Phương pháp tán sỏi thận ngược dòng là một liệu pháp điều trị sỏi thận hiệu quả, tuy nhiên nhiều bệnh nhân vẫn băn khoăn không biết liệu phương pháp này có hiệu quả không và hiệu quả thế nào? Mời các bạn tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây để nắm được câu trả lời.
Bạn đang đọc: Tán sỏi thận ngược dòng có hiệu quả không?
1.Tìm hiểu về phương pháp tán sỏi nội soi ống mềm ngược dòng
Sỏi thận là gì?
Sỏi thận là sỏi ở bể thận và đài thận, được hình thành cho những chất cặn và khoáng chất ở nước tiểu liên kết thành tinh thế cứng. Tinh thể này kẹt lại ở thận và được gọi là sỏi thận.
Sỏi xuất hiện trong thận của bệnh nhân
Tán sỏi thận là gì?
Tán sỏi là quá trình bác sĩ sử dụng sóng xung kích tác động đến viên sỏi để làm chúng vỡ vụn mà không tác động đến cơ thể. Sóng xung kích được điều chỉnh với tần số và xung lực phù hợp hoàn toàn vô hại với cơ thể. Những mảnh vụn sỏi sau khi tán sẽ được đào thải ra ngoài khi bệnh nhân đi tiểu.
Tán sỏi thận nội soi ống mềm ngược dòng bằng laser là gì?
Tán sỏi thận nội soi ống mềm ngược dòng bằng laser là phương pháp điều trị sỏi ngược theo dòng nước tiểu. Nếu như dòng nước tiểu đi từ thận, xuống niệu quản, đến bàng quang và đi ra ngoài qua niệu đạo; thì phương pháp nội soi ngược dòng sẽ đi ngược lại. Dụng cụ nội soi sẽ “luồn” từ niệu đạo, qua bàng quang đến niệu quản, dừng lại ở thận. Thông qua màn hình, bác sĩ sẽ theo dõi được vị trí viên sỏi, tiếp cận và ùng laser tán vỡ chúng. Vụn nhỏ dưới 4mm sẽ tự thoát ra ngoài cùng nước tiểu, vụn to > 4mm sẽ được bác sĩ hút ra ngoài.
Tìm hiểu thêm: Mắc sỏi bàng quang nên tán sỏi ở bệnh viện nào tốt nhất?
Ekip tiến hành tán sỏi nội soi ngược dòng cho bệnh nhân
Phương pháp tán sỏi thận nội soi ngược dòng can thiệp điều trị theo “đường tự nhiên” của cơ thể. Vì vậy không hề gây tổn hại đến chức năng của thận, người bệnh cũng không cần lo lắng về biến chứng sau điều trị. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng có thể sử dụng phương pháp này:
– Người bệnh bị nhiễm khuẩn hệ tiết niệu.
– Người bệnh mắc một số bệnh lý nền chưa điều trị khỏi: máu khó đông, tim mạch, suy thận…
– Người bệnh có vấn đề về đường niệu như hẹp đường niệu, biến dạng khớp háng, xoắn vặn niệu quản…
– Người bệnh chống chỉ định với gây mê hoặc gây tê toàn thân.
2. Tán sỏi thận nội soi ngược dòng có nguy hiểm không?
2.1 Ưu điểm của tán sỏi thận nội soi ngược dòng
Để hiểu được mức độ nguy hiểm khi tán sỏi thận ngược dòng, người bệnh cần nắm được khái quát về phương pháp này. Đối với tán sỏi, đặc biệt là với sỏi thận, hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị: tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da đường hầm nhỏ, tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser.
Mỗi phương pháp điều trị sẽ áp dụng cho loại sỏi và vị trí sỏi khác nhau. Và mỗi phương pháp sẽ có những đặc thù riêng và ưu điểm nhất định. Đối với tán sỏi thận nội soi ống mềm ngược dòng bằng laser, một số ưu điểm vượt trội mà người bệnh nhận được như sau:
Tán sỏi theo đường “tự nhiên” không đau, không có vết mổ
Dụng cụ nội soi đưa trực tiếp vào cơ thể theo đường niệu đạo nên không để lại vết mổ trên cơ thể người bệnh. Nhờ đó, đám bảo tính thẩm mĩ, người bệnh không cần lo lắng về sẹo để lại sau phẫu thuật. Đồng thời, do can thiệp hoàn toàn không “dao kéo”, chỉ “luồn” dụng cụ nội soi và laser nên người bệnh không cảm thấy đau đớn. Việc điều trị diễn ra hoàn toàn êm ái và nhẹ nhàng.
Sạch sỏi nhanh chóng
Một ca điều trị sỏi thận với Tán sỏi nội soi ngược dòng chỉ từ 30 – 45 phút, rút ngắn tối đa thời gian người bệnh chờ đợi, lo lắng khi điều trị. Bên cạnh đó, bệnh nhân sau khi tán sỏi, tỉ lệ điều trị triệt để lên đến 100%. Do đó, phương pháp này ngày càng được ưa chuộng bởi tính nhanh gọn và hiệu quả mà nó mang lại.
Hồi phục nhanh sau điều trị
Sau khi tán sỏi thận ngược dòng, người bệnh sẽ được ở lại bệnh viện nghỉ ngơi, theo dõi sau 24h. Khi tình trạng đã ổn định và được sự đồng ý của bác sĩ điều trị, người bệnh có thể xuất viện về nhà. Thời gian điều trị và hồi phục nhanh chóng giúp người bệnh giảm áp lực về kinh tế, tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, sau thời gian điều trị, người bệnh nên kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh theo lời khuyên của bác sĩ để cơ thể ở trạng thái tốt nhất, tránh tái phát sỏi.
Đảm bảo tính an toàn tuyệt đối
Tán sỏi thận nội soi ngược dòng sử dụng laser để “bắn” vỡ viên sỏi. Laser này hoàn toàn vô hại với cơ thể con người. Trong một liệu trình điều trị, các bác sĩ chỉ sử dụng liều lượng dưới 3000 nhịp để bảo toàn chức năng cơ thể bệnh nhân. Do đó, đây là phương pháp điều trị cực kì an toàn, không hề gây nguy hiểm.
2.2 Một số lưu ý để tán sỏi thận an toàn, hiệu quả
Để bảm bảo tỉ lệ thành công cao và an toàn, trước khi tiến hành điều trị, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về kiêng trước khi vào phòng mổ như: không uống cà phê 6 giờ trước phẫu thuật, kiêng ăn trước phẫu thuật…
>>>>>Xem thêm: Tán sỏi ngoài cơ thể, phương pháp ưu việt đặc trị sỏi tiết niệu
Cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ trước khi tiến hành tán sỏi thận
Đồng thời, sau khi tán sỏi thận, người bệnh cũng cần lưu ý theo dõi tình trạng sức khỏe kết hợp chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý để cơ thể nhanh hồi phục:
– Sau khi tán sỏi, bệnh nhân lưu ý nằm nghỉ ngơi tại giường trong khoảng 30 – 45 phút theo chỉ định của bác sĩ. Bởi khi điều trị trong cơ thể người bệnh có lượng thuốc tê nhất định nên có thể gây tác dụng phụ.
– Người bệnh có thể ăn nhẹ và nên uống nhiều nước.
– Sau 12 đến 24 tiếng thì rút Sonde JJ niệu đạo(một dạng ống thông tiểu bác sĩ đặt sau phẫu thuật để hỗ trợ người bệnh đi tiểu sau điều trị).
– Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi để cơ thể ổn định, tránh làm việc nặng và lôi kéo quá sức.
– Dùng thuốc giảm đau nhẹ và giảm co thắt theo chỉ định của bác sĩ.
– Người bệnh cần quay lại tái khám 4 tuần sau điều trị, hoặc tái khám theo yêu cầu của bác sĩ.
– Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, điều dưỡng cơ thể, tránh sỏi tái phát.
Bên cạnh đó, để việc điều trị đạt kết quả tốt nhất, tay nghề và chuyên môn của bác sĩ và điều kiện, thiết bị y tế có ảnh hưởng không nhỏ. Do đó, người bệnh cần tìm đến các cơ sở uy tín để thăm khám và điều trị.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.