Tán sỏi thận qua da là phương pháp điều trị sỏi thận mới, ít xâm lấn. Phương pháp này dần dần được thay thế mổ truyền thống vì không gây sợ hãi và đau đớn cho người bệnh. Thủ thuật này mang đến hiệu quả điều trị cao và đồng thời làm giảm các biến chứng.
Bạn đang đọc: Tán sỏi thận qua da – Phương pháp trị sỏi hiệu quả
1. Tán sỏi thận qua da là gì?
Nội soi tán sỏi thận qua da là một trong những phẫu thuật nội soi điều trị sỏi thận tiên tiến nhất hiện này. Phương pháp có tên đầy đủ là tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ ( Tên tiếng Anh: Minimal invasive percutaneous nephrolitholapaxy – Mini-PCNL).
Bác sĩ sẽ gây mê toàn thân bệnh nhân sau đó dùng một kim chọc qua da vùng lưng vào trong thận.
Đường hầm của kim chọc dò sẽ được nong rộng ra bằng dụng cụ nong để đạt kích thước vừa đủ. Sau đó đưa máy nội soi vào trong và dùng năng lượng laser tán sỏi. Sỏi thận sẽ vỡ vụn và được hút ra ngoài. Qua đường hầm, bác sĩ tiếp tục đặt ống thông thận để chụp kiểm tra sau mổ. Ống thông sẽ được rút ra sau 24 – 48 tiếng.
Một số trường hợp, bệnh nhân có thể cần bổ sung tán sỏi ngoài cơ thể để xử lý các mảnh sỏi còn sót.
Tán sỏi thận qua da là phương pháp khá an toàn, ít biến chứng
2. Ưu, nhược điểm của nội soi tán sỏi thận qua da
Tán sỏi thận qua da là phương pháp điều trị sỏi thận ít xâm lấn dần dần được thay thế cho mổ mở truyền thống. Tuy nhiên bất cứ phương pháp điều trị nào cũng có những ưu nhược điểm riêng.
2.1. Ưu điểm
– Ít gây đau đớn: Phương pháp mổ thông thường sẽ phải rạch một đường dài lớn ở bụng. Ở kỹ thuật này chỉ cần rạch một vết nhỏ chưa tới 1 cm ở lưng để thực hiện tán sỏi vì vậy sẽ ít gây đau đớn, sợ hãi cho bệnh nhân.
– Xử lý sạch toàn bộ sỏi thận: Tán sỏi thận còn có thể kiểm tra toàn bộ đài bể thận và niệu quản. Phương pháp này đảm bảo xử lý hết 100% sỏi thận.
– Ít gây ảnh hưởng tới thận: Mức độ tổn hại tới thận của phương pháp nội soi tán sỏi thận này chỉ khoảng 1%. Trong khi đó nếu thực hiện phương pháp mổ thông thường có thể ảnh hưởng tới hơn 30% chứ năng thận do vết rạch trên nhu mô gây ra.
– Hạn chế tối đa biến chứng: Mổ mở thường có nguy cơ nhiễm trùng trong và sau khi mổ. Ở phương pháp tán sỏi thận này rủi ro này vô cùng thấp.
– Tiết kiệm tiền bạc và thời gian: Vì đây là phương pháp ít xâm lấn nên sau khi thực hiện tán sỏi bệnh nhân không cần nằm viện lâu. Thời gian nằm viện chỉ tầm 3 – 4 ngày và sức khỏe phục hồi sau khoảng 1 tuần xuất viện.
– Không để lại các vết sẹo lớn gây mất thẩm mỹ.
2.2. Nhược điểm của nội soi tán sỏi thận qua da
– Chi phí thực hiện cao: Trong quá trình thực hiện cần sử dụng nhiều thiết bị vật tư như: Bộ nong thận, catheter niệu quản, amplatzer và một số thiết bị khác. Kỹ thuật tán sỏi qua da đòi hỏi mức chi phí cao hơn so với mổ thông thường.
– Yêu cầu bác sĩ chuyên môn cao: Do đây là phương pháp khá mới nên không phải bác sĩ nào cũng có kinh nghiệm. Để thực hiện tốt thủ thuật này, bác sĩ và kíp mổ cần được đào tạo bài bản, rèn luyện kỹ thuật để đạt hiệu quả cao.
Sẹo khi thực hiện thủ thuật này sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với mổ truyền thống
3. Nội soi tán sỏi thận qua da áp dụng cho đối tượng nào?
Với những ưu điểm và nhược điểm vừa liệt kê, nội soi tán sỏi thận qua da thường áp dụng trong các trường hợp:
– Sỏi thận, sỏi niệu quản lớn hơn 2cm. Các loại sỏi san hô có cấu trúc phức tạp;
– Bệnh nhân thực hiện tán sỏi ngoài cơ thể thất bại;
– Người bị sỏi thận kèm bệnh lý tiết niệu niệu;
– Người có sỏi đài thận dưới có góc giữa trục đài dưới với bể thận hẹp, lỗ thận nhỏ.
Lưu ý: Phương pháp nội soi tán sỏi thận này không áp dụng cho bệnh nhân bị rối loạn đông máu. Những người có bất thường về mạch máu trong thận vì sẽ có nguy cơ chảy máu khó kiểm soát. Các trường hợp huyết áp cao cũng cần cân nhắc.
Tìm hiểu thêm: Ai dễ mắc sỏi tiết niệu? dấu hiệu nào nhận biết
Các sỏi loại sỏi có kích thước lớn và cấu trúc phức tạp thì không thực hiện được phương pháp tán sỏi thận qua da
4. Cách chăm sóc sức khỏe sau khi tán sỏi thận
Vì lấy sỏi thận qua da là phương pháp ít xâm lấn vì vậy bệnh nhân có thể ngồi dậy đi lại, dùng thức ăn nhẹ ngay ngày đầu tiên sau phẫu thuật. Ngày thứ hai, bệnh nhân sẽ được chụp đài bể thận, kiểm tra qua ống dẫn lưu thận. Bác sĩ sẽ xác định lần cuối tình trạng sỏi có còn sót lại hay không. Sau đó ống dẫn lưu thận sẽ được rút ra khỏi cơ thể.
4.1. Cách chăm sóc
– Ở lỗ dẫn lưu sau khi được rút ra có thể rỉ ra một ít nước tiểu. Tình trạng này sẽ hết sau vài tiếng nhờ băng ép tại chỗ.
– Không nên uống nhiều hơn hai tách cafe hoặc trà mỗi ngày. Không nên uống rượu trong thời gian cơ thể hồi phục.
– Bệnh nhân có thể cảm thấy đau quanh vùng phẫu thuật trong khoảng hai tuần. Bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau để cải thiện tình trạng này
– Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng để tránh táo bón sẽ gây căng ruột. Các thực phẩm cần bổ sung như: Trái cây, rau củ, bánh mì nguyên hạt,…Bệnh nhân cũng có thể trao đổi với bác sĩ để bổ sung dinh dưỡng phù hợp.
– Tránh nâng đồ nặng trong khoảng một tháng.
– Nên theo dõi và thay băng vết thương hàng ngày. Khi thấy vết thương đã khô và lành thì có thể tháo băng.
– Bệnh nhân có thể hoạt động tình dục sau khi phẫu thuật hai tuần.
>>>>>Xem thêm: Triệu chứng sỏi tiết niệu sỏi bàng quang ít gặp
Chế độ ăn uống phù hợp sẽ hỗ trợ cơ thể mau bình phục
4.2. Các lưu ý sau khi thực hiện tán sỏi thận qua da
Sau khi xuất viện nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây vui lòng liên hệ ngay với bác sĩ:
– Chảy máu dai dẳng, rò rỉ nước tiểu từ vị trí phẫu thuật;
– Nước tiểu có lẫn máu;
– Đau dữ dội;
– Sốt cao;
– Bí tiểu;
– Hoặc khi bạn thấy có dấu hiệu bất thường nào khác.
Phương pháp tán sỏi thận qua da ngày càng được nhiều bác sĩ và bệnh nhân lựa chọn trong việc điều trị. Với những ưu điểm vượt trội của phương pháp này hứa hẹn sẽ có thể thay thế hoàn toàn phương pháp mổ thông thường. Bệnh nhân sau khi phẫu thuật cũng nhanh chóng hồi phục và ít xảy ra các biến chứng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.