Tăng nhãn áp có nguy hiểm không?

Tăng nhãn áp (thiên đầu thống) là bệnh lý về mắt thường gặp, được ví như “kẻ trộm thị giác thầm lặng”. Bệnh không gây đau đớn và triệu chứng thường âm thầm cho tới khi người bệnh chịu nhiều ảnh hưởng về thị lực. Vậy tăng nhãn áp có nguy hiểm không? Người bị tăng nhãn áp cần lưu ý gì khi mắc bệnh?

Bạn đang đọc: Tăng nhãn áp có nguy hiểm không?

1. Tăng nhãn áp là gì?

Tăng nhãn áp là một nhóm các bệnh lý của dây thân kinh thị giác truyền tải thông tin từ mắt đến não. Bệnh xảy ra do áp suất bên trong mắt cao hơn bình thường, gọi là tăng nhãn áp hoặc cũng có thể xảy ra ngay cả khi áp suất trong mắt bình thường. Bệnh có diễn biến âm thầm, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây suy giảm thị lực trầm trọng, thậm chí có nguy cơ mù lòa vĩnh viễn.

Tăng nhãn áp có nguy hiểm không?

Tăng nhãn áp là bệnh lý phổ biến xảy ra ở dây thần kinh thị giác.

Tăng nhãn áp có 4 dạng là tăng nhãn áp góc mở, tăng nhãn áp góc đóng, bệnh bẩm sinh và tăng nhãn áp thứ phát. Ngay khi gặp các triệu chứng như mắt nhìn mờ, đau mắt dữ dội, buồn nôn thì bạn nên đến các cơ sở thăm khám uy tín để được phòng ngừa và điều trị kịp thời.

2. Yếu tố gây nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp

Việc nắm rõ các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp giúp người bệnh chủ động phòng ngừa để bảo vệ thị lực. Một vài yếu tố điển hình gây tăng nhãn áp có thể kể đến như:

– Có áp lực nội nhãn cao

– Tuổi tác, bệnh thường xuất hiện ở người trên 40 tuổi

– Xảy ra ở người da đen, thường là người người châu Á hoặc Tây Ban Nha

– Trong gia đình có người từng mắc bệnh glôcôm

– Đang mắc 1 số bệnh lý nền như bệnh tiểu đường, huyết áp cao, bệnh tim và thiếu máu hồng cầu hình liềm

– Giác mạc mỏng ở vị trí trung tâm

– Mắc các tật khúc xạ, phổ biện là cận thị, viễn thị

– Gặp chấn thương vùng mắt hoặc từng trải qua phẫu thuật mắt

– Sử dụng thuốc corticosteroid, thường là thuốc nhỏ mắt và đã sử dụng trong một thời gian dài

3. Tăng nhãn áp có gây nguy hiểm không?

Nhiều người thắc mắc tăng nhãn áp liệu có gây nguy hiểm không? Và tình trạng này ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày như thế nào? Thực tế, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, thị lực có thể bị tổn thương nghiêm trọng. Từ đó, cuộc sống và sinh hoạt cũng bị đảo lộn do những biến chứng của bệnh tăng nhãn áp gây ra.

3.1 Tăng nhãn áp có thể là nguyên nhân gây mù lòa

Theo các chuyên gia, tăng nhãn áp là nguyên nhân thứ hai gây nguy cơ mù lòa chỉ sau đục thủy tinh thể. Đáng nói, tỷ lệ bệnh nhân bị tăng nhãn áp ngày càng có xu hướng gia tăng. Bệnh càng để lâu không được phát hiện và điều trị sớm, thị lực càng suy giảm trầm trọng, gia tăng nguy cơ mù lòa vĩnh viễn.

Tìm hiểu thêm: Bệnh lý viêm kết mạc nhầy mủ có nguy hiểm không?

Tăng nhãn áp có nguy hiểm không?

Tăng nhãn áp với diễn biến âm thầm khiến người bệnh thường chủ quan.

Tuy nhiên, bệnh lại có triệu chứng không rõ ràng nên ở giai đoạn sớm bệnh nhân thường chủ quan không phát hiện kịp thời. Đến khi bệnh diễn tiến nặng, việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn và không đem lại kết quả cao.

3.2. Tăng nhãn áp dẫn tới giảm chất lượng cuộc sống

Bệnh tăng nhãn áp khiến thị lực của người bệnh yếu hơn, tầm nhìn suy giảm, thường hay có hiện tượng đau mỏi mắt, chói mắt,… Điều này khiến họ gặp cản trở không thể tập trung khi học tập, làm việc, tham gia giao thông hoặc chơi thể thao. Trong một số trường hợp đặc biệt, người bệnh thậm chí không thể tự mình hoạt động sinh hoạt cá nhân. Điều này khiến người bệnh dễ dàng rơi vào trạng thái căng thẳng, trầm cảm, chất lượng cuộc sống đi xuống.

Nếu bạn còn thắc mắc bệnh tăng nhãn áp có nguy hiểm không thì câu trả lời là có. Người mắc bệnh tăng nhãn áp cả sức khỏe và tinh thần đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, người bị tăng nhãn áp có xu hướng trầm cảm và rối loạn tâm lý.

4. Phương pháp điều trị cải thiện bệnh tăng nhãn áp

Ngày nay y học vẫn chưa có phương pháp điều trị bệnh dứt điểm. Vì vậy, để giảm thiểu tác động xấu của bệnh tăng nhãn áp, chúng ta cần thường xuyên theo dõi, thăm khám mắt định kỳ và điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Thực tế, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện tốt hơn nếu người bệnh tích cực điều trị.

Tăng nhãn áp có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Tất tần tận về phẫu thuật phaco điều trị đục thủy tinh thể

Cần đi thăm khám mắt định kỳ để phát hiện các bất thường về mắt và điều trị sớm

Các phương pháp được sử dụng chủ yếu hiện nay là sử dụng thuốc kết hợp phẫu thuật cho hiệu quả rõ rệt. Đối với thuốc, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng những thuốc có tác dụng giảm áp lực mắt, có thể kể đến Rescula, Xalatan,.. Những loại thuốc này có thể khiến người bệnh gặp phải 1 số tác dụng phụ không mong muốn. Trong trường hợp uống thuốc không có hiệu quả, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật chiếu laser. Người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với đôi mắt.

Bên cạnh đó, người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt để hạn chế bệnh tăng nhãn áp diễn biến nặng. Học tập và làm việc điều đó, dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi thư giãn. Đeo kính bảo hộ khi tham gia các hoạt động thể thao mạnh tránh gây chấn thương vùng mắt. Khi thấy mắt có các triệu chứng mờ, nhạy cảm ánh sáng, đau đầu, đau hốc mắt cần đến ngay các cơ sở y tế thăm khám mắt để được đo nhãn áp và kịp thời điều trị bệnh nếu có.

Người bệnh có thể đến thăm khám mắt tại Chuyên khoa Mắt – Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được trực tiếp các bác sĩ nhãn khoa đầu ngành thăm khám và chẩn đoán. Với hệ thống trang thiết bị hiện đại, máy móc nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài như máy đo nhãn áp, máy chụp đáy mắt màu, máy đo khúc xạ tự động,..người bệnh hoàn toàn yên tâm được thăm khám cẩn thẩn và bắt đúng bệnh, điều trị đúng phương pháp. Đến với Thu Cúc TCI, người bệnh sẽ được nhân viên hỗ trợ nhiệt tình, chăm sóc như người thân trong gia đình. Mỗi gói khám đều được thiết kế chuyên biệt cho từng đối tượng.

Nếu bạn đang quan tâm đến các gói khám tại Thu Cúc TCI có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *