Tán sỏi qua da là một trong những phương pháp điều trị sỏi tiết niệu hiện đại, ít xâm lấn, tỷ lệ sạch sỏi cao mà hạn chế tối đa những tổn thương cho cơ thể. Nhờ những ưu điểm trên mà phương pháp này được rất nhiều người bệnh quan tâm và vấn đề tán sỏi qua da hết bao nhiêu tiền cũng là thắc mắc của không ít người.
Bạn đang đọc: Tán sỏi qua da hết bao nhiêu tiền? Nên tán sỏi ở đâu?
1. Giải đáp tán sỏi qua da hết bao nhiêu tiền?
Tán sỏi qua da hết bao nhiêu tiền là mối quan tâm của nhiều người bệnh khi lựa chọn phương pháp này để điều trị sỏi tiết niệu.Theo đó, chi phí tán sỏi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:
1.1 Mức độ bệnh
Kích thước sỏi càng lớn, có nhiều sỏi hay sỏi nằm ở các vị trí phức tạp thì độ khó của ca mổ sẽ càng tăng. Đặc biệt khi sỏi đã gây ra một số biến chứng thì yêu cầu kỹ thuật của quá trình tán sỏi cũng cao hơn nhiều. Hiển nhiên, chi phí cho ca tán sỏi cũng cao hơn.
Tán sỏi qua da hết bao nhiêu tiền phụ thuộc vào số lượng sỏi và tình trạng của người bệnh
1.2 Tình trạng sức khỏe của người bệnh
Nếu người bệnh thể trạng yếu hoặc đang mắc một số bệnh lý kèm theo như tăng huyết áp, đái tháo đường,.. thì cần điều trị ổn định trước khi tiến hành tán sỏi.
1.3 Dịch vụ tại cơ sở y tế
Chi phí tán sỏi tiết niệu qua da cũng có sự khác biệt giữa các bệnh viện. Thông thường các bệnh viện có đội ngũ bác sĩ giỏi, chuyên môn cao; đầu tư mạnh mẽ về trang thiết bị hiện đại cũng như dịch vụ chăm sóc chu đáo, tận tình thì chi phí tán sỏi cũng nhỉnh hơn.
1.4 Các chi phí khác
Bên cạnh các chi phí kể trên, còn có một số chi phí khác như: chi phí thăm khám ban đầu, chi phí xét nghiệm, thời gian, nằm viện sau tán sỏi, chi phí tái khám,…
Ngoài ra nếu người bệnh có bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm bảo lãnh thì sẽ được hỗ trợ một phần chi phí.
Để biết chính xác tán sỏi qua da hết bao nhiêu tiền, người bệnh nên tới trực tiếp bệnh viện để thăm khám và tư vấn cụ thể với bác sĩ chuyên khoa.
2. Tán sỏi qua da được thực hiện khi nào?
Sỏi tiết niệu là những tinh thể rắn, hình thành từ muối và các chất khoáng trong nước tiểu. Sỏi có thể gặp ở bất cứ cơ quan nào của hệ tiết niệu: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị sỏi tiết niệu: mổ hở, mổ nội soi lấy sỏi, tán sỏi ngoài da, tán sỏi nội soi ngược dòng, tán sỏi qua da… Trong đó, quán sỏi tiết niệu qua da ngày càng được sử dụng phổ biến. Phương pháp này nhìn chung thường được chỉ định trong các trường hợp sỏi có kích thước lớn và phức tạp như:
- Sỏi thận có kích thước trên 1.5cm
- Sỏi niệu quản đoạn 1/3 trên và có kích thước trên 1.5cm
- Người bệnh không thực hiện được bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể hoặc đã áp dụng phương pháp này nhưng sỏi tái phát.
- Người bị sỏi thận kèm theo các vấn đề hẹp khúc nối bể thận – niệu quản, hẹp cổ đài bể thận,…
Tìm hiểu thêm: Những thông tin cần biết về điều trị ngoại khoa sỏi tiết niệu
Tán sỏi qua da là phương pháp được chỉ định cho nhiều trường hợp sỏi phức tạp, có kích thước lớn.
Tán sỏi qua da chống chỉ định trong các trường hợp
- Người bệnh đang bị viêm đường tiết niệu
- Người bệnh đang bị rối loạn đông máu hay có bất thường về mạch máu quanh thận với nguy cơ chảy máu nặng.
- Người bệnh có chống chỉ định với gây mê toàn thân: suy tim, suy hô hấp,..
3. Kỹ thuật tán sỏi tiết niệu qua da
Người bệnh được gây mê toàn thân và được chuyển sang tư thế nằm nghiêng. Bác sĩ sẽ tạo một đường hầm nhỏ có kích thước khoảng 6 – 10mm từ ngoài da vào trong thận hoặc vị trí có sỏi trong đường tiết niệu. Đưa dụng cụ nội soi qua đường hầm. Kiểm tra và sử dụng năng lượng laser phá vỡ sỏi thành những mảnh nhỏ và gắp ra ngoài qua ống nội soi. Sau đó, bác sĩ sẽ đặt dẫn lưu hố thận và ống thông niệu đạo để đảm bảo nước tiểu được dẫn lưu tốt nhất. Sau tán, bác sĩ sẽ tiến hành khâu và băng lại vết rạch, chuyển sang phòng hồi sức Thời gian tán sỏi kéo dài trung bình khoảng 2 giờ,
4. Ưu – nhược điểm của phương pháp
4.1 Ưu điểm
Tán sỏi qua da được đánh giá là giải pháp thay thế hoàn hảo cho mổ mở với sỏi to, sỏi phức tạp nhờ những ưu điểm nổi bật sau:
- Tỷ lệ sạch sỏi cao vì phương pháp này cho phép kiểm tra toàn bộ sỏi ở niệu quản và bể thận, hiệu quả với cả những sỏi có kích thước lớn.
- Ít xâm lấn, vết mổ nhỏ, giảm thiểu đau đớn cho người bệnh. Hầu như không để lại sẹo, không mất tính thẩm mỹ.
- Hạn chế tối đa các biến chứng trong và sau mổ so với phương pháp mổ hở truyền thống: mất máu, nhiễm trùng,..
- Giúp bảo toàn tối đa chức năng thận và các cơ quan xung quanh.
- Thời gian nằm viện ngắn chỉ 3 ngày, thời gian phục hồi sau tán sỏi nhanh, người bệnh sớm quay trở lại với công việc và cuộc sống.
4.2 Nhược điểm
Mặc dù được đánh giá là phương pháp an toàn, hiệu quả cao, nhưng tán sỏi qua da vẫn tiềm ẩn có thể xảy ra như sau:
- Trong quá trình tạo đường hầm tiếp cận sỏi, các dụng cụ chuyên dụng có thể gây tổn thương cơ quan lân cận gây chảy máu cần cầm và truyền máu khẩn cấp.
- Nước tiểu có lẫn máu tuy nhiên chỉ kéo dài từ 1-2 tuần sau tán sỏi.
- Tràn dịch hoặc tràn khí màng phổi (khoảng 2%) nếu phải tạo đường vào đài bể thận qua phía bên bờ sườn.
- Tổn thương các cơ quan: đài bể thận, niệu quản nếu tia laser tác động quá mức hoặc sai vị trí.
Để hạn chế những biến chứng này, bạn nên tìm hiểu và lựa chọn cơ sở y tế uy tín để can thiệp với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại.
5. Chăm sóc người bệnh sau tán sỏi qua da
Sau khi tán sỏi qua da, để nhanh hồi phục và hạn chế tình trạng tái sỏi, người bệnh cần lưu ý một số điểm sau:
>>>>>Xem thêm: Có đến 50% phụ nữ từng bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Sau tán sỏi, người bệnh cần có chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý để nhanh hồi phục và tránh sỏi tái phát
- Uống nhiều nước và không được nhịn tiểu: nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày và đi tiểu ngay khi có nhu cầu. Điều này giúp thận hoạt động tốt hơn, tăng đào thải chất cặn bả và không ứ đọng nước tiểu gây sỏi.
- Sử dụng các loại thực phẩm lợi niệu và dễ tiêu hóa: Đa số bệnh nhân sau tán sỏi đều cần đặt ống thông niệu quản. Do đó một chế độ ăn lợi niệu sẽ giúp bài xuất các mảnh sỏi vụn, dịch máu, các thành phần cặn bã theo ống thông xuống bàng quang và đào thải ra ngoài. Các thực phẩm lợi tiểu bao gồm; nước râu ngô, nước đậu đen, nước cam hoặc chanh, rau cần tây, củ cải đường,.. Thực phẩm dễ tiêu hóa như rau lang, mồng tơi, khoai lang, rau diếp cá, đậu phụ, chuối,..giúp bệnh nhân hấp thu tốt hơn và tránh tình trạng táo bón. Qua đó giảm áp lực cho ổ bụng và sẽ tránh tác động nên hệ tiết niệu.
- Chế độ ăn hạn chế chất tạo sỏi: Không nên bổ sung quá nhiều thực phẩm giàu oxalat và purin như tôm cua, đồ hải sản, các loại thịt đỏ,… Tránh sử dụng đồ uống có ga, nước chè, cà phê, rượu bia,..
6. Nên tán sỏi qua da ở đâu?
Việc lựa chọn bệnh viện để thăm khám và tiến hành tán sỏi là điều cần thiết mà người bệnh nên tìm hiểu. Bởi đây là một kỹ thuật khó, chỉ có thể thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi và hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại. Do đó người bệnh nên tham khảo và tìm kiếm thông tin chuẩn xác để có được lựa chọn phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe, kinh tế và mong muốn của bản thân.
Hy vọng bài viết trên giúp bạn đọc có thêm thông tin về phương pháp cũng như giải đáp thắc mắc tán sỏi qua da hết bao nhiêu tiền. Chi phí cụ thể cho mỗi lần tán sỏi còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh, dịch vụ y tế cùng một số chi phí khác.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.