Tăng huyết áp nguyên phát: tìm hiểu về triệu chứng và cách phòng ngừa

Tăng huyết áp có thể chia thành bốn loại chính: tăng huyết áp nguyên phát, tăng huyết áp thứ phát, tăng huyết áp tâm thu đơn độc và tăng huyết áp khi mang thai. Trong đó, tăng huyết áp nguyên phát chiếm 95% tổng số ca bệnh tăng huyết áp. Vậy đâu là triệu chứng và cách phòng ngừa căn bệnh này? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Tăng huyết áp nguyên phát: tìm hiểu về triệu chứng và cách phòng ngừa

1. Tăng huyết áp nguyên phát hay tăng huyết áp vô căn là gì?

Tăng huyết áp nguyên phát (tăng huyết áp vô căn) là loại tăng huyết áp không xác định được nguyên nhân cụ thể gây bệnh. Loại tăng huyết áp này ngược lại với tăng huyết áp thứ phát, loại tăng huyết áp xác định được nguyên nhân. Những nguyên nhân này thường là các bệnh lý liên quan đến thận và nội tiết, ví dụ như hẹp động mạch thận, u tủy thượng thận, bệnh thận do tiểu đường, hội chứng Cushing, cường tuyến giáp…

2. Nguyên nhân gây tình trạng tăng huyết áp nguyên phát

Không xác định được nguyên nhân của căn bệnh này. Khi xác định được nguyên nhân của tình trạng tăng huyết áp thì bệnh được chuyển sang gọi là tăng huyết áp thứ phát.

3. Triệu chứng 

Hầu như mọi người bệnh không nhận biết được bất cứ triệu chứng nào của bệnh cho đến khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng. Một số người phát hiện bệnh tăng huyết áp của mình nhờ việc khám sức khỏe tổng quát định kì.

Một số dấu hiệu có thể gặp của căn bệnh này là:

– Đau đầu, chóng mặt.

– Tức ngực.

– Chảy máu cam bất bình thường.

– Tiểu ra máu.

– Có vấn đề về thị giác.

Trong đó, đau đầu, chóng mặt phổ biến nhất ở phần lớn những bệnh nhân cao huyết áp. Hầu như bệnh nhân cao huyết áp nào cũng gặp phải triệu chứng này.

Tăng huyết áp nguyên phát: tìm hiểu về triệu chứng và cách phòng ngừa

Đau đầu chóng mặt là một triệu chứng quan trọng ở bệnh tăng huyết áp vô căn

4. Cách chẩn đoán bệnh 

Điều đầu tiên cần làm để chẩn đoán bệnh tăng huyết áp đó là cần phải đo huyết áp. Nếu huyết áp đo được cao hơn so với mức bình thường, người bệnh sẽ phải kiểm tra huyết áp tại nhà thường xuyên trong một khoảng thời gian, đồng thời theo dõi các triệu chứng kèm theo và đánh giá tình trạng sức khỏe của mình. Theo Hiệp hội Tim mạch Việt Nam, huyết áp bình thường là huyết áp đạt dưới 120/80 mmHg. Huyết áp tâm thu đạt từ 140mmHg trở lên và huyết áp tâm trương đạt từ 90mmHg trở lên được coi là tăng huyết áp.

Ngoài ra, người bệnh sẽ được chỉ định làm thêm một số kĩ thuật khác như soi đáy mắt hay khám tim phổi để đánh giá tình trạng sức khỏe bị ảnh hưởng bởi bệnh tăng huyết áp và tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng huyết áp.

Một số chỉ định cận lâm sàng cũng được thực hiện để đánh giá tình trạng tim và thận như siêu âm tim, đo điện tâm đồ, xét nghiệm nồng độ Cholesterol máu… hay các xét nghiệm đánh giá chức năng thận như xét nghiệm ure máu, creatinine huyết thanh, …

5. Tăng huyết áp có nguy hiểm không?

Tăng huyết áp khi không được điều trị và kiểm soát tốt và kịp thời sẽ gây ra tổn thương nặng nề đối với các cơ quan như tim, thận, não và gây ra các biến chứng nguy hiểm, có khả năng dẫn đến tử vong cao như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tai biến mạch máu não… Ngoài ra, bệnh nhân cao huyết áp thường bị choáng váng, chóng mặt, dễ bị mất thăng bằng nên dễ bị ngã và gặp phải chấn thương.

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu tràn dịch màng ngoài tim

Tăng huyết áp nguyên phát: tìm hiểu về triệu chứng và cách phòng ngừa

Tăng huyết áp nguyên phát không có nguyên nhân cụ thể

6. Cách điều trị bệnh tăng huyết áp nguyên phát

Do tăng huyết áp vô căn là một căn bệnh không rõ nguyên nhân nên việc điều trị căn bệnh này chỉ để khắc phục những triệu chứng và hậu quả biến chứng mà bệnh gây nên.

6.1. Thay đổi lối sống giúp giảm tăng huyết áp nguyên phát

Bước đầu tiên để điều trị căn bệnh này đó chính là thay đổi lối sống bao gồm những việc làm như:

– Thực hiện chế độ ăn uống khoa học. Ăn nhiều chất xơ và hạn chế ăn mặn, món ăn nhiều dầu mỡ, chất béo bão hòa.

– Tập thể dục, thể thao mỗi ngày.

– Ngăn chặn béo phì, giảm cân khi đã bị béo phì.

– Không sử dụng thuốc lá, bia, rượu.

– Nghỉ ngơi, thư giãn, tránh căng thẳng.

– Ở mức độ nhẹ, người bệnh không cần dùng thuốc.

6.2. Thuốc điều trị tăng huyết áp nguyên phát

Đối với tăng huyết áp nguyên phát nặng, có thể sử dụng những nhóm thuốc sau để điều trị:

– Thuốc lợi tiểu

– Thuốc chẹn kênh canxi

– Thuốc chẹn beta giao cảm

– Thuốc ức chế men chuyển

– Thuốc ức chế thụ thể

Lưu ý, người bệnh không được tự ý dừng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Đối với tình trạng tăng huyết áp trầm trọng (khi huyết áp lên đến 180/110mmHg), người bệnh cần nhập viện và điều trị theo y lệnh của bác sĩ.

7. Đối tượng nguy cơ của bệnh tăng huyết áp nguyên phát

Nguy cơ tăng huyết áp nguy phát tăng lên khi chúng ta đáp ứng một trong những yếu tố sau:

– Người cao tuổi

– Yếu tố di truyền

– Những người mắc các bệnh liên quan đến chuyển hóa như tiểu đường

– Những người béo phì

– Những người có thói quen ăn mặn

– Những người nghiện thuốc lá, nghiện rượu

– Những người đang bị căng thẳng trong thời gian dài

– Những người mắc các bệnh lý liên quan đến gan, thận

Tăng huyết áp nguyên phát: tìm hiểu về triệu chứng và cách phòng ngừa

>>>>>Xem thêm: Tắc động mạch vành: Nguyên nhân và mức độ nguy hiểm

Càng lớn tuổi càng dễ bị cao huyết áp

8. Cách phòng ngừa bệnh tăng huyết áp nguyên phát

Các biện pháp giúp phòng ngừa căn bệnh này là:

– Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học: Ăn nhiều trái cây, rau củ. Tránh những món ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo bão hòa, muối, đường, đồ ăn nhanh…

– Duy trì thể trạng cân bằng, ngăn ngừa béo phì. Chúng ta có thể tự kiểm tra tình trạng béo phì của cơ thể thông qua chỉ số BMI.

BMI = Cân nặng/ [(Chiều cao) 2]

– Luyện tập thể dục, thể thao để tăng cường sức khỏe ít nhất nửa tiếng mỗi ngày.

– Không hút thuốc lá, uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích khác.

– Thực hiện các biện pháp thực hành để giúp giảm căng thẳng như thiền, yoga…

– Thường xuyên kiểm tra, theo dõi huyết áp của bản thân tại nhà và đi khám khi có dấu hiệu tăng huyết áp thường xuyên. Nếu có chỉ định sử dụng thuốc từ bác sĩ, người bệnh cần uống thuốc đều đặn, đủ liều, đủ thời gian và đến gặp bác sĩ khi gặp các dấu hiệu bất thường.

Tăng huyết áp nguyên phát nếu không được chẩn đoán và điều trị tốt, kịp thời sẽ dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với các cơ quan quan trọng của cơ thể như tim, não, thận… và dẫn đến tử vong. Vì vậy, chúng ta nên thường xuyên tự kiểm tra và theo dõi huyết áp tại nhà. Người bệnh khi phát hiện thấy các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, tức ngực… và nhận thấy tình trạng cao huyết áp thường xuyên cần đến ngay cơ sở y tế để được các bác sỹ thăm khám và điều trị.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *