Năm 2018, Việt Nam ghi nhận gần 115.000 ca tử vong vì ung thư, nguyên nhân chính là do phát hiện bệnh quá muộn. Đáng buồn, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ tầm soát ung thư thấp nhất thế giới. Phải chăng việc tầm soát sớm ung thư chưa thực sự được người dân quan tâm? Cùng tìm lời giải nhé!
Bạn đang đọc: Tầm soát ung thư và lời giải đáp cho vấn đề thế kỷ
1. Tầm quan trọng của tầm soát ung thư sớm
1.1. Định nghĩa tầm soát ung thư
Ung thư được dùng để gọi chung cho các bệnh mà trong cơ thể xuất hiện các tế bào bất thường, hoặc các tế bào bình thường bị biến tướng, chúng phân chia và phát triển không ngừng theo cấp số nhân tạo thành khối u, xâm chiếm các phần xung quanh và di căn xa hơn. Đây là loại bệnh cực kỳ nguy hiểm mà thế giới vẫn chưa có phương pháp chữa trị hoàn toàn, chi phí chữa lại vô cùng đắt đỏ. Tuy vậy, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, việc loại bỏ ung thư sẽ dễ dàng hơn, giảm bớt tỷ lệ tử vong cho người bệnh. Từ đây, khái niệm “tầm soát ung thư” ra đời.
Đây là quá trình thăm khám, áp dụng các phương pháp y khoa để phát hiện sớm bệnh ung thư ngay từ khi chưa có biểu hiện rõ ràng hay khi khối u còn nhỏ, chưa bước vào giai đoạn di căn trầm trọng, từ đó bệnh nhân được áp dụng phác đồ điều trị hợp lý và kịp thời. Qúa trình này giúp tăng tỷ lệ điều trị khỏi thành công ung thư lên tới 80% và được giới y khoa khuyến khích.
Tầm soát sớm ung thư giúp tăng tỉ lệ chữa khỏi thành công tới 80%
1.2. Vì sao nên tầm soát ung thư sớm?
Những năm gần đây, tổng số ca mắc ung thư toàn cầu ngày càng gia tăng nhanh, đặc biệt ở các nước nghèo. Ung thư xuất hiện ở mọi giới tính, lứa tuổi và đang có dấu hiệu trẻ hóa. 70-80% các trường hợp tử vong do phát hiện trễ, khiến việc chữa trị trở nên khó khăn, bất khả kháng và giảm nhanh tuổi thọ người bệnh. Do đó, tầm soát sớm ung thư vô cùng cần thiết và quan trọng.
Trải qua một quy trình thăm khám khép kín, khoa học, bạn sẽ nắm được tình trạng sức khỏe bản thân, được kiểm tra và chẩn đoán hầu hết các loại ung thư, những dấu hiệu bất thường của cơ thể, tiềm ẩn nguy cơ hình thành khối u, từ đó được bác sĩ tư vấn về phương pháp, lộ trình điều trị bệnh sớm hoặc những thay đổi cần thiết trong lối sống, thói quen, dinh dưỡng để phòng ngừa bệnh tật.
Trường hợp phát hiện sớm bệnh ung thư, chi phí chữa trị sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều, kèm theo tỷ lệ thành công vô cùng khả quan.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo người dân nên đi tầm soát định kỳ ung thư 1-2 lần/năm, đảm bảo ổn định tình trạng sức khỏe, phát hiện và điều trị sớm bệnh tật để sống tích cực hơn.
2. Quy trình tầm soát ung thư
2.1. Những ai nên tầm soát sớm ung thư?
Tầm soát sớm ung thư là điều nên làm, nhưng cần thực hiện theo khoa học. Mỗi độ tuổi, giới tính, giai đoạn cuộc đời con người đều có các nghiên cứu cụ thể theo tỉ lệ mắc ung thư cao nhất, dẫn tới chúng ta cần lựa chọn gói tầm soát phù hợp với đặc điểm và nhu cầu của mình. Tiêu biểu như: Phụ nữ trên 30 tuổi dễ mắc ung thư cổ tử cung; Ung thư vú dễ xuất hiện ở phụ nữ 40-50 tuổi; Người có lối sống không lành mạnh, sử dụng thường xuyên bia, rượu, thuốc lá, chất kích thích; lối sống không khoa học dẫn tới ung thư phổi; Người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính, bệnh nền và tiền sử bệnh lý người thân trong gia đình mắc bệnh ung thư là những người có tỉ lệ mắc ung thư cao hơn bình thường.
Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung
2.2. Quy trình khám tầm soát ung thư
Nhiều người cho rằng, muốn biết mắc bệnh ung thư hay không chỉ cần xét nghiệm máu. Tuy nhiên thực tế cho thấy, không một xét nghiệm máu đơn lẻ nào cho ra kết quả tầm soát bệnh ung thư chính xác. Khi khối u nằm trong giai đoạn đầu thường không đủ tạo lượng chất trong máu để phát hiện ung thư.
