Phẫu thuật mổ phaco là một phương pháp điều trị dành cho các bệnh nhân bị đục thủy tinh thể giúp người bệnh lấy lại thị lực bị suy giảm. Phương pháp này được coi là một thành tựu y học tiến bộ giúp rất nhiều bệnh nhân lấy lại ánh sáng cho đôi mắt của mình.
Bạn đang đọc: Tất tần tật những điều cần biết về phẫu thuật mổ phaco
1.Bệnh đục thủy tinh thể và phương pháp mổ phaco trong điều trị
1.1. Bệnh đục thủy tinh thể là gì?
Bệnh đục thủy tinh thể còn có tên gọi khác là bệnh cườm hạt, cườm đá, cườm khô ở mắt. Khi mắt bị đục thủy tinh thế sẽ có hiện tưởng như một ống kính máy ảnh bị phủ đàu bụi hoặc mờ hơi nước khiến cho hình ảnh không thể đi qua mắt và dẫn truyền lên mắt được mà bị ngăn chặn bởi lớp màng bụi này.
Thủy tinh thể là cấu trúc từ nước và protein, chúng được cấu tạo và sắp xếp sao cho ánh sáng có thể đi xuyên qua và hình ảnh có thể hội tụ được trên võng mạc, từ đó mỗi người đều có thể nhìn rõ mọi hình ảnh sự vật xung quanh mình từ xa đến gần. Tuy nhiên, do một số tác động của một số yếu tố khác nhau đã làm thay đổi sự phân bổ của các protein trong thủy tinh thể, khiến chúng bị co cụm lại thành từng mảng. Điều này khiến cho việc dẫn truyền ánh sáng qua mắt bị ảnh hưởng dẫn đến thị lực bị suy giảm.
Bệnh đục thủy tinh thể không được chữa trị có thể dẫn đến mù lòa
Thông thường bệnh hay xuất hiện ở những người trên 40, ở lứa tuổi trung niên, cao tuổi. Bệnh lý này có thể được coi là nguy hiểm, có thể có khả năng mù lòa nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Bệnh đục thủy tinh thể không phải bệnh có diễn tiến bất ngờ mà thường sẽ tiến triển theo thời gian. Có thể mất một vào năm từ khi phát hiện bệnh cho đến khi thị lực bị mất hoàn toàn.
Chính vì vậy, tuy bệnh khá nguy hiểm nhưng vẫn có nhiều cơ hội chữa trị dành cho người bệnh nếu như phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể bảo tồn thị lực khá hiệu quả.
1.2. Phẫu thuật mổ phaco, phương pháp điều trị đục thủy tinh thể hiệu quả
Tên đầy đủ của phương pháp phẫu thuật phaco là Phacoemulsification. Phương pháp này sử dụng năng lượng của sóng âm để tán nhuyễn và tách những đám protetin đang bị dồn lại thành những mảnh nhỏ rồi được đưa ra ngoài qua một vết rạch nhỏ. Sau đó một thể thủy tinh nhân tạo sẽ được thay thế vào đó. Vết rạch sẽ không cần khâu mà có thể tự liền lại được.
Đây là một phương pháp được đánh giá là an toàn, tối ưu và mang đến nhiều hiệu quả.
Sau khi thay thế thủy tinh thể nhân tạo, thị lực của người bệnh sẽ được khôi phục tốt lên trông thấy.
Người sáng lập ra phương pháp mổ phaco là bác sĩ Kelman, chính là người đã phát hiện ra rằng thủy tinh thể trong mắt có thể được phá nhỏ ra thành nhiều mảnh nhờ sóng âm năng lượng. Trong nhiều thập kỉ qua, các bác sĩ đã nghiên cứu và cải tiến liên tục phương pháp này, giúp cho việc phẫu thuật phaco trở nên an toàn và hiệu quả hơn, tỷ lệ thành công cũng cao hơn.
Những ưu điểm của phương pháp phẫu thuật phaco là:
– Phẫu thuật phaco là loại phẫu thuật có thời gian khá ngắn, cụ thể chỉ mất 5-10 phút cho một ca phẫu thuật.
– Đây là loại phẫu thuật không gây ra đau đớn cho người bệnh, khi phẫu thuật không làm chảy máu nên bệnh nhận có thể xuất viện sớm.
– Vết phẫu thuật nhỏ, có thể tự lành được mà không cần khâu nên không làm bệnh nhân xuất hiện loạn thị.
Tìm hiểu thêm: Đau mắt đỏ ở trẻ nhỏ: Triệu chứng và cách điều trị
Phẫu thuật phaco là phương pháp ưu việt điều trị đục thủy tinh thể
– Ngay sau khi phẫu thuật xong bệnh nhân có thể cảm thấy thị lực được phục hồi khác hẳn trước khi mổ.
– Phương pháp mổ phaco còn có thể điều chỉnh một số tật khúc xạ, đồng thời rất an toàn và giảm các biến chứng của phẫu thuật.
1.3. Đối tượng nào cần phải phẫu thuật mổ phaco?
Những đối tượng sau đây sẽ được bác sĩ chỉ định mổ phaco:
– Những bệnh nhân được chẩn đoán mắc đục thủy tinh thể và cần phải mổ
– Những bệnh nhân bị đục thủy tinh thể những không mắc các bệnh cấp tính toàn thân
– Những bệnh nhân không có viêm nhiễm gì tại vùng mắt
Bệnh đục thủy tinh thể không biến chững nhanh mà xâm hại dần dần thị lực của bệnh nhân. Khi bệnh còn nhẹ, người bệnh có thể dùng đến biện pháp đeo kính để cải thiện thị lực tạm thời. Tuy nhiên, khi bệnh đã nặng hơn cần có chỉ định phẫu thuật mới có thể giúp bệnh nhân nhìn lại bình thường được.
2. Mổ phaco được tiến hành thế nào?
2.1. Cần chuẩn bị những gì trước khi diễn ra phẫu thuật
Trước khi tiến hành mổ phaco, bệnh nhân cần phải có sự chuẩn bị nhất định.
– Những ngày trước khi tiến hành mổ:
+ Bệnh nhân cần khám mắt tổng quát để xác định được mức độ bệnh của thủy tinh thể để tiến hành chọn phương án phẫu thuật phù hợp với từng bệnh nhân.
+ Đồng thời bệnh nhân cũng cần được khám sức khỏe tổng quát để bác sĩ nắm được lịch sử bệnh lý của người bệnh, nhằm lường trước những tình huống có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật.
+ Người bệnh cần ăn uống sinh hoạt bình thường và tra thuốc kháng sinh trước theo như chỉ định của bác sĩ.
+ Trường hợp người bệnh đang điều trị nội khoa thì vẫn dùng thuốc như mọi khi.
+ Bệnh nhân cần báo cho bác sĩ khi thấy những vẫn đề bất thường trong cơ thể hoặc khi phát hiên dị ứng thuốc,v…v…
– Tới ngày mổ:
+ Bệnh nhân tiếp tục dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế những nguy cơ nhiễm trùng sau mổ.
+Trong buổi sáng ngày mổ, bệnh nhân cần nhịn ăn để làm các xét nghiệm cơ bản trước khi mổ.
+ Trong lúc mổ bệnh nhân cần phối hợp và làm theo những chỉ định của bác sĩ và điều dưỡng để cuộc phẫu thuật được diễn ra thuận lợi nhất. Phẫu thuật phaco không bắt bệnh nhân phải gây mê mà chỉ cần nhỏ gây tê nên mọi hoạt động trong phòng mổ bệnh nhân đề cảm nhận được. Chính vì vậy, không thể tránh khỏi cảm giác hoang mang lo lắng. Tuy nhiên, cần phải thật bình tĩnh và thả lỏng cơ thể để nhịp tim và huyết áp ổn định thì mới có kết quả tốt nhất.
>>>>>Xem thêm: Viêm kết mạc là gì và viêm kết mạc mắt có nguy hiểm không?
Bệnh nhân vẫn tỉnh táo trong suốt quá trình mổ
Khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ phẫu thuật lần lượt từng mắt. Hoàn thiện xong mắt bên này mới mổ tiếp đến mắt bên kia.
2.2.Sau khi mổ phaco
Sau khi cuộc phẫu thuật mổ phaco tiến hành xong, bệnh nhân sẽ được đưa sang một khu vực riêng để theo dõi. Lúc này một số bệnh nhân có thể có những phản ứng sau mổ như: đau đầu, buồn nôn, nôn. Hãy báo với bác sĩ về những triệu chứng này để được kiểm tra ngay lập tức.
Sau khi phẫu thuật và trong quá trình bắt đầu hồi phục, nhiều bệnh nhân có thể nhận thấy một số vấn đề như:
– Nhìn thấy những đốm đen, nhưng sẽ biến mất sau một vài tuần
– Mắt bị chảy dịch và ngứa. Khi đó bệnh nhân cần lấy gạc vô trùng làm ẩm và ấm để vệ sinh mắt sạch sẽ
– Mắt bị đau, nhạy cảm ánh sáng, sụp mí nhưng những vấn đề đó sẽ được cải thiện dần sau khi hồi phục
Sau 24h phẫu thuật, bệnh nhân cần đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra lại tình trạng của mắt. Bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc nhỏ mắt để ngăn nhiễm trùng và kiểm soát áp lực của mắt.
Thường bệnh nhân sẽ cần dùng thuốc trong vòng 1 tháng sau phẫu thuật.
Sau khi mổ phaco, bệnh nhân sẽ có thể nhìn bình thường, nhưng nên đeo kính để bảo vệ mắt nhất là khi đi ra ngoài đường.
Sau một vài tuần, bệnh nhân cần tái khám để được kiểm tra tình trạng mắt và theo dõi những biến chứng bất thường nếu có.
Trên đây là những thông tin về căn bệnh đục thủy tinh thể và phương pháp điều trị phẫu thuật mổ phaco, hy vọng những thông tin trên hữu ích với nhiều bạn đọc.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.