Sốt virus ở trẻ em hay còn có tên gọi khác là sốt siêu vi gia tăng mạnh mẽ trong điều kiện thời tiết mưa nắng thất thường như hiện nay. Nếu sức đề kháng của trẻ kém, con sẽ dễ nhiễm siêu vi, vì vậy ba mẹ cần sớm nhận biết các triệu chứng của trẻ để có biện pháp xử trí kịp thời cũng như có các biện pháp phòng tránh giúp bé yêu khỏe mạnh hơn trong thời thiết mưa nắng thất thường như hiện nay.
Bạn đang đọc: Tất tần tật về bệnh sốt virus ở trẻ em mà cha mẹ cần biết
Sốt virus ở trẻ em là gì? Bệnh gây những biến chứng nguy hiểm nào?
- Sốt virus ở trẻ em còn được gọi là sốt siêu vi đây là tình trạng trẻ bị nhiễm virus có hại gây triệu chứng sốt. (ảnh minh họa)
Sốt virus ở trẻ em là tình trạng trẻ bị nhiễm virus có hại gây triệu chứng sốt. Sốt virus cũng có thể diễn tiến thành sốt xuất huyết, cũng có thể là viêm đường hô hấp hay cảm cúm hay sốt phát ban, thậm chí là bệnh tay chân miệng. Do đó khi trẻ bị sốt chưa rõ nguyên nhân trong những ngày đầu tiên các bác sĩ Nhi khoa thường xác định con bị sốt virus hay sốt siêu vi. Sau đó bác sĩ sẽ hẹn trẻ khám lại hoặc làm một số xét nghiệm để biết thêm chính xác trẻ bị bệnh gì.
Ở trường hợp nếu không tìm được nguyên nhân gây sốt trên, cũng như loại trừ các nguyên nhân do vi khuẩn như viêm amidan, viêm tai giữa cấp, nhiễm trùng tiểu,… cũng như các xét nghiệm không thấy gợi ý nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ nghi ngờ chẩn đoán trẻ bị nhiễm siêu vi và bé có thể tự khỏi trong vòng 5 – 7 ngày nếu ba mẹ biết cách chăm sóc và điều trị hiệu quả cho trẻ.
Một số trẻ hoặc người lớn có tiếp xúc với nguồn lây đặc biệt các siêu vi (virus) H1N1, H5N1, H7N9 có thể biểu hiện viêm phổi nặng diễn tiến đến suy hô hấp nặng, tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời.
Các biểu hiện sốt virus ở trẻ em
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu suy hô hấp ở trẻ sơ sinh bố mẹ cần biết
- Trẻ bị sốt virus có nhiều biểu hiện khá giống với cảm cúm thông thường, ba mẹ cần lưu ý để có biện pháp xử trí hiệu quả. (ảnh minh họa)
Sốt cao: Đây là biểu hiện thường gặp ở những trường hợp sốt do virus thường từ 38 – 39 độ C, thậm chí 40 – 41 độ C. Khi hạ sốt trẻ lại tỉnh táo, chơi bình thường; Ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, khi sốt cao không được hạ sốt kịp thời, trẻ dễ bị co giật, tăng tiết đàm nhớt dẫn đến suy hô hấp, thiếu ôxy não.
Đau nhức toàn thân: ở trẻ lớn đau cơ bắp, trẻ thường kêu đau khắp mình, trẻ nhỏ có thể quấy khóc.
Đau đầu: một số trường hợp trẻ có thể đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo.
Viêm long đường hô hấp: Các biểu hiện viêm long đường hô hấp như ho, chảy nước mũi, hắt hơi, họng có thể đỏ…
Rối loạn tiêu hóa: Thường xuất hiện sớm nếu nguyên nhân gây sốt do siêu vi đường tiêu hóa, cũng có thể xuất hiện muộn hơn vài ngày sau khi sốt với đặc điểm là phân lỏng, không có máu, phân có chất nhày.
Viêm hạch: Một số trẻ có biểu hiện sưng hạch vùng đầu, mặt, cổ sau tai, gáy, thường kích thước nhỏ, không đau. Nếu sưng vùng ngay trước tai có thể nghi ngờ trẻ mắc bệnh quai bị
Phát ban: Một số trẻ biểu hiện nổi ban, phát ban khu trú ở mặt, chi hay toàn thân. Thường xuất hiện 2 – 3 ngày sau khi sốt, khi xuất hiện ban thì trẻ sẽ đỡ sốt.
Viêm kết mạc mắt: Kết mạc mắt có thể đỏ, có ghèn, chảy nước mắt. Khi xuất hiện kèm với ban đỏ có thể nghi ngờ trẻ bị ban sởi.
Nôn: Trẻ có thể nôn nhiều lần nhưng thường xuất hiện sau khi ăn.
Xử trí khi trẻ bị sốt virus
>>>>>Xem thêm: 7 Dấu hiệu cảnh báo tình trạng sốt xuất huyết nghiêm trọng ở trẻ
- Trẻ bị sốt virus ba mẹ nên đưa bé đi thăm khám sớm với bác sĩ để được tư vấn và có biện pháp điều trị hiệu quả giúp con mau chóng khỏi bệnh.
Hiện nay sốt virus hay sốt siêu vi hầu hết chưa có thuốc đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng, đối với sốt virus hay nhiễm virus ở trẻ em cũng vậy. Do đó, các biện pháp xử trí khi trẻ bị sốt virus là:
– Chăm sóc trẻ bị sốt: Cởi bỏ bớt chăn mền, quần áo, chỉ cho trẻ mặc một lớp quần áo mỏng để cơ thể tỏa nhiệt làm giảm sốt.
– Cho trẻ uống hạ sốt nếu trẻ có thân nhiệt từ 38,5 độ C. Nếu trẻ không hạ sốt nên cho con đến thăm khám tổng quát với bác sĩ chuyên khoa, không nên lạm dụng thuốc hạ sốt vì có thể khiến trẻ bị ngộ độc thuốc có thể để lại những biến chứng nguy hiểm và nguy cơ tử vong xảy ra nếu con không được xử trí kịp thời.
Một số biện pháp phòng ngừa sốt virus ở trẻ em
– Không cho trẻ tiếp xúc với người đang bệnh.
– Giữ ấm cho trẻ.
– Không cho trẻ dầm mưa hay chơi ngoài nắng hay đi bơi quá nhiều, tắm dầm nước lâu.
– Đảm bảo vệ sinh ăn uống, môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ
– Cần tiêm ngừa: cúm, viêm não, thủy đậu, sởi.
Khi trẻ bị sốt virus, phụ huynh không nên quá lo lắng cũng không nên quá chủ quan mà hãy chăm sóc trẻ chu đáo, uống thuốc theo sự tư vấn và chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời biết cách nhận biết các dấu hiệu nặng để đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và chữa bệnh kịp thời.
Chuyên khoa Nhi Thu Cúc quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị y tế, máy móc hiện đại, với phác đồ điều trị hạn chế kháng sinh. Trẻ yên tâm không sợ thăm khám. Để đăng kí khám cho bé tại Thu Cúc, bạn vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được tư vấn và đặt lịch khám sớm nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.