Sau khi tán sỏi kiêng ăn gì để ngăn ngừa tái phát, hồi phục nhanh là băn khoăn của nhiều người bệnh đã và đang chuẩn bị tiến hành điều trị. Chế độ ăn uống sau tán sỏi là rất quan trọng giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi và giảm đối đa nguy cơ tái phát.
Bạn đang đọc: Tán sỏi kiêng ăn gì để ngăn ngừa tái phát?
1. Tìm hiểu khái quát về phương pháp tán sỏi
Y học hiện đại, nhiều công nghệ mới được nghiên cứu giúp cho việc điều trị các loại bệnh lý dễ dàng hơn, trong đó có bệnh sỏi. Ngoài phương pháp mổ mở truyền thống, điều trị nổi khoa, hiện nay có Phương pháp tán sỏi công nghệ cao Với đang được nhiều ưu điểm nổi trội, tán sỏi đang được nhiều bác sĩ và bệnh nhân lựa chọn để chấm dứt những cơn đau sỏi kéo dài.
Bản chất của phương pháp tán sỏi là dùng nguồn năng lượng (sóng điện từ, tia laser) tán vụn sỏi thành nhiều mảnh nhỏ. Hiện nay có 4 phương pháp tán sỏi công nghệ cao đang được ứng dụng rộng rãi:
– Tán sỏi ngoài cơ thể: Sử dụng sóng điện từ để tán vỡ sỏi mà không cần phẫu thuật, các mảnh vụn sỏi sẽ trôi ra ngoài theo đường nước tiểu. Với ưu điểm không đau, không xâm lấn, hồi phục nhanh và tiết kiệm thời gian, phương pháp này được đại đa số các bệnh nhân phản hồi tích cực. Tuy nhiên, phương pháp này áp dụng trong các trường hơp:
+ Sỏi thận
+ Sỏi niệu quản ⅓ trên sát bể thận và
Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể được áp dụng mang lại hiệu quả điều trị cao
– Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser: Sử dụng ống luồn theo đường ống tự nhiên của cơ thể (đường dẫn nước tiểu) để tán vỡ các viên sỏi thành mảnh vụn và thoát ra qua nước tiểu. Phương pháp này không có vết mổ, không mang lại bất kì cơn đau nào cho bệnh nhân. Sau tán sỏi, bệnh nhân chỉ cần theo dõi sức khỏe 1 ngày và được xuất viện về nhà ngay. Phương pháp này áp dụng với:
+ Sỏi niệu quản 1/3 giữa và 1/3 dưới
+ Sỏi bàng quang > 1cm hoặc
– Tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser: Đây là kỹ thuật thực hiện bằng việc đưa ống nội soi mềm lên niệu quản và thận, vào các đài thận và tán vỡ sỏi… Phương pháp này điều trị sỏi thông qua đường tiểu nên không có vết mổ, không đau đớn, hồi phục nhanh, theo dõi 2 ngày tại bệnh viện là bạn có thể xuất viện. Bệnh nhân có sỏi thận
– Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ bằng laser: Phương pháp này được sử dụng những dụng cụ y tế chuyên dụng đưa qua da, thông qua da vùng lưng tiếp cận viên sỏi, đưa máy nội soi vào kết hợp với năng lượng laser tán vỡ sỏi sau đó hút ra ngoài. Phương pháp này chỉ để lại vết rạch nhỏ khoảng 5mm, hạn chế tối đa đau đớn cho bệnh nhân, giảm nguy cơ biến chứng. Đồng thời, chỉ sau 7 ngày theo dõi tại bệnh viện, bệnh nhân sẽ được về nhà. Phương pháp này sử dụng cho:
+ Sỏi thận > 1.5cm;
+ Sỏi niệu quản ⅓ trên và > 1.5cm
Tìm hiểu thêm: Cần cảnh giác với hiện tượng sỏi xuống bàng quang
Bệnh nhân được thực hiện tán sỏi qua da đường hầm nhỏ bằng laser tại Bệnh viện Thu Cúc.
2. Chế độ ăn uống quan trọng thế nào với bệnh nhân vừa tán sỏi?
Sau khi tán sỏi, cơ thể người bệnh sẽ dần dần đào thải các mảnh nhỏ ra khỏi cơ thể. Và quá trình này cần thời gian để mảnh sỏi di chuyển được xuống bàng quang và thoát ra qua nước tiểu. Tùy vào tình trạng và số lượng vụn sỏi mà thời gian đào thải sỏi của mỗi người khác nhau.
Do vậy, chế độ ăn uống cho người bệnh vừa điều trị tán sỏi là vô cùng quan trọng, sự tuân thủ đúng những hướng dẫn chăm sóc sau mổ cùng những lưu ý trong chế độ ăn uống như tán sỏi kiêng ăn gì, nên ăn gì…quyết định lớn đến thành công của liệu pháp điều trị, góp phần rất lớn trong việc hồi phục của bệnh nhân. Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cho hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn, sỏi được đào thải ra ngoài nhanh chóng, hạn chế tối đa tình trạng bệnh tái phát lại.
3. Tán sỏi kiêng ăn gì để nhanh hồi phục, tránh tái phát?
3.1. Tán sỏi kiêng ăn gì – Kiêng ăn nhiều muối
Natri là thành phần chính trong muối ăn, thành phần này khi gặp Oxalat sẽ tạo sỏi. Lượng muối quá nhiều trong khẩu phần ăn sẽ làm gia tăng các vấn đề về thận và tiết niệu. Các chuyên gia khuyến cáo rằng chỉ nên ăn khoảng 2.3 gam muối mỗi ngày đối với những người bị sỏi.
3.2. Kiêng ăn nhiều đường
Sau khi tán sỏi, người bệnh nên hạn chế các loại thực phẩm tính ngọt như đường, sữa, kẹo bánh, sôcôla,… do các thành phần trong đường sucrose và fructose làm tăng nguy cơ tạo sỏi và các bệnh lý khác như đái tháo đường. Đặc biệt, ăn nhiều socola còn làm tăng lượng oxalate trong máu và thúc đẩy nguy cơ hình thành sỏi.
3.3. Kiêng thực phẩm nhiều hàm lượng đạm
Đạm là một chất cần thiết, giúp cơ thể phục hồi sau tán sỏi. Tuy nhiên, bệnh nhân sau khi tán sỏi không nên ăn quá nhiều thực phẩm chứa đạm, bởi việc tiêu thụ đạm quá nhiều có thể gây tích tụ acid uric trong máu, tạo thành muối urat tích tụ tại thận và kích thích tạo sỏi.
Người bệnh nên duy trì một lượng đạm vừa đủ trong chế độ sinh hoạt hàng ngày, không nên ăn liên tục nhiều bữa đạm và không nên ăn đạm quá nhiều trong một ngày. Thay vào đó, người bệnh có thể thêm rau củ, trái cây tươi vào thực đơn.
>>>>>Xem thêm: Những dấu hiệu đầu tiên của viêm đường tiết niệu
Không nên quá nhiều thực phẩm chứa đạm cho người bệnh vừa điều trị tán sỏi.
3.4. Kiêng thực phẩm chứa nhiều Oxalat
Những loại thực phẩm chứa nhiều oxalat rất tốt cho sức khỏe; không chỉ ngăn ngừa lão hóa mà còn cải thiện sức đề kháng. Tuy nhiên, những người mới tán sỏi nên hạn chế sử dụng nhóm thực phẩm này. Lượng oxalat quá cao trong máu có thể tạo sỏi. Đối với người bệnh vừa tán sỏi, lượng vụn sỏi trong cơ thể vẫn còn, vì thế phòng tránh các nguy cơ tạo sỏi mới là điều vô cùng cần thiết.
3.5. Kiêng thức ăn cứng, cay nóng
Tuyệt đối không nên sử dụng các loại thực phẩm quá cay hoặc quá cứng trong thực đơn cho người vừa tán sỏi. Bởi sau khi tán, nhiều trường hợp bệnh nhân bị táo bón, khó tiêu. Những thức ăn quá cay và quá nóng sẽ khiến dạ dày, hệ tiêu hóa hoạt động với công suất cao khiến bệnh nhân khó chịu, tình trạng táo bón cũng kéo dài hơn.
3.6. Kiêng thực phẩm dầu mỡ
Thực phẩm dầu mỡ và đồ ăn nhanh đa phần đều chứa hàm lượng đạm và muối cao. Để cân bằng dinh dưỡng mà vẫn đảm bảo chăm sóc cho cơ thể sau tán sỏi, người bệnh có thể chế biến món ăn hấp, luộc thay vì chiên, xào.
3.7. Tán sỏi kiêng ăn gì – Kiêng các loại đồ uống có cồn
Việc uống các loại đồ uống có cồn như: rượu, bia, cà phê… sẽ làm giảm tốc độ hồi phục. Người bệnh sau khi điều trị sỏi nên hạn chế sử dụng các loại đồ uống này. Thay vào đó, bạn nên uống nhiều nước để thải độc, đồng thời đẩy nhanh quá trình thoát sỏi ra ngoài.
Ngoài việc lưu ý những thực phẩm trên, bạn cũng nên kết hợp với bổ sung một số thực phẩm có lợi như: thực phẩm nhiều chất xơ, nhiều hàm lượng canxi, thực phẩm có tác dụng kháng khuẩn hoặc chứa nhiều vitamin A,D… Bạn cũng nên phối hợp một chế độ sinh hoạt khoa học để quá trình hồi phục sau điều trị diễn ra nhanh nhất, tránh tái phát bệnh về sau.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.