Tăng huyết áp đột ngột trong nhiều trường hợp có thể gây đột quỵ và tử vong cho người bệnh trong gang tấc. Cùng tìm hiểu các nguyên nhân gây ra tình trạng này để có biện pháp phòng tránh kịp thời.
Bạn đang đọc: Tăng huyết áp đột ngột: Các nguyên nhân gây bệnh
1. Tăng huyết áp đột ngột là gì?
Tăng huyết áp đột ngột là tình trạng huyết áp đột nhiên tăng cao, thậm chí có thể lên đến 200 mmHg. Các báo cáo cho thấy rất nhiều trường hợp đột quỵ và tử vong do huyết áp tăng đột ngột.
Trong nhiều trường hợp, huyết áp có thể tăng cao đột ngột, thậm chí trên 200 mmHg, gây nguy hiểm cho người bệnh.
2. Các nguyên nhân khiến huyết áp tăng đột ngột
2.1 Ngưng dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ
Đối với những người bệnh cao huyết áp thì việc dùng thuốc được xác định là cả đời. Để đạt kết quả điều trị như kỳ vọng, mong muốn và duy trì chỉ huyết áp ổn định, bạn cần dùng thuốc theo kê đơn của bác sĩ. Các nghiên cứu cho thấy chỉ 1 trong 5 người bị huyết áp cao được điều trị và chỉ 5% trong số đó kiểm soát được huyết áp.
Tuy nhiên, hầu như các bệnh nhân rất khó tuân thủ đơn thuốc và dùng thuốc đều đặn.
Không tuân thủ đơn thuốc, dùng liều thấp hơn hoặc tự ý ngưng thuốc đột ngột khi chưa có chỉ định của bác sĩ là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến huyết áp đột ngột tăng cao.
Trong một số trường hợp, nếu huyết áp của bệnh nhân giảm hoặc trở về tiệm cận mức bình thường và duy trì ổn định trong thời gian dài thì các bác sĩ có thể điều chỉnh liều dùng thấp hơn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên giảm liều khi có chỉ định của bác sĩ. Sau khi giảm liều thuốc, bệnh nhân vẫn cần theo dõi chặt chẽ huyết áp để có thể xử trí và thay đổi cho phù hợp.
2.2 Tăng huyết áp đột ngột do không thực hiện chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt
Chế độ ăn có mối liên hệ mật thiết với huyết áp. Cụ thể ăn nhiều muối hoặc thức ăn mặn có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp. Vì tình trạng dư thừa muối có thể làm căng động mạch, khiến thành mạch dày hơn, làm hẹp lòng mạch gây tắc nghẽn. Điều này làm tăng huyết áp, cản trở quá trình cung cấp máu, oxy và các chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể.
Các thực phẩm chế biến sẵn như dưa chua, khoai tây chiên cũng chứa nhiều muối và có thể gây tăng huyết áp. Nguy cơ tăng huyết áp cũng có thể tăng cao nếu bạn ăn nhiều thịt đỏ và uống rượu.
Tìm hiểu thêm: 5 thói quen làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ
Chế độ ăn quá nhiều muối có thể làm huyết áp tăng cao bất thường.
2.3 Sự tương tác của các loại thuốc
Một số loại thuốc có thể có thể tương tác không tốt, làm tăng hoặc giảm quá mức hiệu quả của các thuốc điều trị huyết áp cao. Ví dụ, thuốc trị cảm lạnh chứa sympathomimetic có tác dụng phụ làm tăng huyết áp. Nếu bạn bị huyết áp cao, thành phần này có thể làm huyết áp tăng đột ngột. Do vậy nếu bạn đang trong quá trình dùng thuốc để điều trị bất cứ vấn đề sức khỏe nào cũng cần thông báo cho bác sĩ để lựa chọn đúng thuốc, đúng liều, giúp hạn chế tình trạng tương tác giữa các loại thuốc gây tăng huyết áp.
2.4 Hút thuốc lá
Hàng nhìn chất độc trong khói thuốc, bao gồm nicotine, có thể gây tổn thương mạch máu, làm giảm tính đàn hồi của thành mạch, dẫn đến sự thay đổi liên tục của huyết áp. Vì vậy hút thuốc nhiều dù theo hình thức chủ động hay thụ động cũng có thể dẫn đến tình trạng tăng hoặc giảm huyết áp đột ngột.
2.5 Một số bệnh lý có thể gây tăng huyết áp đột ngột
Huyết áp tăng cao phần lớn có liên quan đến các bệnh tiềm ẩn và được gọi là tăng huyết áp thứ phát.
– Nếu bị bệnh thận nhưng không dùng thuốc có thể làm huyết ấp tăng cao.
– Tình trạng hẹp động mạch thận hai bên cũng có thể khuyến huyết áp tăng cao đột ngột, thậm chí nếu không được kiểm soát có thể dẫn tới suy tim.
– U tủy thượng thận cũng có thể dẫn tới sản xuất dư thừa hormone adrenaline và noradrenaline, gây tăng áp đột ngột.
3. Các triệu chứng của tăng huyết áp
Việc nhận biết sớm các triệu chứng sẽ giúp bạn hạn chế được những rủi ro và biến chứng do bệnh gây ra. Khi chỉ số huyết áp tăng đột ngột, bạn có thể gặp phải các triệu chứng như:
– Đau đầu đột ngột
– Chóng mặt, hoa mắt bất thường
– Suy giảm thị lực
– Gặp khó khăn trong việc duy trì lâu ở tư thế thăng bằng
– Khó thở, đau tức ngực
– Tê liệt, mất cảm giác, giảm khả năng vận động ở chân, tay hoặc nửa bên cơ thể
Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, huyết áp tăng cao và đột ngột có thể gây tổn thương mạch máu não, dẫn tới xuất huyết não. Mặt khác, tình trạng tăng huyết áp bất ngờ có khả năng làm tổn thương các dây thần kinh ở võng mạc, gây mù lòa vĩnh viễn. Trong một số trường hợp khác, người bệnh có thể bị co giật, lú lẫn, thay đổi trạng thái tinh thần, hôn mê.
Khi bị huyết áp tăng đột ngột, cần xử trí như sau:
– Nằm nghỉ ngơi tại chỗ, chú ý chọn nơi thoáng mát, yên tĩnh
– Báo ngay với người thân hoặc liên lạc với cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu
– Không tự ý dùng thuốc, các biện pháp như cạo gió khi không có hướng dẫn của nhân viên y tế
>>>>>Xem thêm: Bệnh hở van tim 2 lá có nguy hiểm không?
Đau đầu, chóng mặt là triệu chứng người bệnh có thể gặp khi huyết áp tăng cao.
4. Bệnh tăng huyết áp được điều trị như thế nào?
Dựa trên tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh, các bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị phù hợp. Trong một số trường hợp khẩn cấp, bác sĩ có thể tiêm, truyền cho bệnh nhân một số loại thuốc qua tĩnh mạch để điều hòa huyết áp một cách nhanh chóng. Trong khi đó, tiến hành các xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân hoặc các bệnh lý liên quan có thể gây tăng huyết áp.
Dựa vào các kết quả đó, bác sĩ sẽ chỉ định một kế hoạc phù hợp để điều trị tăng huyết áp cấp tính. Thông thường bác sĩ sẽ sử dụng các thuốc có tác dụng nhanh, mạnh, ít tác dụng phụ, có thể kể đến như nitroglycerine, sodium nitroprusside, nicardipine, labetalol, hydralazine… Mục tiêu của việc điều trị thường là nhằm đưa huyết áp tâm thu hạ xuống biến chứng, nhiều liệu pháp có thể được tiến hành cùng lúc để đưa bệnh nhân thoát khỏi nguy hiểm.
Nếu nguyên nhân gây tăng huyết áp là do sự tồn tại của khối u nội tiết, bác sĩ sẽ cân nhắc việc phẫu thuật để cắt bỏ.
Trên đây là một số thông tin về tình trạng tăng huyết áp đột ngột. Để chủ động phòng tránh, bạn nên tuân thủ đơn thuốc và thực hiện lối sống lành mạnh. Khi có các biểu hiện bất thường, cần đi khám chuyên khoa Tim mạch để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.