Tán sỏi thận hết bao nhiêu tiền và các phương pháp tán sỏi thận

Tán sỏi thận hết bao nhiêu tiền là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi tán sỏi hiện đang là phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay để “đối phó” với sỏi thận – tiết niệu kích thước lớn mà không thể tự đào thải ra ngoài.

Bạn đang đọc: Tán sỏi thận hết bao nhiêu tiền và các phương pháp tán sỏi thận

1. Tán sỏi thận hết bao nhiêu tiền?

1.1. Khi nào cần tán sỏi thận?

Sỏi thận là những tinh thể rắn được hình thành tại thận do sự lắng đọng lâu ngày của các chất khoáng trong nước tiểu kết tinh lại. Đây là một bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ tái phát cao và hiện đang có dấu hiệu trẻ hóa.

Việc điều trị sỏi thận thường căn cứ vào kích thước sỏi. Trường hợp sỏi thận kích thước nhỏ hoặc chưa gây biến chứng, chỉ định ưu tiên là điều trị nội khoa kết hợp với thay đổi chế độ ăn và lối sống. Tuy nhiên, khi sỏi kích thước lớn gây biến chứng, chỉ định điều trị bắt buộc là can thiệp ngoại khoa lấy sỏi càng nhanh càng tốt. Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của y học, các phương pháp tán sỏi thận công nghệ cao đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi và thay thế phương pháp phẫu thuật lấy sỏi truyền thống. Tán sỏi thận được chỉ định khi:

– Sỏi thận kích thước lớn trên 15mm không đáp ứng với điều trị nội khoa và viên sỏi không có khả năng tự đào thải ra ngoài.

– Sỏi thận gây tắc nghẽn đường tiết niệu kèm theo biến chứng nhiễm khuẩn đường niệu, thận ứ nước, ứ mủ nghiêm trọng.

– Người bệnh có biểu hiện bị suy giảm chức năng thận loại bỏ sỏi ra ngoài.

1.2. Tán sỏi thận hết bao nhiêu tiền?

Đối với thắc mắc “tán sỏi thận hết bao nhiêu tiền?”, bác sĩ cho biết: Chi phí tán sỏi thận còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như cơ sở y tế thực hiện tán sỏi, phương pháp tán sỏi, tình trạng bệnh lý, các chi phí xét nghiệm đi kèm…

Người bệnh có thể lựa chọn các bệnh viện được sử dụng bảo hiểm y tế để tiết kiệm chi phí hơn. Nhưng nếu khả năng tài chính tốt, người bệnh cũng có thể lựa chọn tham gia điều trị tự nguyện (đóng phí 100%) tại các bệnh viện đầu ngành, các bệnh viện quốc tế có bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và được nhận chất lượng dịch vụ tốt nhất.

Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng chỉ cần tán một lần là có thể sạch sỏi. Đó là chưa kể đến khả năng sỏi thận có thể tái phát sau điều trị. Vì vậy không thể định lượng hoặc đưa ra con số chính xác về tán sỏi thận hết bao nhiêu tiền. Việc phát hiện sỏi tiết niệu từ sớm khi kích thước sỏi còn nhỏ sẽ giúp khả năng điều trị sỏi cao và tiết kiệm chi phí.

Tán sỏi thận hết bao nhiêu tiền và các phương pháp tán sỏi thận

Tán sỏi thận hết bao nhiêu tiền phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tán sỏi thận hết bao nhiêu tiền

2.1. Tán sỏi thận hết bao nhiêu tiền phụ thuộc vào chi phí khám bệnh ban đầu

Trước khi tiến hành tán sỏi thận, người bệnh sẽ mất một khoản chi phí khám bệnh ban đầu, bao gồm:

– Chi phí thăm khám lâm sàng.

– Chi phí làm các xét nghiệm như: chụp X-quang, siêu âm bụng, chụp CT đường tiết niệu, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu…

Khám bệnh ban đầu là bước bắt buộc và quan trọng. Mục đích của bước thăm khám này để bác sĩ xác định vị trí, kích thước và số lượng sỏi thận, tình trạng sức khỏe người bệnh để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Chi phí khám bệnh ban đầu tùy thuộc vào cơ sở y tế và số lượng xét nghiệm mà người bệnh làm. Tuy nhiên, mức chi phí này thường chiếm một phần rất nhỏ trong tổng chi phí tán sỏi thận.

2.2. Chi phí tán sỏi thận phụ thuộc vào tình trạng sỏi và sức khỏe người bệnh

Kích thước sỏi càng lớn, số lượng sỏi càng nhiều, hình dạng sỏi phức tạp hay sỏi nằm tại các vị trí khó tiếp cận thì quá trình xử lý lâu hơn với nhiều yêu cầu về máy móc và công nghệ hơn. Đương nhiên, chi phí của ca tán sỏi thận cũng tăng lên.

Bên cạnh đó, nếu sức khỏe người bệnh ổn định, đáp ứng tốt cho ca phẫu thuật thì chi phí tán sỏi thường sẽ không bị phát sinh. Ngược lại, nếu sức khỏe người bệnh không ổn định, bệnh diễn biến nặng gây ra các biến chứng thì những yêu cầu cần thiết của phương pháp tán sỏi cũng mở rộng hơn, chi phí tán sỏi cũng sẽ bị ảnh hưởng. Bởi điều này sẽ quyết định đến phương pháp, các dụng cụ, thiết bị của ca tán sỏi hay loại thuốc hỗ trợ để điều trị ổn định trước khi tán sỏi.

Ví như trường hợp người bệnh bị sỏi thận nhưng bị dị dạng niệu quản, niệu quản hẹp hoặc gấp khúc hay người bệnh tắc nghẽn đường tiết niệu dưới viên sỏi cần tán thì không thể áp dụng được phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể mà cần thay thế bằng phương pháp tán sỏi qua da. Trường hợp người bệnh bị rối loạn đông máu hay nhiễm khuẩn đường tiết niệu thì cần điều trị ổn định trước khi tiến hành tán sỏi. Vì thế, chi phí tán sỏi tiết niệu sẽ cao hơn người bệnh có sức khỏe bình thường.

Tìm hiểu thêm: Phẫu thuật tạo hình niệu quản phục hồi chức năng hệ tiết niệu

Tán sỏi thận hết bao nhiêu tiền và các phương pháp tán sỏi thận

Tán sỏi thận hết bao nhiêu tiền phụ thuộc vào tình trạng sỏi và sức khỏe của người bệnh

2.3. Chi phí tán sỏi thận phụ thuộc vào phương pháp tán sỏi

Tán sỏi thận hết bao nhiêu tiền phụ thuộc phần lớn vào phương pháp tán sỏi. Hiện nay, các phương pháp tán sỏi ưu việt được sử dụng rộng rãi trong điều trị sỏi thận là: tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da bằng đường hầm nhỏ, tán sỏi nội soi bằng ống mềm.

Tán sỏi ngoài cơ thể:

Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp sử dụng sóng xung kích nhằm tán sỏi thành các mảnh, bụi nhỏ. Các vụn sỏi này sẽ được đào thải dần ra ngoài theo đường tiểu. Đây là phương pháp tán sỏi hoàn toàn không xâm lấn, thời gian thực hiện nhanh (30-45 phút) và người bệnh có thể về nhà ngay sau 15 phút nghỉ ngơi.

Tán sỏi ngoài cơ thể có hiệu quả với sỏi thận kích thước dưới 15mm. Chi phí cho mỗi ca tán sỏi ngoài cơ thể ở mức thấp nhất so với các phương pháp khác. Phương pháp này khá tiết kiệm, người bệnh không bị đau, không tốn nhiều thời gian và hiệu quả điều trị cao nhưng phạm vi chỉ định còn hạn hẹp.

Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ:

Tán sỏi qua da là phương pháp sử dụng năng lượng từ siêu âm hoặc laser để phá vỡ sỏi thành nhiều mảnh. Sau đó những mảnh sỏi này sẽ được lấy ra bên ngoài cơ thể thông qua một đường hầm nhỏ khoảng 10mm.

Nội soi tán sỏi qua da được chỉ định trong các trường hợp sỏi thận kích thước lớn từ 15mm, sỏi nhóm đài dưới, sỏi cứng, sỏi san hô, sỏi bể thận (bao gồm cả sỏi san hô phức tạp), sỏi có tắc nghẽn…

Phương pháp này có ưu điểm phạm vi chỉ định rộng, ít đau đớn, ít xâm lấn nhưng chi phí khá cao.

Tán sỏi thận bằng ống soi mềm:

Tán sỏi thận ngược dòng bằng ống mềm là kỹ thuật làm sạch sỏi theo đường “tự nhiên” (từ niệu đạo, qua bàng quang, lên bể thận và vào các đài thận) kết hợp với nguồn năng lượng từ tia laser tán vụn sỏi thành những mảnh nhỏ rồi hút bỏ ra ngoài.

Phương pháp này chỉ định cho sỏi thận kích thước dưới 25mm đơn thuần hoặc phối hợp nhiều viên, sỏi đài thận nhỏ nhưng vị trí khó tiếp cận bằng tán sỏi qua da hay tán sỏi ngoài cơ thể, sỏi thận bị sót hoặc tái phát sau mổ hở.

Phương pháp này sẽ là xu hướng của tương lai nhờ các ưu điểm vượt trội như không đau, không xâm lấn, không chảy máu… Tuy nhiên, chi phí thực hiện phương pháp cũng ở mức cao.

Mỗi phương pháp tán sỏi thận trên đều có những ưu điểm riêng, được chỉ định cho những trường hợp khác nhau cũng như đòi hỏi trang thiết bị và trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của bác sĩ cũng khác nhau. Để lựa chọn được phương pháp phù hợp với tình trạng sỏi của mình cũng như cân đối với tình hình tài chính, người bệnh nên trao đổi chi tiết và rõ ràng với bác sĩ chuyên khoa.

Tuy nhiên người bệnh không nên ham rẻ, đặt nặng vấn đề tài chính. Bởi những phương pháp áp dụng công nghệ tiên tiến tuy mất thêm chi phí nhưng đảm bảo sự an toàn cũng như tính hiệu quả trong điều trị.

Tán sỏi thận hết bao nhiêu tiền và các phương pháp tán sỏi thận

>>>>>Xem thêm: Bệnh tuyến giáp ảnh hưởng đến sinh sản thế nào?

Tán sỏi thận ngoài cơ thể là phương pháp có chi phí rẻ nhất nhưng phạm vi chỉ định còn hạn chế

2.4. Tán sỏi thận hết bao nhiêu tiền phụ thuộc vào cơ sở y tế thực hiện

Chi phí tán sỏi thận phụ thuộc vào người bệnh lựa chọn cơ sở y tế thực hiện. Tuy nhiên, địa chỉ khám chữa bệnh là yếu tố quyết định đến sự thành công của ca tán sỏi. Do đó, người bệnh nên chọn những bệnh viện lớn uy tín và được nhiều người phản hồi tốt. Tuyệt đối không nên ham rẻ hoặc thiếu cẩn trọng  lựa chọn những cơ sở y tế không minh bạch, chưa được sự cấp phép của cơ quan chức năng để “ tiền mất tật mang”, có thể mang lại những rủi ro gây nguy hiểm đến sức khỏe bản thân người bệnh.

2.5. Chi phí tán sỏi thận phụ thuộc vào bảo hiểm y tế và bảo hiểm bảo lãnh

Hiện nay, các phương pháp tán sỏi đều được đưa vào phạm vi chi trả của quỹ bảo hiểm y tế, bao gồm một số các bệnh viện tư nhân. Vì vậy, người bệnh nên xuất trình bảo hiểm y tế khi đến tán sỏi để được hưởng đầy đủ quyền lợi. Các chi phí được bảo hiểm chi trả bao gồm chi phí thăm khám lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng; chi phí giường bệnh, thuốc men và một phần chi phí phẫu thuật…Nếu người bệnh đi khám, chữa bệnh đúng tuyến sẽ được hưởng trọn vẹn chi phí trong mục hỗ trợ của bảo hiểm. Hiện nay, bên cạnh bảo hiểm y tế, đa số các bệnh viện cũng đã liên kết với các bảo hiểm bảo lãnh khác giúp người bệnh giảm bớt gánh nặng về kinh tế về chi phí điều trị.

2.6. Các chi phí khác

Ngoài các yếu tố tác động chính tới chi phí tán sỏi thận kể trên, một số chi phí phát sinh trong quá trình điều trị có thể kể đến như:

– Chi phí cho các dịch vụ Vip, các dịch vụ y tế bên ngoài.

– Chi phí chăm sóc trong quá trình phục hồi.

– Chi phí đi lại, chi phí ăn ở người đi nuôi.

– Dịch vụ chỉ định bác sĩ thực hiện phẫu thuật.

Trên đây là những thông tin chi tiết giúp người bệnh giải đáp thắc mắc tán sỏi thận hết bao nhiêu tiền. Chi phí tán sỏi có thể thay đổi và dao động tùy thuộc vào phương pháp can thiệp, cơ sở y tế, tình trạng sức khỏe của người bệnh và quyền lợi chi trả theo bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm bảo lãnh. Do đó để biết chính xác, tốt nhất người bệnh nên trực tiếp đến bệnh viện để thăm khám và được tư vấn về vấn đề chi phí với bác sĩ chuyên khoa hoặc nhân viên y tế để vừa đem lại hiệu quả điều trị vừa phù hợp với khả năng kinh tế của từng người.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *