Gan giữ nhiều vai trò quan trọng trong việc bảo tồn sức khỏe cũng như duy trì các hoạt động sống. Tuy nhiên, gan không phải là một bộ phận “siêu việt”, gan cũng có thể bị tàn phá bởi độc tố gây viêm gan, tăng men gan.
Bạn đang đọc: Tăng men gan: Giải pháp phòng và điều trị
1. Men gan tăng cao cảnh báo điều gì?
Men gan là các enzyme xúc tác có nhiệm vụ thực hiện một loạt các phản ứng sinh hóa tại gan, giúp gan đảm nhiệm chức năng chuyển hóa. Men gan bao gồm: Alanine transaminase (ALT hoặc SGPT), Aspartate transaminase (AST hoặc SGOT), Gamma-glutamyl transferase (GGT), Phosphatase kiềm (ALP).
Men gan bình thường dưới 35 IU/L. Khi các tế bào gan bị phá hủy, các enzyme sẽ được giải phóng vào máu. Do vậy, nồng độ men gan tăng cao so với bình thường là dấu hiệu cho thấy gan đang bị tổn thương, thường gặp nhất là viêm và hoại tử gan. Nếu men gan tăng từ 1 – 2 lần thì gan chỉ bị tổn thương ở mức độ nhẹ, nồng độ men gan gấp 2 đến 5 lần mức bình thường là mức độ trung bình và trên 5 lần là mức độ nặng.
Men gan tăng cao có thể do sự tồn tại của virus viêm gan trong cơ thể, lạm dụng rượu bia, dùng thuốc không hợp lý, chế độ ăn không lành mạnh,… hoặc do các bệnh lý như sỏi đường mật, nhiễm trùng đường mật, khối u đường mật, viêm cơ tim, nhồi mái cơ tim, rối loạn chuyển hóa sắt, đái tháo đường…
Men gan không được kiểm soát có thể gây các biến chứng xơ gan, ung thư gan. Việc kiểm soát men gan là rất quan trọng để bảo vệ lá gan, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý về gan.
Chỉ số men gan trong máu tăng cao là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh tim nguy hiểm.
2. Điều trị tăng men gan
Mục tiêu của việc điều trị men gan là đưa men gan mức bình thường hoặc tiệm cận mức bình thường để cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Khi có các triệu chứng nghi ngờ men gan cao như vàng da, mẩn ngứa, nước tiểu vàng, sưng phù,…, bạn cần đi khám chuyên khoa về bệnh gan mật để kiểm tra tình trạng men gan và các bệnh lý về gan, xác định rõ nguyên nhân và có phương án điều trị kịp thời.
2.1 Điều trị tăng men gan theo nguyên nhân gây bệnh
Đối với những người đã được chẩn đoán men gan cao, dựa vào từng nguyên nhân gây bệnh cụ thể mà các bác sĩ chuyên khoa Gan mật sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể:
– Đối với những trường hợp men gan cao do viêm gan virus, người bệnh sẽ được lên phác đồ điều trị bằng các loại thuốc kháng virus. Các loại thuốc này sẽ giúp ngăn chặn sự hoạt động và sự phát triển của virus, từ đó giúp giảm men gan và bảo vệ sức khỏe gan.
– Đối với trường hợp men gan tăng do rượu, người bệnh cần từ bỏ ngay loại đồ uống này. Bên cạnh đó, các bác sĩ có thể chỉ định các thuốc tăng cường chức năng gan, hỗ trợ thải độc gan nhanh và hiệu quả.
– Đối với những trường hợp do ăn uống, bệnh nhân cần thay đổi chế độ ăn theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa Gan mật và chuyên khoa Dinh dưỡng.
2.2 Thăm khám định kỳ
Việc điều trị men gan cao cần có hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa Gan mật. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần đi khám định kỳ để theo dõi sự thay đổi của chỉ số men gan cũng như tình trạng của gan, ống dẫn mật. Nếu đang phải điều trị các bệnh lý khác, bạn cần nói cho bác sĩ tình trạng tăng men gan của mình để tránh sử dụng những thuốc có hại cho gan.
Tìm hiểu thêm: Nhận biết cơn đau viêm tụy cấp và cách xử lý kịp thời
Trong quá trình điều trị men gan cao, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc giúp tăng cường chức năng gan, giải độc gan.
3. Giải pháp phòng ngừa men gan tăng
Để phòng ngừa chứng tăng men gan tăng cao mất kiểm soát, bạn nên thực hiện các biện pháp sau:
3.1 Ăn uống hợp lý
Thường xuyên ăn loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A, B1, B2, B6 để giúp hạ men gan và bảo vệ chức năng gan. Các chất này thường có trong các loại thực phẩm như sữa tươi, thịt nạc, lòng đỏ trứng, gan, ngũ cốc, rau xanh, nước ép trái cây… Hạn chế da, mỡ động vật, hạn chế đường, các loại gia vị cay nóng. Ngoài ra nên kiêng các loại đồ uống có cồn, không hút các loại thuốc lá, thuốc lào hay sử dụng các chất kích thích.
3.2 Nghỉ ngơi hợp lý
Bao gồm ngủ đủ giấc, ngủ và thức dậy cùng một giờ, tránh thức khuya làm việc.
3.3 Uống nhiều nước
Nước giúp đẩy nhanh tuần hoàn máu, tăng cường khả năng hoạt động gan, nhờ đó giúp quá trình đào thải các chất độc nhanh và hiệu quả hơn. Các chuyên gia khuyến cáo một người mỗi ngày nên uống ít nhất 1,5 lít nước.
3.4 Tập thể dục
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, thực hiện đều đặn các bài tập thể dục nhẹ nhàng, không nên thức khuya, tránh làm việc quá sức.
3.5 Giảm cân
Tăng men gan thường gặp ở những người bị thừa cân, béo phì. Do đó những người béo phì cần giảm cân để phòng ngừa tăng men gan.
3.6 Thăm khám định kỳ
Những người mắc bệnh lý về gan, nhiễm virus gây viêm gan nên kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Gan nhiễm mỡ ăn gì có lợi?
Duy trì lối sống lành mạch và thăm khám thường xuyên là biện pháp phòng ngừa men gan cao.
Như vậy, tăng men gan có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với người bệnh, cần sớm được kiểm soát bằng các biện pháp phù hợp với sự chủ động của người bệnh và sự đồng hành của bác sĩ chuyên khoa. Khi có các triệu chứng nghi ngờ tăng men gan, hãy đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị đúng hướng.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp về, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 55 88 92 hoặc 0936 388 288.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.