Tẩy trắng răng là phương pháp thẩm mỹ nha khoa được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên, có những nghiên cứu cho thấy rằng tẩy trắng răng quá mức có thể ảnh hưởng không tốt. Để làm rõ điều này, sau đây chúng ta hãy cùng tham khảo những thông tin về tẩy trắng răng có gây hại không.
Bạn đang đọc: Tẩy trắng răng có gây hại không và những nguy cơ
1. Những nguyên nhân khiến răng cần thực hiện tẩy trắng
Thực hiện tẩy trắng răng thường được thực hiện khi răng bị nhiễm màu, ố vàng, …
Nguyên nhân chủ yếu khiến răng cần được tẩy trắng chính là sự xuống cấp về màu sắc. Cụ thể, răng sẽ bị ố vàng, đen, … Điều này bắt nguồn từ nhiều nguyên do khác nhau. Dưới đây là một số điển hình:
– Thói quen ăn uống và lối sống: Trong việc ăn uống, một số thực phẩm và đồ uống có thể gây ố vàng cho răng. Điển hình như cà phê, trà, nước cốt dừa, rượu vang đỏ và thuốc lá.
– Độ tuổi: Răng có thể tự nhiên mất màu và trở nên ố vàng theo thời gian. Điều này là bởi sự diễn ra của quá trình lão hóa.
– Chấn thương, bệnh lý: Nếu răng bị chấn thương có thể dẫn đến việc mất màu hay biến đổi màu sắc. Bên cạnh đó, các vấn đề sức khỏe răng như bị vết răng đen hay men răng không tốt cũng có thể tạo nên tình trạng ố vàng.
– Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc sử dụng trong thời kỳ phát triển răng có thể tạo ra vết màu và màu sắc không đều trên răng.
– Yếu tố di truyền: Gen di truyền cũng có thể ảnh hưởng đến màu sắc tự nhiên của răng. Có những đối tượng có ông, bà, bố, mẹ có men răng không tốt cũng có thể gặp tình trạng tượng tự. Điều này sẽ làm cho răng nhanh trở nên ố vàng.
– Chế độ chăm sóc: Nếu bạn không chải răng đúng cách hoặc không duy trì một chu trình làm sạch đều đặn, việc bám bẩn và mảng bám có thể gây ảnh hưởng màu răng.
2. Các phương pháp thực hiện tẩy trắng răng phổ biến
2.1 Phương pháp sử dụng máng chứa chất tẩy
Tẩy trắng răng sử dụng máng chứa chất tẩy là một trong những phương pháp phổ biến để có được nụ cười trắng sáng. Thực hiện quá trình này, đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và lấy kích thước bộ răng. Sau đó, dựa theo kết quả thu được sẽ chế tạo máng vừa vặn với răng. Chất liệu làm máng tẩy là nhựa plastic an toàn, không gây kích ứng răng, nướu. Phần máng này sẽ giúp giữ cho thuốc tẩy ở trên bề mặt của răng. Đồng thời, nước bọt cũng sẽ được ngăn không bị tràn vào gây không tốt cho quá trình tẩy trắng.
Các bác sĩ tùy theo tình trạng người bệnh sẽ quyết định, cung cấp thuốc tẩy trắng cũng như hướng dẫn cách sử dụng cho từng người. Sau đó, việc đeo máng có thể được thực hiện tại nhà. Nhờ vậy, phương pháp này giúp chúng ta chủ động thời gian, chi phí không cao. Tuy nhiên, hiệu quả tẩy trắng của phương pháp này không được tối ưu với mọi trường hợp.
2.2 Phương pháp sử dụng công nghệ laser
Tẩy trắng răng sử dụng công nghệ laser là một trong những phương pháp tiên tiến nhất và hiệu quả cao trong thẩm mỹ răng. Phương pháp này thường kết hợp giữa việc sử dụng máng tẩy trắng chứa chất tẩy trắng như hydrogen peroxide hoặc carbamide peroxide và áp dụng laser để kích thích chất tẩy trắng.
