Tán sỏi bàng quang bằng laser được xem là cuộc cách mạng trong điều trị loại sỏi này với nhiều ưu điểm vượt trội như an toàn, không xâm lấn và hạn chế tối đa nguy cơ tái phát. Cùng tìm hiểu về phương pháp này qua một số thông tin trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Tán sỏi bàng quang bằng laser – bước đột phá của nền y học
1. Tổng quan về sỏi bàng quang
Sỏi bàng quang là tình trạng các khối rắn như sỏi tích tụ trong bàng quang. Những khối rắn này hình thành do các khoáng chất trong nước tiểu lắng đọng và kết tinh lại với nhau tạo thành các tinh thể. Bên cạnh đó, sỏi bàng quang còn xuất hiện do hiện tượng sỏi được hình thành trước ở thận hoặc ở niệu quản rơi xuống.
Sỏi bàng quang có kích thước lớn sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Sỏi bàng quang có thể có một hoặc một nhóm sỏi cùng tồn tại và phát triển với các kích thước khác nhau. Với những viên sỏi nhỏ có thể tự bài tiết ra ngoài cơ thể theo đường tiểu. Hoặc có thể điều trị nội khoa kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý để tống xuất sỏi ra ngoài. Tuy nhiên khi phát triển đến một kích thước nhất định, sỏi bàng quang di chuyển, cọ xát có thể làm tổn thương niêm mạc bàng quang gây viêm loét, nhiễm khuẩn hoặc chảy máu. Tình trạng này kéo dài sẽ gây nên biến chứng rò bàng quang, thận ứ nước hoặc viêm thận. Khi này người bệnh cần phải can thiệp ngoại khoa để lấy sỏi và ngăn chặn các biến chứng xảy ra.
2. Tán sỏi bàng quang nội soi ngược dòng bằng laser
Tán sỏi bàng quang nội soi ngược dòng bằng laser là phương pháp làm sạch sỏi theo đường “tự nhiên”. Bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi niệu quản đi từ vùng niệu đạo đến bàng quang để tiếp cận trực tiếp viên sỏi. Sau đó sử dụng tia laser để « bắn phá » làm vỡ các viên sỏi thành những vụn sỏi rất nhỏ rồi hút bỏ ra ngoài.
Đây là phương pháp điều trị hiện đại, không xâm lấn, giúp làm sạch sỏi và hạn chế tối đa nguy cơ tái phát sỏi.
Tìm hiểu thêm: Phòng ngừa viêm tiết niệu ở trẻ
Tán sỏi bàng quang bằng laser là phương pháp điều trị sỏi không xâm lấn, giúp làm sạch sỏi theo đường “tự nhiên”
3. Chỉ định và chống chỉ định khi nội soi tán sỏi bàng quang bằng laser
3.1. Chỉ định nội soi tán sỏi bàng quang bằng laser :
Người bệnh có sỏi bàng quang kích thước trên 10mm.
Sỏi bàng bàng có kích thước dưới 10mm nhưng không thể di chuyển xuống vị trí thấp hơn của niệu quản để đi ra ngoài.
3.2. Chống chỉ định nội soi tán sỏi bàng quang bằng laser :
Người bệnh bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu điều trị chưa dứt điểm.
Người bệnh có niệu quản hẹp hoặc gấp khúc không đặt được máy nội soi tán sỏi
Người bệnh bị rối loạn chức năng đông máu đang dùng thuốc chống đông.
Người bệnh thận ứ nước độ III, IV hoặc suy giảm chức năng thận
Tất các các căn cứ trên đều được xác định thông qua bệnh sử, xét nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng để đánh kích thước của sỏi cũng như tình trạng bệnh lý của người bệnh về khả năng đông máu, tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu.
4. Ưu – nhược điểm của tán sỏi bàng quang nội soi ngược dòng bằng laser
4.1. Ưu điểm:
Tán sỏi bàng quang nội soi ngược dòng có những ưu điểm vượt trội như:
Tán được tất cả các loại sỏi bàng quang, kể cả sỏi có kích thước lớn với hiệu quả đạt gần như 100%.
Người bệnh không có bất kỳ vết mổ nào trên cơ thể, không có biến chứng của phẫu thuật.
Thời gian phẫu thuật nhanh (khoảng 60 phút), không quá phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro như phương pháp mổ mở.
Người bệnh không phải chịu đau đớn trong hoặc sau khi phẫu thuật
Thời gian nằm viện ngắn. Thời gian người bệnh hồi phục sức khỏe nhanh. Người bệnh có thể đi lại và hoạt động sau vài và ra viện sau 1 ngày.
4.2. Nhược điểm:
Một số trường hợp không thể tiến hành tán sỏi bằng laser như người bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, người có bệnh lý về niệu đạo…
Có thể gặp một số biến chứng sau phẫu thuật như tổn thương bàng quang, thủng bàng quang, người bệnh có lẫn máu trong nước tiểu…
5. Kỹ thuật nội soi tán sỏi bàng quang ngược dòng bằng laser
Nội soi tán sỏi bàng quang ngược dòng bằng laser được thực hiện trình tự theo các bước sau:
Vô cảm người bệnh bằng phương pháp gây tê tủy sống hoặc gây mê nội khí quản. Sau đó đặt người bệnh ở tư thế sản khoa.
Bác sĩ tiến hành đặt máy nội soi vào bàng quang. Đưa máy vào từ từ, vừa đưa vào vừa kiểm tra niệu đạo để đánh giá các tổn thương đi kèm nếu có. Khi máy vào bàng quang bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá cổ bàng quang, thành bàng quang, các lỗ niệu quản và sỏi bàng quang.
Đưa máy tán laser vào và tiến hành tán sỏi bàng quang thành những mảnh vụn nhỏ. Trong quá trình tán sỏi, tránh để dây Laser chạm vào thành bàng quang. Bởi tia Laser có thể làm tổn thương niêm mạc – thành bàng quang gây biến chứng thủng thành bàng quang.
Sau khi đã tán nhỏ viên sỏi đến kích thước vừa đủ thì đặt vỏ nòng ống soi bàng quang dùng bơm lớn bơm rửa, lấy hết cặn sỏi nhỏ ra ngoài.
Tiến hành sỏi kiểm tra lại. Nếu còn sỏi có thể tán laser tiếp rồi bơm rửa cho hết. Khi đã hết sỏi, tiến hành đặt sonde JJ, rửa bàng quang liên tục để tránh máu cục, rửa các vụn – cặn sỏi nhỏ ra ngoài.
Thời gian phẫu thuật một ca tán sỏi kéo dài trung bình khoảng 60 phút. Sau khi kết thúc, người bệnh sẽ được đưa về phòng bệnh nghỉ ngơi. Sonde JJ sẽ được rút ra sau 2 tuần tán sỏi. Người bệnh ra viện sau 24 giờ
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu 2 bệnh đường tiết niệu thường gặp nhất
Các bác sĩ đang thực hiện kỹ thuật nội soi tán sỏi bàng quang bằng laser tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc.
6. Dinh dưỡng sau tán nội soi tán sỏi bàng quang ngược dòng bằng laser
Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh sau tán sỏi sẽ giúp bài tiết viết các mảnh sỏi vụn sỏi nhỏ theo đường tiểu ra ngoài cơ thể. Vì vậy người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống có lợi để vừa tốt cho hệ tiêu hóa, tống xuất nhanh sỏi ra bên ngoài và hạn chế tái phát sỏi. Cụ thể:
Uống đủ nước mỗi ngày giúp tăng cường đường bài tiết nước tiểu. Khí đó những cặn sỏi còn sót lại có thể tự đào thải ra ngoài bài. Đồng thời ngăn là quá trình hình thành sỏi.
Ăn những loại thực phẩm tốt cho tiêu hóa ra để cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt. Đồng thời cũng giúp người bệnh hạn chế táo bón gây áp lực lên ổ bụng hiệu quản.
Bổ sung những loại thực phẩm có chứa tính chất kháng khuẩn.
Không ăn những thức ăn cứng khó tiêu yêu; đồ ăn mặn; đồ ăn nhiều dầu mỡ hay những thực phẩm giàu chất oxalat.
Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia và sử dụng đồ uống có chứa các chất kích thích.
Nội soi tán sỏi bàng quang bằng laser là phương pháp điều trị hiện đại, không xâm lấn và cho kết quả điều trị cao. Tuy nhiên phương pháp này cần được thực hiện tại cơ bệnh viện lớn có đầy đủ trang thiết bị hiện đại để hỗ trợ tốt nhất cho chẩn đoán và điều trị.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.