Tán sỏi ngoài cơ thể có được bảo hiểm không?

Chi phí điều trị tán sỏi ngoài cơ thể là yếu tố rất nhiều bệnh nhân quan tâm, trong đó việc điều trị tán sỏi ngoài cơ thể có được bảo hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về chế độ bảo hiểm cho người bệnh khi điều trị tán sỏi tại các cơ sở y tế.

Bạn đang đọc: Tán sỏi ngoài cơ thể có được bảo hiểm không?

1. Những thông tin quan trọng về tán sỏi ngoài cơ thể

1.1 Chỉ định điều trị với tán sỏi ngoài cơ thể

Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp sử dụng máy tán sỏi công nghệ cao đưa sóng xung kích tác động đến cơ thể người bệnh, từ đó làm vỡ vụn sỏi. Các mảnh vụn của sỏi sẽ được đào thải ra ngoài cùng với nước tiểu sau khoảng 2 – 4 tuần điều trị.

Mỗi liệu trình tán sỏi ngoài cơ thể sẽ sử dụng 3000 nhịp sóng xung kích, thời gian điều trị từ 30 phút đến 45 phút. Trong quá trình này, người bệnh không trải qua đau đớn hay xâm lấn đến cơ thể. Do đó, quá trình phục hồi của phương pháp này diễn ra rất nhanh.

Tán sỏi ngoài cơ thể có được bảo hiểm không?

Tán sỏi ngoài cơ thể là một phương pháp điều trị sỏi tiết niệu công nghệ cao không cần mổ

Tuy nhiên, không phải bệnh nhân sỏi niệu nào cũng có thể điều trị với phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể. Các chỉ định cụ thể của phương pháp này như sau:

–  Áp dụng với sỏi thận kích thước nhỏ hơn 1.5 cm.

–  Áp dụng với sỏi niệu quản 1/3 trên, vị trí sát với bể thận và kích thước nhỏ hơn 1 cm.

Ngoài ra, sỏi thận tái phát hoặc sót sỏi sau phẫu thuật cũng có thể được chỉ định tán sỏi ngoài cơ thể.

1.2 Chống chỉ định về tán sỏi ngoài cơ thể

Bên cạnh những chỉ định trên, nếu một số điều kiện không đáp ứng được, người bệnh cũng không thể điều trị với phương pháp này:

– Không sử dụng phương pháp với phụ nữ đang có thai

– Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường niệu cấp tính chưa điều trị khỏi hẳn

– Không áp dụng với người đang có nhiễm khuẩn huyết, máu khó đông hoặc uống thuốc chống đông máu

– Bệnh nhân đang có tắc nghẽn dưới viên sỏi: Hẹp niệu quản, niệu quản bị dị dạng…

– Bệnh nhân bị bệnh lý nền nghiêm trọng như: suy gan, suy thận, tim mạch…

Bên cạnh đó, một số trường hợp chống chỉ định với tán sỏi ngoài cơ thể nhưng nếu được bác sĩ chuyên khoa tư vấn, bệnh nhân vẫn có thể xem xét sử dụng phương pháp này:

– Dị dạng cột sống

– Bệnh cao huyết áp chưa được kiểm soát ổn định

– Thể trạng béo phì

– Thận lạc chỗ, hẹp đoạn nối niệu quản – bể thận

1.3 Lợi ích khi tán sỏi ngoài cơ thể

Với những ưu điểm vượt trội so với nhiều phương pháp khác, tán sỏi ngoài cơ thể đã khắc phục được nhiều thời gian và chi phí cho khách hàng:

– Tỉ lệ hết sỏi đạt gần như tuyệt đối.

– Thời gian tán sỏi và ở lại bệnh viện được rút ngắn.

– Bảo toàn chức năng cơ thể.

– Không gây đau đớn, không cần mổ mở, hạn chế tối đa biến chứng.

– Hồi phục sau điều trị từ 1 – 3 ngày, nhanh chóng hòa nhập lại cuộc sống thường ngày.

– Mức chi phí hợp lý so với công nghệ điều trị hiện đại.

Tìm hiểu thêm: Nhiễm trùng đường tiết niệu, làm sao để phòng ngừa?

Tán sỏi ngoài cơ thể có được bảo hiểm không?

Mức chi phí của tán sỏi ngoài cơ thể rất hợp lý so với công nghệ điều trị hiện đại

2. Tán sỏi ngoài cơ thể có áp dụng với bảo hiểm không?

2.1 Tán sỏi ngoài cơ thể có được dùng bảo hiểm không phụ thuộc vào những chi phí người bệnh cần thanh toán

Có thể đánh giá so với các phương pháp điều trị tán sỏi khác, tán sỏi ngoài cơ thể được coi là phương pháp điều trị có mức chi phí thấp nhất và cũng có ít mức chi phí phát sinh nhất. Cụ thể người bệnh cần thanh toán:

– Chi phí vật tư tiêu hao: chi phí sử dụng máy tán sỏi, các dụng cụ y tế hỗ trợ tán sỏi…

– Chi phí điều trị với bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ tay nghề càng cao, mức chi phí càng lớn.

– Chi phí khám, xét nghiệm ban đầu, chi phí giường bệnh, chi phí thuốc điều trị…

– Chi phí dịch vụ y tế

– Chi phí nằm viện và đi lại không đáng kể bởi với phương pháp này, người bệnh có thể đi về trong ngày.

– Chi phí di chuyển nếu người bệnh ở xa cơ sở y tế.

Bên cạnh những chi phí kể trên, trường hợp người bệnh tái phát sỏi cần tiếp tục điều trị, mức chi phí sẽ tăng lên. Do đó, người bệnh nên lưu ý điều trị sớm sỏi tiết niệu, đồng thời, xây dựng lối sống và sinh hoạt lành mạnh sau điều trị, tránh tái phát sỏi.

Tán sỏi ngoài cơ thể có được bảo hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Những lưu ý quan trọng khi nội soi ngược dòng niệu quản

Tán sỏi có được bảo hiểm không phụ thuộc vào những chi phí người bệnh cần thanh toán

2.2 Tán sỏi ngoài cơ thể có được dùng bảo hiểm không – những lưu ý quan trọng khi sử dụng bảo hiểm y tế

Để trả lời cho câu hỏi tán sỏi ngoài cơ thể có được áp dụng bảo hiểm không, người bệnh cần nắm được những thông tin quan trọng về chế độ bảo hiểm.

Hiện nay, hầu hết tất cả các phương pháp điều trị sỏi đều được chi trả với quỹ bảo hiểm y tế, trong đó có tán sỏi.

Bệnh nhân cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, thẻ bảo hiểm y tế khi thanh toán tại bệnh viện. Nhân viên y tế sẽ kiểm tra thông tin và thẻ bảo hiểm và sẽ giảm trừ chi phí cho người bệnh:

Bảo hiểm y tế đang áp dụng cho cả bệnh viện công và bệnh viện tư, đảm bảo tối đa lợi ích và quyền lợi cho người bệnh điều trị tán sỏi ngoài cơ thể.

Bên cạnh bảo hiểm y tế, hầu hết còn có nhiều loại bảo hiểm bảo lãnh, bảo hiểm phúc lợi khác giúp ng bệnh giảm thiểu tối đa chi phí điều trị cho người bệnh.

Giá trị được giảm trừ và % giảm trừ tùy thuộc vào cơ sở y tế mà người bệnh lựa chọn, nếu chi phí điều trị cao, người bệnh sẽ được giảm trừ nhiều hơn. Đồng thời, người bệnh cũng nên tham khảo trước về chế độ bảo hiểm trước khi tiến hành điều trị. Hầu hết các cơ sở hiện nay cho áp dụng đồng thời bảo hiểm y tế và bảo hiểm bảo lãnh.

Đồng thời, hiện nay nhiều cơ sở y tế áp dụng đồng thời bảo hiểm với các chương trình khuyến mại theo kỳ, theo đợt, theo tháng hoặc nhân dịp đặc biệt…; người bệnh lựa chọn thời điểm này điều trị thì mức chi phí sẽ giảm nhiều hơn và chất lượng điều trị và dịch vụ vẫn tương đương. Người bệnh nên tìm hiểu kĩ trước khi lựa chọn cơ sở điều trị để đạt được kết quả tốt mà vẫn phù hợp với kinh tế của bản thân.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *