Tăng men gan là tình trạng chỉ số men gao cao hơn mức thông thường. Men gan cao thường là hệ quả của tình trạng tế bào gan bị tổn thương do tác động của virus, bia rượu, thuốc hạ sốt, thuốc hạ mỡ máu, thuốc giảm đau,… Để cải thiện tình trạng này chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng.
Bạn đang đọc: Tăng men gan: Nên và không nên ăn gì?
1. Những thực phẩm người tăng men gan nên ăn
1.1. Vitamin
Vitamin B, C và E rất tốt cho người tăng men gan
Để gan khỏe mạnh, người bị tăng men gan nên sử dụng những thực phẩm giàu vitamin B, C và E trong bữa ăn hàng ngày.
Các thực phẩm giàu vitamin nhóm B (B1, B2, B6…) bao gồm gạo lứt, đậu, lạc, trứng, giá, hoa quả… Nhóm thực phẩm này giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, chống oxy hóa. Vitamin C có nhiều trong bưởi, cam, chanh,…giúp kích thích gan tiết mật nhiều hơn để cơ thể tăng cường loại bỏ độc tố.
Bên cạnh đó, bạn cần dung nạp thêm các loại thực phẩm giàu vitamin E như: bơ, hạnh nhân, măng tây, mầm lúa mì, cà chua… Các thực phẩm này có tác dụng bảo vệ gan rất tốt. Tuy nhiên, việc sử dụng vitamin nên ở mức vừa phải, không nên lạm dụng quá mức.
1.2. Chất xơ
Các thực phẩm chứa nhiều chất xơ thường giàu chất oxy hoá, giúp hỗ trợ trao đổi chất, thúc đẩy hoạt động tiêu hóa của đường ruột. Đồng thời chất xơ còn giúp ổn định hoạt động thải độc của gan. Bên cạnh đó, việc thường xuyên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ còn giúp giảm lượng chất béo tích tụ trong gan, làm sạch mạch máu, ổn định đường huyết. Vì vậy, người bị men gan cao nên bổ sung thêm loại thực phẩm này vào bữa ăn hằng ngày.
1.3. Chất đạm
Bổ sung thực phẩm giàu chất đạm/protein giúp thúc đẩy phục hồi tế bào ở ống mật và gan, tăng cường chức năng và hỗ trợ giảm men gan hiệu quả.
Chất đạm là thành phần cấu tạo chính của tế bào trong cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và duy trì hoạt động của các cơ quan. Tuy nhiên khi tế bào gan bị tổn thương làm men gan tăng, lúc này khả năng miễn dịch của cơ thể sẽ giảm. Vì vậy, bổ sung các thực phẩm giàu protein giúp phục hồi tế bào ở ống mật và gan, tăng cường chức năng và góp phần giảm men gan.
Thịt nạc,trứng, cá, mực, thịt gà, cua các loại đậu… là những thực phẩm rất giàu chất đạm. Ngoài ra, các thực phẩm thuộc họ nấm như mộc nhĩ, nấm cũng rất tốt cho người men gan cao.
2. Kiêng ăn gì khi tăng men gan?
Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến men gan cao là do chế độ ăn uống thiếu khoa học. Vì vậy, để ổn định và hạ men gan, bạn nên hạn chế các thực phẩm và đồ uống sau:
2.1. Rượu bia làm tăng men gan
Tìm hiểu thêm: Khi thực hiện nội soi dạ dày có phải nhịn ăn không?
Người men gan cao nên hạn chế rượu bia
Rượu bia là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lý về gan, dạ dày, đường ruột. Cồn và ethanol chứa trong loại thức uống này có thể làm tế bào gan tích trữ chất béo triglyceride. Từ đó gây men gan tăng cao.
Bên cạnh đó, việc thu nạp rượu bia trong một khoảng thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc xơ gan, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch, cao huyết áp, viêm loét dạ dày – thực quản,…
2.2. Thức ăn nhiều dầu mỡ làm tăng men gan
Thức ăn nhiều dầu mỡ có thể cung cấp cho cơ thể một lượng lớn các chất béo triglyceride. Sau khi được dung nạp, gan tiến hành chuyển hóa chất béo này thành năng lượng dự trữ tại các tế bào mỡ.
Ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều chất béo có thể làm tăng tích trữ triglyceride trong gan, làm men gan tăng cao
2.3. Đường và gia vị cay nóng
Thực phẩm chứa nhiều đường cũng như các gia vị cay nóng có thể gây áp lực lên gan. Đây cũng là nguyên nhân khiến men gan tăng lên nhanh chóng. Bên cạnh đó, thường xuyên bổ sung nhóm thực phẩm này còn khiến bạn tăng cân, béo phì, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.
3. Chế độ sinh hoạt cho người men gan cao
>>>>>Xem thêm: Viêm gan C – Những thông tin cơ bản cần biết
Tập thể thao, vận động thường xuyên giúp duy trì cân nặng trong việc phòng ngừa men gan cao
– Tập thể thao: Tập thể thao, vận động thường xuyên giúp duy trì cân nặng trong việc phòng ngừa gan nhiễm mỡ, men gan cao. Ngoài ra, vận động giúp cho người bệnh có cảm giác ăn ngon miệng hơn.
– Giữ tinh thần lạc quan: Thái độ lạc quan sẽ giúp người bệnh thêm niềm tin vào cuộc sống và phác đồ điều trị bệnh. Điều này cũng góp phần hỗ trợ điều trị.
– Cân nhắc trong việc sử dụng thuốc: Hãy tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để có hiệu quả điều trị tốt nhất cho tình trạng tăng men gan. Người bệnh cần dùng thuốc theo đúng liều lượng, đúng giờ đồng thời tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Bạn cũng đừng quên trao đổi với bác sĩ các thuốc đang sử dụng để được theo dõi quá trình điều trị để bác sĩ có hướng điều trị tốt nhất.
– Tiêm phòng vaccine viêm gan virus: Cần tiêm phòng vaccine viêm gan virus ngay từ khi còn nhỏ để tránh sự lây nhiễm từ người này sang người khác.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.