Tùy vào tình trạng của người khám, loại kiểm tra ung thư mà các xét nghiệm, kiểm tra sẽ khác nhau. Quy trình tầm soát thường được khái quát trong 3 bước từ lâm sàng tới cận lâm sàng.
Khám lâm sàng tổng quát là bước đầu tiên trong các gói khám sức khỏe và tầm soát tế bào ung thư. Bác sĩ nhận định sức khỏe thông qua các đo lường về thể lực (chiều cao, cân nặng, nhịp tim, huyết áp,…) cùng các bước thăm khám cơ bản các cơ quan cơ thể. Bệnh nhân cũng sẽ trao đổi với bác sĩ về đặc điểm, biểu hiện bất thường, tiền sử bệnh lý bản thân và gia đình, là cơ sở để bác sĩ có kết luận sơ bộ về tình hình sức khỏe của khách hàng.
Tìm hiểu thêm: Lấy cao răng có hết hôi miệng hay không
Xét nghiệm CA 19-9 chẩn đoán ung thư đường tiêu hóa
Bước Xét nghiệm bao gồm các xét nghiệm cơ bản và xét nghiệm khối u. Tương tự khám sức khỏe tổng quát, các kết quả xét nghiệm cơ bản là máu và nước tiểu giúp bác sĩ đánh giá chức năng hoạt động của gan, thận, hệ bài tiết, máu và chẩn đoán các bệnh lý liên quan.
Trong các xét nghiệm chỉ điểm khối u, tùy vào loại tầm soát sức khỏe – chẩn đoán ung thư mà bệnh nhân được chỉ định các xét nghiệm phù hợp, ví dụ:
- Xét nghiệm định lượng CA 15 – 3: Chẩn đoán ung thư vú
- Định lượng CA 19 – 9: Chẩn đoán ung thư đường tiêu hóa, mật, tụy
- Định lượng CEA: Chẩn đoán ung thư đại tràng, trực tràng
- Định lượng PSA toàn phần: Chẩn đoán ung thư Tuyến tiền liệt
- Định lượng CA125: Chẩn đoán ung thư buồng trứng…
Sau khi xét nghiệm, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán hình ảnh bằng phương pháp chụp cắt lớp, nội soi, X-quang, siêu âm,… nhằm phát hiện bệnh lý các tuyến, tạng và thăm dò khối u.
Tầm soát sớm ung thư không chỉ là xét nghiệm máu
3. Lưu ý khi tầm soát ung thư
Để tránh các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới kết quả khám, có thể dẫn tới hiện tượng “âm tính giả”, “dương tính giả”, bạn cần lưu ý một số vấn đề trước khi đi tầm soát sớm ung thư:
- Mặc đồ rộng rãi, gọn gàng để thuận tiện cho việc thăm khám
- Nhịn ăn sáng trước buổi khám
- Không uống nước ngọt, nước có ga, uống nhiều nước lọc trước buổi khám 9-12h
- Không sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá trước thời gian khám 24-48h
- Nữ giới nên đi khám trước hoặc sau kỳ kinh 5-7 ngày, không khám tầm soát trong kỳ kinh
- Lựa chọn địa chỉ khám chất lượng, trao đổi kỹ với cơ sở y tế thăm khám về gói tầm soát, lưu ý cần thực hiện
4. Thay đổi lối sống để ngăn ngừa ung thư
Tầm soát sớm ung thư là việc không thể thiếu nếu bạn không muốn dính tới “án tử” của y học thế giới. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tạo lập cho mình một lối sống đẹp, sống khỏe để phòng ngừa tối đa các dấu hiệu của căn bệnh thế kỷ. Sống lành mạnh, tập thể dục mỗi ngày; Hạn chế thịt đỏ, thịt chế biến sẵn, bổ sung nhiều rau xanh trong thực đơn hàng ngày; Hạn chế rượu bia, đồ uống có cồn; Tránh xa thuốc lá và chất kích thích; Giảm bớt đồ ngọt (Đường tinh luyện là chất gây nghiện lớn nhất thế giới, nhưng cũng được mệnh danh là “cái chết trắng”); Nói không với stress, sống thoải mái mỗi ngày – Đây là những thói quen sống cơ bản giúp bạn sống khỏe và lâu hơn.
>>>>>Xem thêm: Vì sao lại bị ê răng khi đeo hàm duy trì?
Bổ sung rau xanh trong thực đơn hàng ngày giúp ngăn ngừa ung thư
Chắc hẳn đọc tới đây, bạn đã có câu trả lời cho vấn đề “Tầm soát sớm ung thư có thực sự cần thiết hay không?”. Hãy chọn bản thân, chọn sống khỏe mỗi ngày bằng cách bảo vệ mình và kiểm tra sức khỏe thường xuyên nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.