Trước khi bắt đầu thực hiện, bác sĩ nha khoa sẽ kiểm tra tình trạng răng và nướu của bạn để đảm bảo độ phù hợp. Sau đó, máng có chứa chất tẩy trắng phù hợp sẽ được sử dụng, ôm đều lấy bền mặt răng. Tiếp đến, bác sĩ sẽ sử dụng laser để kích thích chất tẩy trắng. Ánh sáng laser có thể củng cố tác động của chất tẩy trắng, giúp tăng tốc quá trình tẩy trắng.
Tìm hiểu thêm: Răng hàm trẻ em có thay không, giải đáp từ chuyên gia
Công nghệ Laser được sử dụng phổ biến trong tẩy trắng răng nha khoa
3. Ưu điểm của tẩy trắng răng
Sau đây là một số ưu điểm của thực hiện tẩy trắng răng:
– Cải thiện tính thẩm mỹ của răng: Quá trình tẩy trắng răng giúp loại bỏ màu ố vàng trên bề mặt răng do thức ăn, đồ uống, thuốc lá, giúp răng trở nên sáng hơn. Từ đó giúp khuôn mặt trở nên rạng rỡ và trẻ trung, nụ cười trắng sáng hơn. Điều này sẽ giúp tổng thể ngoại hình được nâng cao.
– Đem tới sự thay đổi nhanh chóng: Nhiều phương pháp tẩy trắng răng mang lại kết quả nhanh chóng. Điều này cho phép người sử dụng thấy sự cải thiện trong màu sắc của răng nhanh chóng.
– Hiệu quả lâu dài: Nếu duy trì một chế độ chăm sóc răng đều đặn sau khi tẩy trắng, kết quả có thể duy trì lâu dài. Nụ cười trắng sáng, khỏe mạnh sẽ được bảo toàn.
>>>>>Xem thêm: Trồng răng cửa có đau không và những trường hợp cần thực hiện
Thực hiện tẩy trắng răng đem tới nhiều lợi ích
– Tăng sự tự tin: Răng trắng sáng thường tạo nên ấn tượng tích cực. Đây chính là điều giúp bạn cảm thấy tự tin hơn khi nở một nụ cười.
4. Tẩy trắng răng có gây hại không?
4.1 Tìm hiểu thực hiện tẩy trắng răng có gây hại không
Quá trình tẩy trắng răng khi được thực hiện đúng cách và dưới sự giám sát của bác sĩ sẽ đảm bảo an toàn. Tuy nhiên cụ thể, điều này còn cần phụ thuộc vào một số yếu tố khác:
– Tình trạng răng, nướu: Trước khi thực hiện tẩy trắng răng, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng và nướu. Nếu có vấn đề gì sẽ cần được điều trị trước khi thực hiện tẩy trắng để đảm bảo an toàn.
– Chất tẩy trắng được sử dụng: Chất tẩy trắng được sử dụng thường có chứa hydrogen peroxide hoặc carbamide peroxide. Đây là những chất an toàn khi sử dụng theo đúng liều lượng, hướng dẫn của bác sĩ.
– Quá trình và bác sĩ thực hiện: Quá trình tẩy trắng cần thực hiện theo sự hướng dẫn, giám sát của bác sĩ chuyên khoa. Điều này để đảm bảo độ an toàn, hiệu quả điều trị.
– Chăm sóc răng sau khi tẩy trắng: Việc duy trì chế độ chăm sóc răng đúng cách sau quá trình tẩy trắng để duy trì kết quả. Đồng thời, điều này giúp ngăn chặn những nguy cơ, vấn đề có thể xảy ra.
4.2 Những nguy cơ gây hại khi tẩy trắng răng
Tuy tẩy trắng răng là phương pháp được xác nhận về độ an toàn, hiệu quả nhưng nếu không được thực hiện đúng theo hướng dẫn, giám sát của bác sĩ vẫn có thể xảy ra biến chứng:
– Răng trở nên nhạy cảm hơn.
– Màu sắc răng bị loang lổ và không đều.
– Tổn thương răng, nướu.
– Răng nhanh chóng nhiễm màu lại.
– …
Trên đây là những thông tin giải đáp tẩy trắng răng có gây hại không. Từ đó, chúng ta có thể thấy trước khi quyết định thực hiện tẩy trắng răng, quan trọng là cần thảo luận với bác sĩ. Việc này để đảm bảo rằng quá trình thực hiện an toàn và phù hợp với tình trạng sức khỏe răng miệng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.