Tăng đường huyết hay đường trong máu tăng cao là một trong những dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Tăng đường huyết trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường loại 1 hoặc loại 2 hoặc có thể chỉ xuất hiện trong thời gian mang thai. Tình trạng tăng đường huyết phát triển trong thời kỳ mang thai được gọi là bệnh tiểu đường thai kỳ. Tăng đường huyết cho dù là do bất cứ nguyên nhân nào cũng đều ảnh hưởng tới cả mẹ và bé, làm tăng nguy cơ biến chứng khi mang thai, chuyển dạ và sau sinh.
Bạn đang đọc: Tăng đường huyết ảnh hưởng như thế nào đến thai kỳ?
1. Dị tật bẩm sinh
Nguy cơ dị tật bẩm sinh không tăng ở phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ nhưng những trường hợp có lượng đường trong máu cao ở những tuần đầu của thai kỳ do bệnh tiểu đường, sẽ có nguy cơ thai bị dị tật bẩm sinh cao hơn bình thường 3 – 4 lần. Dị tật bẩm sinh vì tăng đường huyết trong 3 tháng đầu thường ảnh hưởng đến sự phát triển của não, tim và tủy sống.
2. Thai nhi quá to (Macrosomia)
Macrosomia là một thuật ngữ y học chỉ những đứa trẻ khổng lồ khi sinh ra có cân nặng vượt ngưỡng quy định. Điều này xảy ra ở khoảng 25 – 45% phụ nữ tăng đường huyết trong thai kỳ do ảnh hưởng của bệnh tiểu đường. Thai nhi quá to dẫn đến tăng tỷ lệ mổ lấy thai ở bà mẹ bị tiểu đường. Đường ở trong máu của người mẹ sẽ truyền sang máu của bé và làm tuyến tụy phải sản xuất thêm insulin, làm bé phát triển phần thân trên khá nhanh trong thai kỳ. Vai rộng là một trong những nguyên nhân gây sinh khó, thậm chí có thể gây tổn thương các dây thần kinh ở cánh tay hoặc vai của bé, dẫn đến tàn tật vĩnh viễn.
Tìm hiểu thêm: Ưu đãi khuyến mại thai sản trọn gói tháng 5 bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
>>>>>Xem thêm: Máu báo thai như thế nào, chị em nên biết?
3. Hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh
Trẻ có mẹ bị tăng đường huyết cũng sẽ có lượng đường trong máu cao thông qua nhau thai. Trước khi ra khỏi bụng mẹ, cơ thể bé sẽ phải “tăng ca” để sản xuất insulin nhiều hơn bình thường để có thể hấp thu được lượng đường lớn hơn bình thường. Tuy nhiên sau khi sinh lượng đường trong máu trẻ sẽ giảm đột ngột nhưng cơ thể vẫn tiếp tục tạo ra nhiều insulin hơn bình thường, lượng insulin này sẽ hấp thụ hết lượng đường trong máu khiến chỉ số này giảm xuống đột ngột, gây hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh có mẹ bị tăng đường huyết.
Trẻ khi bị hạ đường huyết sẽ có các triệu chứng như bồn chồn, kém ăn và kém phát triển về thần kinh hoặc tổn thương não nếu không được nhanh chóng chẩn đoán, theo MedlinePlus. Cho ăn sớm và thường xuyên là giải pháp đối với hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh.
4. Thai chết lưu
Thai chết lưu hoặc thai tử vong trước khi được sinh ra, xảy ra phổ biến hơn ở những phụ nữ bị hạ đường huyết do ảnh hưởng của bệnh tiểu đường loại 1 hoặc loại 2. Cụ thể tăng đường huyết làm tổn thương mạc máu trong nhau thai, dẫn tới giảm vận chuyển dinh dưỡng và oxy cho thai nhi. Theo dõi chặt chẽ thai kỳ và sinh trước vào tuần 38 – 40 của thai kỳ giúp giảm nguy cơ thai chết lưu.