Tật khúc xạ và hậu quả của tật khúc xạ

Tỷ lệ người mắc tật khúc xạ tăng đáng kể và có xu hướng trẻ hóa trong thời gian qua cho thấy đây là vấn đề đáng báo động. Hãy cùng tìm hiểu về tật khúc xạ và các hậu quả của tật khúc xạ để biết cách bảo vệ mắt đúng cách, ngăn ngừa các hiểm họa khôn lường.

Bạn đang đọc: Tật khúc xạ và hậu quả của tật khúc xạ

1. Tật khúc xạ là gì?

Mắt là cơ quan trọng yếu, có chức năng thu hình ảnh để mọi người có thể nhìn và nhận biết được sự vật ở trước mắt. Ở trạng thái bình thường, ánh sáng thông qua nhãn cầu sẽ hội tụ đúng tại võng mạc. Hệ thống thần kinh trong mắt sẽ gửi tín hiệu về não, thông qua đó mọi người có thể ý thức được về vật mà bản thân đang nhìn.

Ngược lại, nếu hình ảnh và ánh sáng thu về không hội tụ đúng tại võng mạc của mắt thì được gọi là tật khúc xạ. Khúc xạ khiến mọi người thường xuyên nhìn mờ, khó nhìn hoặc phải điều tiết mắt nhiều mới có thể nhìn rõ.

Hiện nay, tỷ lệ người mắc tật khúc xạ tăng cao đáng kể và có xu hướng trẻ hóa do:

– Yếu tố bẩm sinh: Trục nhãn cầu của mắt có cấu tạo bất thường, dày hơn so với chiều dày của mắt khỏe mạnh.

– Thói quen sinh hoạt: Hằng ngày, mắt phải làm việc và điều tiết quá nhiều do mọi người ngồi sai tư thế hoặc nhìn ở vị trí quá gần.

– Chấn thương vùng mắt: Mắt bị tổn thương do tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời trong thời gian dài, tai nạn, va đập vào vùng mắt…

– Ảnh hưởng của ánh sáng nhân tạo: Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử cũng có thể làm ảnh hưởng tới khả năng nhìn và khả năng hội tụ ánh sáng trên nhãn cầu của mắt.

– Cơ thể lão hóa: Do tuổi tác khiến các cơ thể suy yếu dần, giảm khả năng điều tiết nên dễ mắc các tật và các bệnh lý về mắt.

Tật khúc xạ và hậu quả của tật khúc xạ

Hình ảnh và ánh sáng thu về không hội tụ đúng tại võng mạc của mắt thì được gọi là tật khúc xạ

2. Các tật khúc xạ ở mắt

– Cận thị: Tia sáng sẽ hội tụ trước võng mạc khiến mọi người khó nhìn được vật ở cự ly gần. Người cận thị thường hay chớp mắt, nheo mắt, mỏi mắt nếu học tập và làm việc trong thời gian dài.

– Loạn thị: Ánh sáng sẽ hội tụ thành nhiều điểm trên võng mạc thay vì tại một điểm cụ thể như mắt thông thường. Do vậy, người mắc loạn thị thường nhìn mờ, nhìn không rõ nét hình ảnh ở trước mắt.

– Viễn thị: Ánh sáng hội tụ sau nhãn cầu khiến mọi người chỉ có thể nhìn được vật ở xa, khó nhìn được vật ở gần. Viễn thị có thể hình thành từ bẩm sinh do cấu trúc mắt chưa hoàn thiện.

– Lão thị: Triệu chứng tương tự viễn thị do hình ảnh thu về không đúng trên võng mạc khiến mọi người khó nhìn được vật ở gần. Tuy nhiên, lão thị hình thành do quá trình cơ thể già đi và lão hóa.

3. Hậu quả của tật khúc xạ

Tật khúc xạ ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của mọi người bởi gây ra các tình trạng:

– Nhìn mờ

– Khó nhìn

– Đau nhức mắt

– Mỏi mắt

– Chảy nước mắt…

Đồng thời, đây cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới suy giảm thị lực vừa và nặng. Và là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây ra tình trạng mù lòa, mất thị lực ở người trên toàn cầu.

Theo ước tính, hiện nay có tới hàng trăm triệu người bị mất thị lực, mù lòa do mắc tật khúc xạ. Người bị tật khúc xạ cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh lý nhãn khoa nguy hiểm như bong võng mạc, thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể…

Ngoài ra, những người mắc khúc xạ thường có nhãn cầu lồi ra, kéo cong võng mạc làm cho vùng cho biên võng mạc trở nên mỏng hơn và dễ thoái hóa. Lâu dần, bệnh có thể khiến mọi người bị xuất huyết dịch kính, bong võng mạc và khả năng phục hồi thị lực kém đi.

Tật khúc xạ và hậu quả của tật khúc xạ

Hậu quả của tật khúc xạ có thể dẫn tới mù loà và nguy cơ cao mắc đục thuỷ tinh thể, thoái hoá điểm vàng…

4. Điều trị và phòng ngừa khúc xạ

4.1. Nguyên tắc điều trị

Hiện nay, giải pháp hàng đầu thường được áp dụng để cải thiện tình trạng khúc xạ là đeo kính. Các thấu kính sẽ điều chỉnh ánh sáng hội tụ đúng vị trí trên võng mạc để mọi người có thể nhìn rõ hơn. Tuy nhiên, kính chỉ có thể hỗ trợ và cải thiện tức thời tình trạng cận, viễn, loạn thị…

Ngoài ra, phẫu thuật cũng thường được áp dụng để điều trị tình trạng khúc xạ của mọi người. Phương pháp này có thể thay đổi hình dạng giác mạc một cách vĩnh viễn, điều chỉnh hình ảnh thu về trên đúng vị trí ở võng mạc. Thông qua đó, mọi người có thể nhìn một cách rõ ràng mà không cần phải đeo kính hay sử dụng các công cụ hỗ trợ thị lực nào khác.

Tìm hiểu thêm: Mắt nhìn mờ, đi khám phát hiện đã đục thủy tinh thể độ 3

Tật khúc xạ và hậu quả của tật khúc xạ

Điều trị tật khúc xạ có thể áp dụng các phương pháp như đeo kính, phẫu thuật…

4.2. Cách phòng ngừa

Điều trị khúc xạ có thể tiềm ẩn rủi ro và không thể đảm bảo cải thiện 100% thị lực. Do vậy, cách tốt để bảo vệ mắt trước các tác hại của tật khúc xạ chính là phòng ngừa đúng cách. Theo các chuyên gia nhãn khoa, mọi người cần có một chế độ chăm sóc mắt đúng cách và sinh hoạt khoa học để ngăn ngừa mắc tật khúc xạ. Cụ thể như sau:

– Đảm bảo khu vực học tập và làm việc có đủ ánh sáng, ngồi đúng tư thế và để mắt nghỉ ngơi khoảng 15 phút sau mỗi 45 phút học và làm việc.

– Để mắt thư giãn, nhìn xa và massage hằng ngày để kích thích máu tuần hoàn giúp làm giảm tình trạng nhức mỏi mắt.

– Giảm căng thẳng cho mắt bằng việc hạn chế sử dụng thiết bị điện tử có ánh sáng xanh trong thời gian quá dài.

– Bảo vệ mắt khi ra ngoài bằng kính râm, kính chống tia UV hoặc kính chống ánh sáng xanh.

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đủ vitamin A, D, C, E cho cơ thể qua thực phẩm tươi xanh, nhiều rau củ và trái cây tươi.

– Vệ sinh mắt hằng ngày bằng nước muối sinh lý hoặc nhỏ mắt khi có khuyến cáo của bác sĩ nhãn khoa.

– Nghỉ ngơi khoa học, hạn chế áp lực, căng thẳng cho tinh thần và thường xuyên tập thể dục thể thao.

– Khám mắt ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường và khám định kỳ từ 1-2 lần/năm.

Tật khúc xạ và hậu quả của tật khúc xạ

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân bong võng mạc mắt là gì?

Khám mắt ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường và khám định kỳ từ 1-2 lần/năm

Hậu quả của tật khúc xạ tuy không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng có thể tiềm ẩn nguy cơ gây ra các bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Do vậy, mọi người cần xây dựng một chế độ sinh hoạt, bảo vệ mắt khoa học theo khuyến cáo của các bác sĩ nhãn khoa để ngăn ngừa mắc tật khúc xạ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *