Tán sỏi thông qua nội soi niệu đạo hay còn gọi là tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser là kỹ thuật tán sỏi hiện đại, an toàn và hiệu quả. Tán sỏi thông qua nội soi niệu đạo có đau không là câu hỏi thắc mắc của nhiều người trước khi thực hiện lựa chọn điều trị. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé
Bạn đang đọc: Tán sỏi thông qua nội soi niệu đạo có đau không?
1. Kỹ thuật nội soi niệu đạo ngược dòng trong tán sỏi là gì?
Nội soi ngược dòng là một kỹ thuật hiện đại được sử dụng trong tán sỏi. Hiện nay có hai phương pháp tán sỏi sử dụng kỹ thuật nội soi ngược dòng đi từ niệu đạo vào đó là tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser sử dụng ống soi cứng và tán sỏi nội soi ngược dòng ống mềm bằng laser. Nguyên tắc hoạt động chung của hai phương pháp tán sỏi ngược dòng này là đưa ống nội soi vào từ lỗ tiểu qua niệu đạo, tới bàng quang, niệu quản, thận và tìm vị trí của sỏi. Thông qua quá trình này một dây dẫn năng lượng laser cũng được đưa vào dưới hướng dẫn của máy nội soi sẽ phát năng lượng để làm vỡ sỏi. Cuối cùng vụn sỏi sẽ được hút gắp toàn bộ ra bên ngoài mà không có bất kỳ tác động của dao kéo.
Đối với tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser, các loại sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo nằm trong nhóm chỉ định của phương pháp này. Đối với tán sỏi nội soi ngược dòng ống mềm bằng laser chỉ áp dụng đối với sỏi thận
Tán sỏi thông qua nội soi ngược dòng áp dụng cho sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo
2. Giải đáp: Tán sỏi nội soi ngược dòng có gây đau không?
Mặc dù được biết đến là phương pháp ít xâm lấn, không có tác động của dao kéo, không để lại sẹo, thực hiện hoàn toàn qua đường tự nhiên. Tuy nhiên câu hỏi tán sỏi nội soi ngược dòng có gây đau không vẫn là thắc mắc của nhiều người. Việc xác định rõ ràng tán sỏi thông qua nội soi ngược dòng có khiến người bệnh cảm thấy đau không sẽ được chỉ rõ cả trong và sau quá trình nội soi niệu đạo ngược dòng.
2.1 Nội soi niệu đạo có đau không – Trong quá trình tán sỏi?
Khi đã đáp ứng được các điều kiện về sức khỏe để thực hiện tán sỏi nội soi ngược dòng, người bệnh sẽ được đưa vào phòng phẫu thuật. Tại đây dựa vào tình trạng của mỗi bệnh nhân mà trước tán sỏi bác sĩ sẽ sử dụng gây tê tủy sống hoặc gây mê. Do vậy có thể khẳng định là toàn bộ quá trình tán sỏi bệnh nhân hoàn toàn không đau. Chỉ trong khoảng 60 phút sỏi nhanh chóng được loại bỏ, bệnh nhân được giải phóng tắc nghẽn và những triệu chứng gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, sức khỏe hàng ngày gây ra bởi sỏi.
2.2 Nội soi niệu đạo có đau không – Sau khi kết thúc tán sỏi
Khi đã loại sạch sỏi hoàn toàn, bệnh nhân được chuyển về phòng bệnh để được theo dõi và nghỉ ngơi. Trong thời gian này người bệnh sẽ được sử dụng thêm một số loại thuốc dựa theo chỉ định của bác sĩ. Và thông thường người bệnh ít đau sau quá trình tán sỏi, có thể đi lại nhẹ nhàng, vệ sinh cá nhân sau vài giờ tán sỏi. Sau khoảng 24h là có thể xuất viện trở về nhà, làm việc sinh hoạt nhẹ nhàng bình thường.
Bên cạnh đó, sau khi loại bỏ sỏi bệnh nhân sẽ được đặt sonde JJ vào niệu quản để theo dõi được khả năng bình phục, và tạo điều kiện thuận lợi để cặn sỏi, cặn máu… còn sót sau quá trình tán sỏi dễ dàng đi được ra bên ngoài mà không gây tắc nghẽn. Ở một số bệnh nhân lúc này sẽ gặp triệu chứng đau do kích thích sonde JJ trong niệu quản. Lý do là bởi hiện tượng tăng áp lực trong bàng quang, người bệnh nhịn tiểu khiến dòng nước tiểu có hiện tượng đẩy ngược lên thận. Hoặc cũng có thể do hai đầu của sonde JJ cọ xát vào niêm mạc đường tiết niệu dẫn đến đau và tiểu máu. Tuy nhiên thông thường triệu chứng này không kéo dài và khi rút sonde JJ ra khỏi cơ thể là hoàn toàn không còn cảm giác đau. Thời gian rút sonde JJ phụ thuộc vào sức khỏe của người bệnh, có thể rút ngay ngày hôm sau, hoặc cũng có thể là 1 tuần sau tán sỏi.
2.3 Lời khuyên cho bệnh nhân hạn chế tối đa triệu chứng đau
Đau sau tán sỏi nội soi ngược dòng thường rất ít xảy ra bởi người bệnh không có vết mổ nên ít đau, ít chảy máu, hạn chế tối đa khả năng nhiễm trùng. Sau tán sỏi do vẫn còn sonde JJ lưu trong cơ thể nên một số bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng như đã liệt kê ở phần trước. Lời khuyên cho người bệnh lúc này là nên đi lại nhẹ nhàng, nghỉ ngơi phù hợp, uống nhiều nước, ăn mềm sau tán sỏi ngược dòng sau vài ngày trở về nhà… Tránh nhịn tiểu, làm việc quá sức, làm việc nặng, tránh táo bón… Bởi những điều này có thể làm xô dịch sonde JJ hoặc gây ra áp lực cho ổ bụng nói chung. Thực hiện và tuân thủ những lời khuyên và hướng dẫn của bác sĩ điều trị thì những triệu chứng đau gây ra bởi sonde JJ gần như là không có.
Người bệnh cần lưu ý nếu sau tán sỏi nội soi ngược dòng có xuất hiện những cơn đau quặn, tiểu máu đỏ đậm toàn bãi, sốt cao thì nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
Đặc biệt việc lựa chọn bệnh viện uy tín có đội ngũ y bác sĩ giỏi cũng sẽ là một trong những nhân tố làm giảm tỷ lệ gặp phải những triệu chứng hay biến chứng không đáng có trong và sau tán sỏi.
Tìm hiểu thêm: Tổng quan về bệnh hẹp niệu quản
Bệnh nhân thực hiện tán sỏi bàng quang thông qua kỹ thuật nội soi ngược dòng tại TCI
3. Những ưu điểm nổi bật của tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser
Là một phương pháp điều trị ngoại khoa sỏi tiết niệu áp dụng kỹ thuật cao nên chắc chắn mang đến rất nhiều ưu điểm vượt trội hơn rất nhiều so với phương pháp mổ truyền thống.
– Xử lý được nhiều loại sỏi hoàn toàn qua đường tự nhiên của cơ thể.
– Người bệnh không có vết mổ, nhanh phục hồi, thời gian lưu viện ngắn chỉ sau khoảng 24h.
– Năng lượng laser không làm ảnh hưởng chức năng thận và những cơ quan khác. Laser chỉ phá vỡ sỏi và được điều chỉnh phù hợp bởi bác sĩ trực tiếp tán sỏi.
– Hậu phẫu đơn giản, không cần nhiều người chăm sóc. Thường khi bệnh nhân xuất viện trở về nhà là có thể tự sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe cá nhân.
>>>>>Xem thêm: Phương pháp tán sỏi bàng quang hiệu quả nhất – góc giải đáp
Tán sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo, sỏi thận thông qua kỹ thuật nội soi ngược dòng là người bệnh được lấy sỏi thông qua đường tự nhiên, không mổ
Trên đây là giải đáp về phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng có gây đau không. Hiểu được những thắc mắc và nắm bắt được những thông tin chi tiết của phương pháp tán sỏi công nghệ cao này, người bệnh mắc sỏi tiết niệu, sỏi bàng quang nên nhanh chóng đến bệnh viện uy tín để thực hiện thăm khám và tán sỏi sớm, tránh để sỏi quấy rầy gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.