Tất tần tận về phẫu thuật phaco điều trị đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở cả công dân Việt Nam và công dân quốc tế. Chính vì vậy, sự ra đời của các phương pháp phẫu thuật đục thủy tinh thể, mà điển hình ở đây là phẫu thuật Phaco, là cứu tinh của bệnh nhân mắc bệnh lý này. Trong bài viết sau, Thu Cúc TCI xin chia sẻ với bạn thông tin cơ bản về phẫu thuật Phaco điều trị đục thủy tinh thể. Cùng đọc bạn nhé!

Bạn đang đọc: Tất tần tận về phẫu thuật phaco điều trị đục thủy tinh thể

1. Tổng quan về đục thủy tinh thể

Bên cạnh giác mạc, thủy tinh thể là bộ phận trực tiếp chịu trách nhiệm dẫn truyền ánh sáng từ môi trường bên ngoài vào võng mạc. Khi thực hiện chức năng của mình, thủy tinh thể hoạt động như một thấu kính trong suốt, trong đó, trong suốt là điều kiện tiên quyết để chức năng của thủy tinh thể được đảm bảo. Khi thủy tinh thể, vì một lý do nào đó mà mờ đục, ánh sáng không thể thuận lợi đi qua nó vào võng mạc, đồng nghĩa với việc không thể thuận lợi đi qua nó đến dây thần kinh thị giác và não bộ. Lúc này, bệnh nhân được xác định là mắc đục thủy tinh thể.

Tất tần tận về phẫu thuật phaco điều trị đục thủy tinh thể

Thủy tinh thể hoạt động như một thấu kính trong suốt

Đục thủy tinh thể được chia thành 4 cấp độ. Theo đó, bệnh lý này chỉ có thể được điều trị hiệu quả khi ở cấp độ 3 và cấp độ 4. Bệnh nhân đục thủy tinh thể ở 2 cấp độ đầu, thường được khắc phục tình trạng suy giảm thị lực bằng kính, cho đến khi đạt đủ điều kiện để tiến hành phẫu thuật (khi đục thủy tinh thể phát triển đến 2 cấp độ cuối). Ở thời điểm hiện tại, hầu hết là bằng phẫu thuật Phaco.

2. Tổng quan về phẫu thuật Phaco điều trị đục thủy tinh thể

2.1. Hình thành và phát triển

7/1967, trên số 64 Tạp chí Nhãn khoa Hoa Kỳ (American Journal of Ophthalmology), bác sĩ Charles D. Kelman lần đầu tiên công bố một nghiên cứu mà nội dung chủ yếu của nó là những mô tả về kỹ thuật phẫu thuật Phaco hay Phacoemulsification (tên của nghiên cứu này là “Phẫu thuật Phaco – Kỹ thuật mới giúp loại bỏ đục thủy tinh thể: Báo cáo sơ bộ” – “Phacoemulsification and Aspiration – A New Technique for Cataract Removal: A Preliminary Report”). Kể từ đó đến nay, phương pháp này vẫn liên tục được các chuyên gia nhãn khoa cải tiến để tối ưu mức độ an toàn và tỷ lệ thành công.

Sở dĩ, có sự ra đời của Phaco là do bác sĩ Charles D. Kelman nhận thấy cần thiết phải phát triển một phương pháp phẫu thuật đục thủy tinh thể ít đau đớn hơn và nhanh hồi phục hơn các phương pháp phẫu thuật hiện hành.

Sau khi ông phát hiện sóng siêu âm có thể nhũ hóa thủy tinh thể thành những mảnh nhỏ, Phaco chính thức hình thành. Theo đó, phẫu thuật Phaco sử dụng Phaco tip – một đầu dò phát sóng siêu âm, để phá vỡ cấu trúc và hút thủy tinh thể bị đục khỏi vị trí vốn dĩ của nó. Sau đó, thủy tinh thể đã nát này sẽ được thay thế bằng một ống kinh nội nhãn (IOL) bởi chuyên gia nhãn khoa và thị lực của bệnh nhân sẽ cải thiện.

Tìm hiểu thêm: Kính áp tròng ban đêm là gì, có công dụng như thế nào?

Tất tần tận về phẫu thuật phaco điều trị đục thủy tinh thể

Phẫu thuật Phaco sử dụng Phaco tip – một đầu dò phát sóng siêu âm

2.2. Ưu điểm

Tại sao Phaco lại là phương pháp phẫu thuật đục thủy tinh thể được ứng dụng phổ biến nhất trong những năm gần đây? Bởi, phương pháp này sở hữu nhiều ưu điểm như: Thời gian phẫu thuật ngắn (chỉ từ 5 – 7 phút); không đau đớn, không chảy máu; vết mổ nhỏ nên có thể tự lành mà không cần khâu, vì thế mà bệnh nhân hồi phục nhanh; tỷ lệ thành công cực kỳ cao; xuất viện trong ngày; ngoài đục thủy tinh thể, Phaco còn có thể giải quyết được cả 3 tật khúc xạ cận – viễn – loạn.

2.3. Thực hiện

2.3.1. Chẩn đoán

Chuyên gia nhãn khoa có thể sẽ cân nhắc phẫu thuật ngoài bao theo các phương pháp cũ thay vì phẫu thuật Phaco trong một số trường hợp đặc biệt, ví dụ như: Các mảng đục thủy tinh thể dày đặc quá mức,…. Tức là trước khi phẫu thuật, thăm khám tổng quát để xác định mức độ đục thủy tinh thể, từ đó lựa chọn chính xác phương pháp phẫu thuật phù hợp là vô cùng cần thiết.

Để chuyên gia nhãn khoa có thể đưa ra các chẩn đoán liên quan đến đục thủy tinh thể, bệnh nhân cần: Đo thị lực dưới ánh sáng cường độ cao và thấp; dùng kính hiển vi kiểm tra cấu trúc mắt và độ giãn đồng tử; đo áp lực nội nhãn; soi đáy mắt; siêu âm A-scan,… Ngoài ra, bệnh nhân còn phải liệt kê tất cả các loại thuốc đang sử dụng và kiểm tra sức khỏe toàn diện (thông qua Xquang ngực thẳng, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu,…) để chuyên gia nhãn khoa kiểm soát các tác nhân có khả năng ảnh hưởng đến phẫu thuật, dự đoán kết quả và xây dựng kế hoạch hạn chế nguy cơ biến chứng.

2.3.2. Các bước phẫu thuật Phaco điều trị đục thủy tinh thể

Phẫu thuật Phaco bao gồm 9 bước sau:

– Bước 1: Thăm khám và chẩn đoán xác định tình trạng đục thủy tinh thể, đã được mô tả chi tiết phía trên.

– Bước 2: Kiểm tra sức khỏe toàn diện, đã được mô tả chi tiết phía trên.

– Bước 3: Nhỏ gây tê tại chỗ.

– Bước 4: Rạch một đường khoảng 2,2 – 3mm trên giác mạc.

– Bước 5: Tách màng trước thủy tinh thể tại vị trí giữa giác mạc và thủy tinh thể.

– Bước 6: Sử dụng Phaco tip để phá vỡ và hút thủy tinh thể.

– Bước 7: Loại bỏ phần vỏ của thủy tinh thể.

– Bước 8: Thay thế thủy tinh thể bằng ống kính nội nhãn (IOL).

– Bước 9: Khử trùng và băng mắt.

2.4. Chăm sóc hậu phẫu

Sau phẫu thuật, bệnh nhân đục thủy tinh thể cần lưu viện 4 giờ để chuyên gia nhãn khoa theo dõi. Nếu bệnh nhân cảm thấy các dấu hiệu bất thường như: Buồn ngủ, đau từ nhẹ đến nặng, buồn nôn và nôn, khó chịu,…, phải thông báo với chuyên gia ngay. Bệnh nhân đục thủy tinh thể có thể yên tâm, vì trường hợp xuất hiện các triệu chứng này là rất hãn hữu, hầu hết các ca phẫu thuật Phaco đều kết thúc an toàn.

Tất tần tận về phẫu thuật phaco điều trị đục thủy tinh thể

>>>>>Xem thêm: Bệnh u nguyên bào võng mạc nguy hiểm ở trẻ

Thời gian lưu viện để theo dõi sau phẫu thuật Phaco là 4 giờ

Trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật Phaco, bệnh nhân cũng có thể gặp một số vấn đề sau:

– Xuất hiện các đốm đen trong tầm nhìn: Sau vài tuần tình trạng này sẽ biến mất.

– Chảy dịch và ngứa: Dùng một miếng vải ẩm, ấm, mềm, sạch để lau dịch và tuyệt đối không gãi, nếu bệnh nhân gặp hiện tượng này.

– Đau mắt, nhạy cảm với ánh sáng, sụp mí, thâm mắt: Thường cũng sẽ tự khỏi.

Để phẫu thuật hiệu quả tối đa, bệnh nhân cần tái khám theo lịch và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của chuyên gia nhãn khoa cũng như đeo kính bảo vệ mắt 24/24 giờ.

Phía trên là toàn bộ thông tin cơ bản về phẫu thuật Phaco. Nếu còn thắc mắc, liên hệ Thu Cúc TCI ngay để được giải đáp chi tiết một cách nhanh chóng, bạn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *