Siêu âm: Đây là kỹ thuật thường sử dụng một đầu dò phát ra sóng âm có tần số cao và thu lại các sóng phản xạ để hiển thị những hình ảnh của các cơ quan phía trong ổ bụng. Thông qua những hình ảnh này, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác hơn.

– Sinh thiết: Thông qua những chẩn đoán hình ảnh nếu người bệnh phát hiện khối u sẽ được tiến hành lấy mẫu và đem đi sinh thiết để xác định là khối u lành tính hay ác tính. Từ đó tìm ra phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.

Tầm soát ung thư tụy được thực hiện như thế nào?

Chụp cộng hưởng từ (MRI) là phương pháp được ứng dụng trong sàng lọc ung thư tuyến tụy

3.2. Lưu ý khi tầm soát ung thư tụy

Khi tham gia sàng lọc ung thư tụy, bạn cần chú ý những điều sau:

– Lựa chọn cơ sở thăm khám uy tín để đảm bảo kết quả thăm khám.

– Liên hệ với cơ sở y tế để đặt lịch và nhận sự tư vấn trước khi thăm khám.

– Nếu có xét nghiệm máu hãy nhịn ăn ít nhất từ 6 – 8 tiếng.

– Mặc đồ thoải mái và dễ chịu để thuận tiện nhất cho việc thăm khám.

– Cung cấp thông tin về tiểu sử bệnh lý và tình trạng bệnh hiện tại để giúp bác sĩ lựa chọn phương pháp tầm soát phù hợp.

Như vậy, bài viết này đã cung cấp cho bạn những phương pháp thường được áp dụng khi tầm soát ung thư tụy và những vấn đề liên quan. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *