Tăng huyết áp tâm thu đơn độc là một trong những dạng bất thường của huyết áp, có liên quan trực tiếp đến các biến cố tim mạch như bệnh mạch vành, đột quỵ, suy tim và làm tăng nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân. Vậy huyết áp tâm thu đơn độc là gì, cơ chế ảnh hưởng tới sức khỏe và cách điều trị ra sao, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Tăng huyết áp tâm thu đơn độc là gì, có nguy hiểm không?
1. Huyết áp tâm thu là gì?
Huyết áp tâm thu là trị số huyết áp đo được khi tim co bóp và bơm máu vào hệ tuần hoàn. Huyết áp tâm thu thường là đại diện cho áp lực lớn nhất của máu lên thành mạch nên còn được gọi là huyết áp tối đa.
Bên cạnh huyết áp tâm thu còn có huyết áp tâm trương – áp lực của máu lên thành mạch khi tim nghỉ ngơi. Huyết áp tâm trương còn gọi là huyết áp tối thiểu.
Tăng đơn độc huyết áp tâm thu là tình trạng huyết áp tâm thu trên 140mmHg nhưng huyết áp tâm trương vẫn dưới 90mmHg.
2. Tăng huyết áp và tăng huyết áp tâm thu đơn độc
Huyết áp của một người được xem là bình thường nếu huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg.
Bệnh nhân được xác định là cao huyết áp nếu huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên và huyết áp tâm trương từ 90mmHg.
Theo Hội Tim mạch Hoa Kỳ, tăng đơn độc huyết áp tâm thu là loại tăng huyết áp mà trị số huyết áp tâm thu ≥140 mmHg nhưng huyết áp tâm trương vẫn
3. Nguyên nhân gây dạng tăng huyết áp này
3.1 Nguyên nhân nguyên phát
Theo các nghiên cứu, tình trạng huyết áp tâm thu tăng đơn độc phổ biến nhất ở người cao tuổi.
Quá trình lão hóa và những biến đổi sinh lý do tuổi tác làm gia tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, tình trạng lắng đọng canxi trên thành mạch làm giảm khả năng đàn hồi của mạch máu là cơ chế dẫn đến tăng huyết áp tâm thu. Ngoài ra, các bệnh mạn tính thường gặp ở người già cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn đến tình trạng này.
Tăng huyết áp tâm thu thường là hậu quả của sự kiểm soát kém tăng huyết áp tâm trương ở những bệnh nhân tăng huyết áp vô căn trong một thời gian dài hoặc ở những người có huyết áp bình thường nhưng có xơ cứng mạch máu.
Ngoài ra, di truyền là yếu tố nguy cơ không thể thay đổi gây ra tình trạng tăng huyết áp này.
Tìm hiểu thêm: Các dấu hiệu của đột quỵ cần lưu ý
Tình trạng này kéo dài có thể gây nhiều biến cổ nguy hiểm như bệnh mạch vành, suy tim, đột quỵ…
3.2 Nguyên nhân thứ phát gây tăng huyết áp tâm thu đơn độc
Một số nguyên nhân thứ phát được cho là có khả năng gây ra tình trạng tăng huyết áp này gồm:
– Các bệnh lý như tiểu đường type 1, loãng xương, vôi hóa thành mạch, xơ vữa mạch máu, bệnh mạch máu ngoại biên, nhiễm độc giáp, sự hình thành elastin biến đổi trong quá trình hình thành bào thai, hẹp eo động mạch chủ, lão hóa đoạn gần động mạch chủ,…
– Các thói quen như uống rượu bia, hút thuốc lá
4. Huyết áp tối đa tăng đơn độc có nguy hiểm không?
Các nghiên cứu cho thấy huyết áp tâm thu tăng đơn độc làm gia tăng đáng kể tỉ lệ bệnh tật và tử vong, đặc biệt là bệnh lý mạch máu não, tim mạch.
Cụ thể, tình trạng này làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành tới 34%. Tỉ lệ này với bệnh mạch máu não là 33% và suy tim là 26%.
Nếu được điều trị giảm huyết áp tâm thu một cách hiệu quả có thể cải thiện được sức khỏe của bệnh nhân. Theo nghiên cứu, cứ giảm 10 mmHg huyết áp tâm thu có thể giảm 20% khả năng mắc biến cố tim mạch, 17% nguy cơ mắc bệnh mạch vành, 17% tình trạng đột quỵ, 18% bệnh suy tim và giảm 13% nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân.
Bởi vậy, phát hiện sớm bệnh này và điều trị đúng cách là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bạn.
5. Phương pháp điều trị
Mục tiêu của việc điều trị tăng huyết áp dạng này nhằm giảm trị số huyết áp tâm thu. Các phương pháp thường sử dụng là dùng thuốc hạ huyết áp và thay đổi lối sống.
5.1 Điều trị tăng huyết áp tâm thu đơn độc bằng thuốc
Thông thường, các bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thuốc chẹn kênh canxi và thuốc lợi tiểu nhóm thiazide (gồm chlorthalidone, indapamide) để đưa huyết áp tâm thu về mức ổn định và làm giảm nguy cơ đột quỵ.
Lưu ý, các loại thuốc này chỉ là tham khảo và cách sử dụng cho mỗi bệnh nhân là khác nhau. Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Để biết tình trạng bệnh của mình và cách sử dụng thuốc phù hợp, bạn hãy đi khám sớm tại chuyên khoa tim mạch uy tín.
>>>>>Xem thêm: Cách trị bệnh đột quỵ khẩn cấp hiện nay
Khi thấy có biểu hiện tăng huyết áp, cần đi khám sớm tại các chuyên khoa tim mạch để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
5.2 Thay đổi lối sống trong điều trị bệnh
Vì thiếu lành mạnh trong lối sống là một trong những nguyên nhân gây bệnh nên thay đổi điều này sẽ góp phần rất tích cực vào hiệu quả của quá trình điều trị.
Lời khuyên dành cho bệnh nhân bị tăng huyết áp tối đa đơn độc gồm:
– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: ăn ít muối, hạn chế chất béo, các thực phẩm chiên xào, bổ sung rau xanh và chất xơ,…
– Hạn chế rượu bia, bỏ hút thuốc lá nếu có thói quen này
– Luyện tập thể dục đều đặn
Và đặc biệt, cần theo dõi thường xuyên huyết áp của mình, đặc biệt khi tuổi đã cao. Khi có biểu hiện tăng huyết áp, bạn nên kiểm tra huyết áp và đường huyết bằng các máy đo tại nhà hoặc đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị hoặc điều chỉnh phù hợp.
Như vậy, tăng huyết áp tâm thu đơn độc là một tình trạng nguy hiểm nhưng có thể cải thiện được với việc duy trì dùng thuốc và thực hiện lối sống lành mạnh. Hơn ai hết, hãy chủ động theo dõi huyết áp của mình để được kiểm soát và ngăn ngừa những nguy cơ tiềm ẩn với sức khỏe.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.