Tật khúc xạ là gì? Có các loại tật khúc xạ nào?

Tật khúc xạ là gì? Đâu là nguyên nhân gây ra tật khúc xạ? Mắt có thể mắc phải những tật khúc xạ nào?… Nếu đây cũng là những gì bạn đang thắc mắc thì hãy cùng Hệ thống y tế Thu Cúc TCI tìm hiểu ngay thông qua bài viết này nhé!

Bạn đang đọc: Tật khúc xạ là gì? Có các loại tật khúc xạ nào?

1. Tật khúc xạ là gì?

Mắt là một trong các giác quan của cơ thể, nơi cho phép chúng ta nhận biết được hình ảnh, màu sắc và thế giới xung quanh. Khi khúc xạ ở mắt bình thường, ánh sáng sẽ đi vào nhãn cầu, sau đó hội tụ trên võng mạc để tạo hình ảnh sắc nét và truyền đến vỏ não. Trong quá trình này, thủy tinh thể có nhiệm vụ điều tiết, thay đổi hình dạng sao cho hình ảnh hội tụ đúng trên võng mạc.

Tật khúc xạ hiểu đơn giản là khi chúng ta nhìn một vật nhưng mắt không thể hội tụ hình ảnh trên võng mạc. Điều này khiến cho mắt chúng ta trở nên mờ, hoặc thậm chí là khó nhìn hơn.

Tật khúc xạ là gì? Có các loại tật khúc xạ nào?

Tật khúc xạ là tình trạng nhìn một vật nhưng mắt không thể hội tụ hình ảnh trên võng mạc

Khi mắc tật khúc xạ, người bệnh sẽ thường có các biểu hiện như: Nhìn không rõ, mỏi mắt, nheo mắt, xuất hiện triệu chứng nhìn đôi, quắp mi,… Tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Thậm chí, có thể dẫn đến lác hay nhược thị nếu không được điều trị đúng cách.

2. Nguyên nhân gây ra tật khúc xạ

Vậy, nguyên nhân gây ra tật khúc xạ là gì? Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra tình trạng bệnh này:

– Tật khúc xạ bẩm sinh, di truyền: Có rất nhiều trẻ nhỏ từ khi sinh ra đã mắc phải tật khúc xạ. Thường là do các bất thường cấu trúc mắt như trục nhãn cầu dài hơn, mắt to hơn bình thường,…

– Tật khúc xạ do từng bị chấn thương ở mắt: Có thể là tổn thương ở vùng mắt, hoặc mắt phải tiếp xúc nhiều với tia UV trong ánh sáng mặt trời.

– Do thói quen sinh hoạt hàng ngày không hợp lý: Mắt phải làm việc quá nhiều, ngủ không đủ giấc.

– Thường xuyên làm việc trong bóng tối hoặc nhìn ở cự ly quá gần.

– Tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh của các thiết bị điện tử: ti vi, điện thoại, ipad, máy tính,…

– Tuổi tác và sự lão hóa: Khi lớn tuổi, khả năng điều tiết của mắt thường kém hơn. Đây chính là một trong các lý do dẫn tới các bệnh lý về mắt, trong đó có tật khúc xạ.

3. Phân loại tật khúc xạ

Tật khúc xạ là gì? Có các loại tật khúc xạ nào?

Tật khúc xạ được phân chia thành các loại khác nhau

3.1 Cận thị

– Khái niệm:

Mắt bị cận thị hay còn được gọi là “mắt nhìn gần”. Lúc này, điểm hội tụ của các tia sáng nằm ở phía trước võng mạc của mắt. Điều này khiến người cận thị khi nhìn các vật ở gần sẽ rõ hơn so với các vật ở xa.

– Nguyên nhân:

Nguyên nhân gây ra bệnh cận thị thường là do mắt phải nhìn gần thường xuyên. Bắt nguồn từ những thói quen không tốt trong sinh hoạt, học tập và làm việc hàng ngày: Đọc sách quá gần, làm việc trong không gian không đủ ánh sáng,… Từ từ sẽ khiến thủy tinh thể bị phồng lên, giác mạc cong hơn làm cho lực khúc xạ lớn hơn bình thường. Từ đó gây ra tật khúc xạ.

Bên cạnh đó, người có cả cha mẹ đều cận thị thì có đến 20%-30% khả năng có thể mắc bệnh. Trong khi đó, người không có cha mẹ bị cận thị thì tỷ lệ này chỉ là 2,5%.

– Triệu chứng:

Một số triệu chứng phổ biến ở người cận thị có thể kể đến như: Hay nheo mắt, chớp mắt, dụi mắt, mỏi mắt, đau đầu,…

3.2 Viễn thị

– Khái niệm:

Ngược lại với cận thị, người bị viễn thị – “mắt nhìn xa” thường nhìn rõ các vật ở xa hơn. Lúc này, các tia sáng sau khi chiếu vào mắt sẽ hội tụ ở sau võng mạc. Điều này khiến người nhìn có thể nhìn rõ các vật ở xa trong khi rất khó khăn để nhìn gần.

– Nguyên nhân:

Nguyên nhân gây ra viễn thị là do trục nhãn cầu ngắn hơn so với bình thường. Những em bé mới sinh đều có thể mắc phải tình trạng này do trục nhãn cầu chưa hoàn thiện. Theo thời gian, trục sẽ phát triển tương ứng với sự phát triển của cơ thể để trẻ có mắt chính thị. (Mắt chính thị là mắt bình thường không có tật khúc xạ). Tuy nhiên, cũng có những trường hợp trục này không phát triển theo thời gian và gây ra viễn thị.

Bên cạnh đó, cũng có một số nguyên nhân khác nhưng xảy ra với tỷ lệ ít hơn như: Người có bệnh sẹo giác mạc, giác mạc dẹt (giác mạc có độ cong nhỏ),…

– Triệu chứng:

Một số triệu chứng phổ biến ở người bị viễn thị có thể kể đến như: Khó khăn khi nhìn gần, mỏi mắt, đau đầu, chóng mặt khi phải tập trung nhìn lâu,…

Tìm hiểu thêm: Nguyên tắc điều trị bệnh phù hoàng điểm

Tật khúc xạ là gì? Có các loại tật khúc xạ nào?

Nguyên nhân gây ra viễn thị là do trục nhãn cầu ngắn hơn so với bình thường

3.3 Loạn thị

– Khái niệm:

Mắt loạn thị là trường hợp các tia sáng hội tụ trên võng mạc tại nhiều điểm thay vì một điểm như bình thường. Điều này khiến cho mắt nhìn bị mờ và có cảm giác như hoa mắt. Thông thường, loạn thị thường đi kèm với các tình trạng như cận thị hoặc viễn thị.

– Nguyên nhân:

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến loạn thị là do giác mạc có hình dạng không đều. Ánh sáng khó được hội tụ trên trục. Người có bố mẹ bị loạn thị thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường.

– Triệu chứng:

Một số triệu chứng phổ biến ở người bị loạn thị có thể kể đến như: Mắt nhìn bị nhòe, mờ ở mọi khoảng cách; triệu chứng nhìn đôi; có bóng mờ trước mắt; mỏi mắt; đau đầu; khó khăn khi nhìn trong bóng tối;…

3.4 Lão thị

– Khái niệm:

Lão thị là hiện tượng gây ra bởi sự cứng dần của thủy tinh thể theo thời gian. Bình thường, thể thủy tinh trong mắt có thể điều tiết phồng lên, dẹt xuống để phù hợp với hoạt động nhìn của mắt. Tuy nhiên, khi đã có tuổi, thể thủy tinh trở nên cứng hơn khiến mức độ điều tiết giảm đi. Thể thủy tinh không còn hoạt động linh hoạt như trước được nữa.

– Nguyên nhân:

Lão thị thường xuất hiện ở tuổi 40 và tăng dần đến 60 tuổi. Ngoài ra, lão thị cũng dễ phát triển hơn ở những người mắc phải các tật khúc xạ khác.

– Triệu chứng:

Các triệu chứng ở người bị lão thị nhìn chung tương đối giống với người bị viễn thị. Theo đó, hầu hết người mắc bệnh có thể nhìn các vật ở xa rõ hơn so với ở gần. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra hai bệnh lý là hoàn toàn khác nhau.

4. Phương pháp phòng tránh tật khúc xạ

Tật khúc xạ là gì? Có các loại tật khúc xạ nào?

>>>>>Xem thêm: Viêm kết mạc làm mờ mắt: Nguyên nhân và cách khắc phục

Các phương pháp phòng tránh tật khúc xạ là gì?

Tật khúc xạ ở mắt nếu để lâu ngày có thể gây ra nhược thị, thậm chí lác. Để hạn chế các tật khúc xạ xảy ra, mỗi chúng ta nên có các biện pháp chăm sóc mắt hợp lý:

– Duy trì khám mắt định kỳ để phát hiện sớm những bất thường ở mắt. Từ đó có biện pháp điều trị và điều chỉnh thói quen sinh hoạt sao cho phù hợp.

– Bảo vệ mắt trước tia UV của ánh nắng mặt trời và các chất bụi bẩn khi đi đường bằng cách đeo kính râm.

– Sử dụng kính chuyên dụng khi làm các công việc đặc thù như: Hàn xì, sơn, bơi lội, chơi thể thao,…

– Bảo vệ mắt khỏi các chấn thương xảy ra

– Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều hoa quả và rau xanh có chứa vitamin A, beta carotene để nuôi dưỡng mắt.

– Hạn chế để mắt làm việc quá sức, hoặc nhìn lâu vào các thiết bị điện tử.

– Ngủ đủ giấc, xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý cho đôi mắt và cả cơ thể

– …..

Như vậy, trên đây là chia sẻ về các tật khúc xạ và lời giải đáp cho câu hỏi “Tật khúc xạ là gì?” mà Hệ thống y tế Thu Cúc TCI muốn gửi đến bạn. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc đã có cho mình những thông tin thực sự hữu ích mà mình đang tìm kiếm. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp sớm nhất bởi các chuyên gia nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *