Tật khúc xạ và cong vẹo cột sống ở trẻ em – Đừng chủ quan!

Hiện nay, có 2 dạng bệnh học đường phổ biến đó là tật khúc xạ và cong vẹo cột sống. Tỷ lệ trẻ em mắc phải những căn bệnh này ngày càng tăng cao, ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức, sinh hoạt và sự phát triển thể chất của trẻ. Đồng thời tiềm ẩn nhiều biến chứng lâu dài cho trẻ trong tương lai.

Bạn đang đọc: Tật khúc xạ và cong vẹo cột sống ở trẻ em – Đừng chủ quan!

1. Tìm hiểu về tật khúc xạ và cong vẹo cột sống ở trẻ

1.1. Biểu hiện của tật khúc xạ và cong vẹo cột sống ở trẻ

Ở lứa tuổi học đường, hay gặp nhất là cận thị và loạn thị. Với cận thị, trẻ em có biểu hiện nhìn xa mờ, nhìn gần rõ. Còn loạn thị là trường hợp nhìn xa hay gần đều thấy mờ, hình ảnh thu được biến dạng

Cha mẹ cần để ý xem trẻ có những biểu hiện dưới đây không, nếu có cần đưa tới bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt:

– Ngồi gần, đứng gần khi xem tivi.

– Hay nheo mắt khi nhìn.

– Hay mỏi mắt, nhức mắt.

– Đau đầu, chóng mặt.

– Khi nhìn vật gì đó thường nghiêng đầu.

– Không tập trung khi học tập, đọc sách.

Bên cạnh đó, trẻ còn gặp thêm một tình trạng nữa đó là cong vẹo cột sống – đây là tình trạng cột sống không còn thẳng theo cơ thể. Vốn cột sống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mọi hoạt động thường ngày của con người. Nó giúp nâng đỡ của cơ thể, con người có tư thế thẳng đứng và bảo vệ tủy sống cũng như các cơ quan nội tạng.

Có 2 kiểu cong vẹo cột sống là:

– Vẹo cột sống là khi cột sống bị cong sang trái hoặc phải.

– Cong cột sống là khi cột sống bị cong ra trước hoặc ra sau quá mức và không thể giữ được các đường cong sinh lý bình thường.

Tật khúc xạ và cong vẹo cột sống ở trẻ em – Đừng chủ quan!

Trẻ có biểu hiện ngồi gần xem tivi

1.2. Nguyên nhân của tật khúc xạ và cong vẹo cột sống

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tật khúc xạ ở lứa tuổi học đường. Có thể kể đến như:

– Học tập trong môi trường thiếu sáng: quá tối, ánh sáng mờ,…

– Tư thế ngồi học không đúng: để lệch vở khi viết, đầu cúi xuống thấp khiến cho mắt sát gần vở.

– Thời gian học tập quá dài khiến cho mắt bị mỏi, không dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi.

– Mải xem tivi, chơi điện tử trong nhiều giờ.

– Đọc sách truyện chữ nhỏ, đặc biệt đọc trong tình trạng trùm chăn vào ban đêm.

Còn cong vẹo cột sống có thể khi trẻ sinh ra đã bị cong hoặc vẹo cột sống bẩm sinh. Một số khác bị cong, vẹo do:

– Tư thế ngồi sai: vai lệch sang trái hoặc phải, đầu cúi quá thấp.

– Ngồi học với bàn ghế sai kích cỡ so với cơ thể của trẻ: bàn quá cao, ghế quá thấp,..

– Đeo cặp sách nặng lệch bên vai.

– Trẻ còi xương, thiếu dinh dưỡng.

– Trẻ có thói quen mang cặp sách nặng và đeo lệch bên vai.

– Do phải lao động khi còn quá nhỏ, điển hình là các công việc so với thể chất của các em như: gặt hái, gánh vác, bế em.

1.3. Ảnh hưởng của hai bệnh lý này tới sức khỏe của trẻ

Vấn đề tật khúc xạ, tình trạng cong vẹo cột sống là 2 dạng bệnh học đường điển hình hiện nay. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì rất dễ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ cũng như giảm chất lượng cuộc sống.

Với tật khúc xạ nếu không được phát hiện sớm sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng như:

– Sự phát triển về thể chất bị hạn chế.

– Trẻ gặp khó khăn khi tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe.

– Trong tương lai bị hạn chế khi chọn ngành nghề.

– Một số hoạt động sinh hoạt hàng ngày bị hạn chế, dễ gặp tai nạn.

– Kết quả học tập giảm sút do không nhìn rõ chữ trên bảng, viết và đọc chậm hơn bình thường.

Do đó, cha mẹ cần quan tâm và đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe đôi mắt định kỳ hàng năm. Tùy vào tình trạng trẻ bị cận hay loạn thị mà bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra chỉ định cụ thể, hướng dẫn trẻ đeo kính phù hợp.

Còn cong vẹo cột sống nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng tới chính bản thân các em và chất lượng cuộc sống:

– Gây đau lưng, hệ cơ xương khi vận động gặp hạn chế.

– Đối với trường hợp nặng có thể gây biến dạng cơ thể, suy giảm tâm lý trẻ, hạn chế khả năng hòa nhập cộng đồng.

– Chức năng của tim, phổi bị suy giảm.

– Dị dạng vùng chậu, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của các bé gái khi trưởng thành.

Tật khúc xạ và cong vẹo cột sống ở trẻ em – Đừng chủ quan!

Cột sống trở nên cong vẹo phần lớn do trẻ ngồi chưa đúng tư thế

2. Phòng ngừa bằng cách nào?

Hai bệnh lý học đường này hoàn toàn thế thể phòng ngừa, tránh biến chứng xảy ra trong tương lai:

2.1. Với tật khúc xạ học đường

Cha mẹ nên dặn dò, hướng dẫn trẻ:

– Cho mắt nghỉ ngơi từ 3 – 5 phút trong quá trình học tập, xem ti vi hay dùng máy tính. Hạn chế để mắt hoạt động liên tục 30 – 45 phút vì dễ khiến mắt bị mỏi, nhức và giảm thị lực.

– Học tập trong điều kiện đủ ánh sáng, nên sử dụng đèn học với ánh sáng vàng để bảo vệ mắt.

– Khi đọc sách, học tập thì nên giữ khoảng cách mắt với mặt vở là từ 35 – 40 cm. Khi xem ti vi nên giữ khoảng cách từ 3m trở lên.

– Không nên xem tivi, đọc sách khi nằm.

– Nên tham gia các hoạt động thể thao ngoài trời bởi mắt sẽ được luyện nhìn xa.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc: Mổ đục thủy tinh thể mắt sáng trong bao lâu

Tật khúc xạ và cong vẹo cột sống ở trẻ em – Đừng chủ quan!

Trẻ đi khám mắt định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện sớm cận thị, loạn thị

2.2. Với bệnh cong vẹo cột sống

Trẻ cần lưu ý một vài điều sau để tránh gặp phải tình trạng cong vẹo cột sống khi đi học đó là:

– Nên ngồi học tập ở bàn ghế có kích thước phù hợp với chiều cao.

– Sử dụng cặp 2 quai đeo trên vai để giữ cân bằng trọng lực cho toàn bộ cơ thể. Tránh tình trạng lệch vai do đeo cặp sang bên trái hoặc bên phải.

– Ngồi đúng tư thế bằng cách ngồi thẳng, lưng hướng nhẹ lên phía trước. Thân người không tì vào bàn mà cách bàn khoảng 1 nắm tay. Hai chân đặt thoải mái tiếp xúc với mặt sàn.

Tật khúc xạ và cong vẹo cột sống ở trẻ em – Đừng chủ quan!

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân nào khiến mặt bị sưng?

Cha mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để kiểm tra ngay khi có những biểu hiện dáng đi bất thường

Nếu trẻ có biểu hiện của tật khúc xạ và cong vẹo cột sống trong quá trình đi học thì cha mẹ cần đưa tới ngay cơ sở y tế để thăm khám. Tránh tự điều trị tại nhà, lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng nghiêm trọng, khó điều trị và làm giảm chất lượng cuộc sống của trẻ. Hy vọng qua bài viết này cha mẹ đã hiểu hơn về 2 bệnh lý học đường phổ biến cũng như biết cách phòng ngừa cho trẻ khỏi tình trạng cận thị, cong vẹo cột sống.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *