Trong quá trình mang thai, việc xét nghiệm tiền sản giật vô cùng cần thiết đối với sức khỏe của mẹ và em bé. Việc hiểu rõ về xét nghiệm này như thế nào là chìa khóa hữu hiệu để mẹ có hành trình mang thai khỏe mạnh và sinh con an toàn.
Bạn đang đọc: Tất cả thông tin về xét nghiệm tiền sản giật mẹ bầu
1. Tiền sản giật là gì?
Tiền sản giật là một tình trạng rối loạn liên quan đến vấn đề tăng huyết áp, phù nề hay gặp ở phụ nữ trong quá trình mang thai. Huyết áp của mẹ bầu được xem là tăng khi huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) trên 140mmHg và huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) trên 90 mmHg.Trong thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng từ 2-8% phụ nữ bị tiền sản giật trong quá trình thai nghén. Thông thường, tình trạng này sẽ xuất hiện từ tuần thứ 20 của thai kỳ và có thể kéo dài đến sau khi sinh một vài tuần.Theo các chuyên gia, bệnh lý đặc biệt nguy hiểm vì khi tiền sản giật xảy ra sẽ ảnh hưởng xấu đến các bộ phận khác của thai phụ, là một trong những nguyên chủ yếu trực tiếp gây ra hiện tượng sinh non, thiếu cân và chết lưu của trẻ.
Phù chân là 1 trong 3 triệu chứng phổ biến hay gặp khi mắc tiền sản giật
2. Những ai cần xét nghiệm tiền sản giật?
2.1. Bà bầu có tiền sử mắc tiền sản giật hoặc gen di truyền
Tỷ lệ mắc tiền sản giật của những trường hợp này gấp 3 lần so với người khác. Có thể do mẹ bầu đã từng mắc tiền sản giật ở những lần mang thai trước hoặc trong gia đình có người từng có tiền sử bị tiền sản giật đặc biệt là bà, mẹ, chị em gái.
2.2 Mang song thai hoặc đa thai
Có bầu sinh đôi hoặc đa sinh là một trong nguyên nhân làm nhau thai bị bong non, gây hội chứng tiền sản giật. Lúc này, nhau thai sẽ luôn trong tình trạng thiếu máu nuôi thai nhi vì các mạch máu bị chít hẹp.
2.3 Mẹ bầu có độ tuổi quá lớn
Ở độ tuổi 40 trở lên, phụ nữ thường dễ mắc bệnh huyết áp, tiểu đường, tim mạch,… Những bệnh này có khả năng tác động đến sức khỏe gây ra chứng tiền sản giật ở mẹ bầu rất lớn.
2.4 Thừa cân hoặc phù toàn thân
Hầu hết, với người có em bé thường chủ quan dấu hiệu này vì cho rằng khi mang thai việc tăng cân là điều bình thường. Tuy nhiên, trong thời kỳ thai nghén, cân nặng của bà bầu sẽ tăng ở mức độ đều, không tăng cao đột ngột. Vì vậy, trong trường hợp các mẹ nhận thấy mình tăng cân quá nhanh (lớn hơn 2kg/tuần) cùng với các bộ phận mặt, tay, chân to bất thường thì cần đến bác sĩ để xét nghiệm tình trạng sức khỏe.
Tìm hiểu thêm: Hình ảnh ung thư tuyến tụy ai cũng nên biết
Mẹ bầu bị tăng cân quá nhanh trong quá trình mang thai cũng cần đi xét nghiệm để kiểm tra tình trạng sức khỏe
2.5 Khoảng cách giữa hai lần mang thai không đảm bảo
Nếu bạn mang thai quá gần (thường ít hơn 12 tháng) hoặc quá xa (hơn 10 năm) thì cần chú trọng đến xét nghiệm tiền sản giật để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và con. Việc này thực hiện càng sớm thì tỷ lệ sinh con an toàn, khỏe mạnh càng cao.
3. Xét nghiệm tiền sản giật bao gồm những gì
3.1 Xét nghiệm nước tiểu
Đây là một trong ba bước quan trọng trong quá trình xét nghiệm sàng lọc khi mang thai giúp phát hiện nguy cơ mắc bệnh tiền sản giật.Bác sĩ sẽ dựa vào chỉ số Protein (đạm) có trong nước tiểu để đưa ra kết quả về mức độ mắc bệnh và đảm bảo an toàn cho thai nhi. Nếu lượng protein trong nước tiểu vượt mức cho phép khoảng 7.5 – 20 mg/dL hoặc 0.075 – 0.2 g/L ở tuần 37-39 tuần, thai phụ có nguy cơ bị tiền sản giật hoặc nhiễm độc huyết. Đặc biệt, trường hợp huyết áp tăng, phù mặt và tay chân thì bác sĩ sẽ yêu cầu kiểm tra tiền sản giật ngay.
3.2 Xét nghiệm máu
Xét nghiệm này lấy máu từ tuần 11 đến tuần 13 để đo nồng độ PlGF (Placental growth factor- yếu tố giúp tăng trưởng bánh nhau).PlGF được biết đến là một protein tiền sinh mạch máu (proangiogenic protein) có vai trò trong việc điều hòa mạch máu của bánh nhau và chức năng của nội mô trong suốt quá trình thai kỳ. Thông thường nồng độ PlGF sẽ cao trong 6 tháng đầu và có xu hướng giảm dần ở 3 tháng cuối. Với thai phụ có nguy cơ tiền sản giật, chất này sẽ giảm nhiều trong máu của mẹ trong suốt quá trình mang thai.
3.3 Siêu âm thai
Để biết có bị tiền sản giật hay không, siêu âm thai cũng cần được thực hiện nhằm theo dõi sự phát triển của thai nhi. Siêu âm thai điều độ sẽ ước lượng kiểm tra nước ối trong tử cung, đo trở kháng động mạch tử cung từ đó đảm bảo sự an toàn của con. Nếu mẹ có mắc tiền sản giật thì chỉ số trở kháng động mạch tử cung sẽ tăng lên.
>>>>>Xem thêm: Những lưu ý khi chăm sóc răng giả cần biết!
Siêu âm thai là cách hiệu quả để xét nghiệm tiền sản giật ở phụ nữ mang thai
3.4 Đo sức khỏe thai nhi (non-stress test)
Kỹ thuật này có tên tiếng anh là non-stress test nhằm mục đích kiểm tra nhịp tim của trẻ. Nếu thai nhi nhận được đủ oxy và chất dinh dưỡng từ người mẹ thì tốc độ nhịp tim sẽ hoạt động bình thường ở mức 15 nhịp/phút. Khi đó, đồng nghĩa việc cơ thể mẹ hoàn toàn khoẻ mạnh.
4. Điều trị tiền sản giật như thế nào?
Để điều trị hiệu quả chứng bệnh lý này, các phương pháp phải được xây dựng dựa từng mục tiêu và mức độ bệnh khác nhau:
4.1 Ngăn ngừa tiền sản giật
- Đăng ký khám thai định kỳ là việc đầu tiên để dự phòng tiền sản giật. Bác sĩ sẽ chẩn đoán tiền sản giật bằng cách đo huyết áp và xét nghiệm lượng protein trong nước tiểu qua mỗi lần khám thai.
- Khẩu phần ăn trong giai đoạn này đặc biệt cần lưu ý để ngăn ngừa tới 49% nguy cơ mắc tiền sản giật. Cụ thể: bổ sung đầy đủ DHA, EPA, Omega-3 (cá hồi, súp lơ, quả óc chó,…), vitamin D (thường có trong dầu gan cá, ngũ cốc,…)
- Chăm sóc cơ thể liên tục trong thời kỳ thai sản đặc biệt giữ ấm đầu, cổ, bụng và bàn chân.
- Nên thường xuyên xét nghiệm tiền sản giật nhất khi thai từ 12 tuần tuổi trở lên để ngăn chặn kịp thời nguy cơ mắc bệnh.
4.2 Điều trị tiền sản giật
Trường hợp mức độ bệnh nhẹ:
- Mẹ bầu hoàn toàn có thể tự theo dõi bệnh qua việc kiểm tra huyết áp hàng ngày. Việc này nên có sự hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo kết quả được chính xác
- Nên tăng thời gian nghỉ ngơi trong ngày và ưu tiên nằm nghiêng sang trái
- Ngoài việc bổ sung các chất dinh dưỡng như trong quá trình ngăn ngừa, gia vị món ăn cũng cần chú ý, sẽ nhạt hơn khẩu vị thông thường.
- Tốt nhất nên có bác sĩ đến nhà theo dõi 1-2 tuần/lần hàng tuần, nếu phát hiện có chuyển biến nặng hơn thì các mẹ được điều trị kịp thời.
Trường hợp mức độ bệnh trung bình đến nặng
- Phụ nữ mang thai được yêu cầu nhập viện để theo dõi và có chế độ điều trị riêng. Ví dụ như theo dõi huyết áp, cân nặng và protein niệu được thực hiện 3-4 lần/ngày. Đồng thời, bà bầu phải thực hiện theo đúng những chỉ định khác của bác sĩ như thuốc uống, khẩu phần ăn,…
- Nếu nguy cơ xấu có thể xảy ra, bác sĩ sẽ sử dụng các biện pháp kích thích chuyển dạ sớm để đứa trẻ được ra đời sớm hơn dự định.
Tiền sản giật gây ra biến chứng vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của mẹ và con. Vì vậy, xét nghiệm tiền sản giật là một trong biện pháp thiết yếu để phòng chống và điều trị hiệu quả chứng bệnh này, giúp quá trình thai nghén của mẹ nhẹ nhàng, con ra đời khỏe mạnh và phát triển tốt.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.