Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser trong điều trị sỏi tiết niệu

Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser được xem như một cuộc cách mạng trong điều trị sỏi tiết niệu. Phương pháp này an toàn và có hiệu quản điều trị rất cao. Cùng tìm hiểu chi tiết về phương pháp tán sỏi này.

Bạn đang đọc: Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser trong điều trị sỏi tiết niệu

1. Tìm hiểu chung về phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser

Đây là phương là phương pháp sử dụng năng lượng laser bắn vỡ cấu trúc sỏi tiết niệu. Thiết bị nội soi sẽ được đưa qua đường tự nhiên của cơ thể (đường dẫn nước tiểu). Đi từ niệu đạo lên bàng quang, niệu quản.

Sỏi được tán nhỏ thành nhiều mảnh vụn. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng rọ bắt sỏi, đưa sỏi vụn ra khỏi cơ thể.

Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser trong điều trị sỏi tiết niệu

Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser được áp dụng rộng rãi trong điều trị sỏi tiết niệu

1.1. Ai sẽ được chỉ định tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser

Áp dụng cho bệnh nhân có sỏi đài bể thận, kích thước dưới 3cm. Sỏi có thể một viện hoặc phối hợp nhiều viên.

Bệnh nhân bị sót sỏi hoặc tái phát sỏi sau mổ phúc mạc.

Bệnh nhân có sỏi niệu quản đoạn ⅓ dưới và đoạn ⅓ giữa, kích thước từ 0.6cm đến 1.5cm.

Bệnh nhân có sỏi niệu quản kích thước dưới 0.6cm, điều trị nội khoa nhưng không có cải thiện.

Bệnh nhân có sỏi tiết niệu trên vị trí sa lồi niệu quản.

Tán sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo, sỏi niệu quản ⅓ giữa và dưới cho cả nam và nữ. Riêng nữ giới có thể tán được sỏi niệu quản đoạn ⅓ trên.

1.2 Những bệnh nhân nào không áp dụng được tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser

Đây là phương pháp tán sỏi rất hiện đại, nhưng không phải ai cũng có thể áp dụng được. Các trường hợp sau đây, chống chỉ định với phương pháp tán sỏi này là:

Những phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ.

Những người bệnh mãn tính như gặp phải các vấn đề tim mạch, huyết áp, rối loạn đông máu.

Những người bị hẹp niệu đạo, có bất thường về niệu quản.

Những bệnh nhân đang gặp phải vấn đề nhiễm trùng hoặc bệnh cấp tính.

2. Những ưu điểm vượt trội của tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser

Nếu như trước đây người bệnh sỏi thận không có sự lựa chọn ngoài việc mổ mở gây nhiều đau đớn. Không chỉ thế người bệnh còn bị mất nhiều máu, ảnh hưởng tới chức năng của thận sau mổ, lâu hồi phục… Tán sỏi nội soi ngược dòng ra đời đã khắc phục mọi hạn chế, được xem như một bước tiến vượt bậc trong điều trị sỏi tiết niệu. Ngày nay, phương pháp này hầu như là lựa chọn tối ưu của bác sĩ trong chỉ định điều trị sỏi tiết niệu bởi những ưu điểm:

– Tán được sỏi kích thước lớn và ở nhiều vị trí khác nhau.

– Phương pháp điều trị sỏi không xâm lấn vì tán sỏi theo đường tự nhiên.

– Sạch sỏi tối đa chỉ trong một lần tán. Tỷ lệ người bệnh phải tán sỏi nội soi ngược dòng lần thứ 2 cực kỳ ít.

– Hiệu quả điều trị cao, không có vết mổ và không để lại sẹo.

– Hầu như sẽ không gây ảnh hưởng đến chức năng thận sau thực hiện.

– Không đau trong quá trình tán sỏi do người bệnh được gây tê tủy sống hoặc gây mê nội khí quản.

– Hạn chế tối đa, hầu như không có biến chứng nguy hiểm sau tán sỏi.

– Bệnh nhân lưu viện ngắn, trung bình chỉ 1 đến 3 ngày có thể về nhà.

– Chăm sóc hậu phẫu đơn giản, nhẹ nhàng hơn.

Tìm hiểu thêm: Lý giải: Mổ sỏi bàng quang có nguy hiểm không? 

Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser trong điều trị sỏi tiết niệu

Phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng là một kỹ thuật khó cần được thực hiển ở cơ sở y tế chuyên khoa

3. Các bước tiến hành tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser

– Sau khi thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, người bệnh được đưa vào phòng tán sỏi vô khuẩn. Tại đâu người bệnh được đặt nằm ngửa theo tư thế sản khoa. Bác sĩ gây mê tiến hành gây mê tủy sống hoặc gây mê nội khí quản.

– Tiếp đó, bác sĩ sử dụng một ống nội soi đi ngược dòng theo đường nước tiểu. Ống nội soi đi theo đường niệu đạo lên bàng quang và niệu quản. Đầu ống nội soi gắn camera và phóng đại hình ảnh lên màn hình nên bác sĩ có thể dễ dàng thao tác.

– Dây laser theo đường dẫn tiếp cận sỏi, năng lượng laser giúp phá vỡ viên sỏi thành nhiều mảnh.

– Sau quá trình thực hiện tán sỏi trung bình khoảng 30 phút. Các mảnh vụn sỏi sẽ được hút nhẹ nhàng đưa ra khỏi cơ thể theo đường dẫn ban đầu.

– Cuối dùng bác sĩ tiến hành đặt một sonde JJ từ thận xuống bàng quang giúp việc lưu thông nước tiểu những ngày đầu sau tán dễ dàng hơn. Sonde JJ này sẽ được loại bỏ theo thời gian chỉ định của bác sĩ điều trị. Việc loại bỏ sỏi tiết niệu hoàn thành.

4. Có nguy cơ xảy ra biến chứng khi điều trị sỏi tiết niệu không?

Đây là phương pháp tán sỏi công nghệ cao rất hiện đại. Nhưng trong điều trị ngoại khoa vẫn có thể xảy ra biến chứng như:

– Tai biến do thuốc gây tê, gây mê tác động lên tim mạch hoặc hô hấp.

– Những tai biến trong quá trình thực hiện tán sỏi:

Tổn thương niệu quản các cấp độ từ rách niêm mạc đến nặng là thủng niệu quản, đứt niệu quản…

Biến chứng gây chảy máu, viêm đường niệu…

Hoặc có thể tán sỏi thất bại buộc phải mổ mở để lấy sỏi.

Xảy ra các biến chứng này là hiếm gặp và thường do trình độ bác sĩ không đảm bảo. Vì vậy, điều trị sỏi tiết niệu hiệu quả và an toàn người bệnh cần lựa chọn bệnh viện uy tín.

5. Chăm sóc bệnh nhân sau thực hiện tán sỏi như thế nào cho đúng

Việc chăm sóc người bệnh sau tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser đóng vai trò quan trọng. Chế độ chăm sóc tốt giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sau tán sỏi. Đồng thời hạn chế tái phát sỏi rất hiệu quả.

Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser trong điều trị sỏi tiết niệu

>>>>>Xem thêm: Tán sỏi qua da có nguy hiểm không? – Góc giải đáp

Uống đủ nước sau tán sỏi rất tốt cho sức khỏe và giúp hạn chế tái phát sỏi

5.1. Chăm sóc về chế độ ăn uống và sinh hoạt

Một số lưu ý quan trọng về chế độ ăn uống và sinh hoạt có thể giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng sau tán sỏi.

– Sau thực hiện tán sỏi người bệnh nên ăn các thực phẩm được chế biến mềm và dễ tiêu hóa. Có thể chế biến món ăn thành cháo, súp, canh… Nhằm dễ ăn, dễ hấp thu và hạn chế táo bón.

– Từ 2 đến 3 ngày sau tán sỏi bổ sung các thực phẩm giàu năng lượng để nhanh hồi phục.

– Đặc biệt chú ý việc bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể. Giai đoạn sau tán sỏi, cơ thể đủ nước giúp tăng cường đào thải các cặn sỏi ra khỏi cơ thể. Ngoài bổ sung nước lọc, một số loại nước tốt cho người bệnh sỏi tiết niệu như nước ép rau cần tây, nước cam, nước chanh… Cũng có thể bổ sung các loại nước uống và thực phẩm có tính kháng khuẩn như hàng, mật ong, gừng, nghệ… với số lượng vừa phải.

– Từ 10 ngày trở ra sau tán sỏi, người bệnh có thể trở lại công việc học tập và làm việc bình thường.

5.2. Những chú ý về thăm khám định kỳ sau tán sỏi

Sỏi tiết niệu là một bệnh rất dễ mắc và cũng rất dễ tái phát sau điều trị. Do đó, để tránh các nguy cơ có thể bị tái phát sỏi sau tán, người bệnh nên khám định kỳ kiểm tra sức khỏe 1 năm 2 lần.

Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser là phương pháp tán sỏi công nghệ cao. Để thực hiện phương pháp này bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và thực hiện.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *