Tẩy trắng răng là phương pháp giúp khắc phục khuyết điểm màu răng không được trắng sáng, từ đó giúp người bệnh tự tin với nụ cười rạng rỡ và vẻ ngoài tự tin. Vậy tẩy trắng răng có tốt không?
Bạn đang đọc: Tẩy trắng răng có tốt không? Có bao nhiêu phương pháp tẩy trắng răng?
1. Thế nào là tẩy trắng răng?
Tẩy trắng răng là phương pháp dùng các hoạt chất giúp làm bề mặt răng trắng sáng với nhiều mức độ khác nhau. Sau khi thực hiện phương pháp này, màu răng của người dùng sẽ được cải thiện đáng kể và người từ đó có thể tự tin giao tiếp và ngăn ngừa được các bệnh lý răng miệng nguy hiểm.
Tẩy trắng răng không những giúp người dùng tự tin mà còn phòng ngừa được các bệnh lý răng miệng nguy hiểm
2. Phương pháp tẩy trắng răng
2.1 Miếng dán trắng răng
Người dùng có thể mua miếng dán trắng răng và thực hiện tẩy trắng răng tại nhà. Cách dùng của các miếng dán này rất đơn giản, người dùng chỉ cần dán lên 2 hàm và sau 30 phút sẽ có hàm răng trắng sáng. Tuy nhiên, vì hiện nay có rất loại miếng dán không rõ nguồn gốc xuất xứ, không hiệu quả và gây ra các bệnh lý răng miệng đang tràn lan trên thị trường.
2.2 Máng làm trắng răng
Với phương pháp này, người dùng sẽ đến các phòng khám nha khoa để thực hiện. Đầu tiên, bác sĩ sẽ lấy dấu hàm cho bệnh nhân để sản xuất mảng tẩy trắng. Sau đó, thuốc sẽ được bôi lên máng và đeo vào răng người bệnh. Cuối cùng, bác sĩ sẽ phát máng và thuốc, dặn dò người bệnh cách sử dụng máng tại nhà và tái khám theo lịch để đảm bảo kết quả tẩy trắng đúng theo phác đồ điều trị và không có bất thường gì xảy ra cho tình trạng răng miệng của người bệnh.
2.3 Tẩy trắng răng bằng chất tẩy trắng và đèn led xanh Laser Whitening
Đây là phương pháp được đánh giá an toàn nhất cho sức khỏe người bệnh. Phương pháp này là sự kết hợp giữa 2 yếu tố: Thuốc tẩy trắng răng và đèn led xanh để tác động lên răng. Sau khoảng 30 – 60 phút thực hiện, người dùng sẽ có được hàm răng trắng sáng và loại bỏ được những khuyết điểm về màu răng, màu răng sẽ bật lên từ 3 – 5 tông.
3. Tẩy trắng răng có tốt không?
Câu trả lời cho câu hỏi này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như cơ sở y tế thực hiện, tay nghề của bác sĩ, phương pháp tẩy trắng răng lựa chọn, tính chất men răng của người bệnh, chế độ ăn uống và chăm sóc sau khi tẩy trắng răng. Nếu những yếu tố đó được đảm bảo, kết quả tẩy trắng răng có thể giữ được từ 2 – 3 năm.
Tìm hiểu thêm: Nội soi có phát hiện được ung thư dạ dày không?
Chất lượng tẩy trắng răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nên bạn cần cân nhắc kỹ các yếu tố trước khi lựa chọn
4. Tẩy trắng răng xong cần lưu ý gì?
4.1 Chế độ chăm sóc
Để giữ được màu răng tối đa, người bệnh cần chăm sóc răng miệng đúng cách bằng các biện pháp như:
– Đánh răng thường xuyên và đúng cách với loại kem đánh răng phù hợp.
– Đánh răng sau bữa ăn khoảng 30 phút, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy.
– Kết hợp nhiều biện pháp khác nhau để làm sạch răng miệng toàn diện như: tăm nước, nước súc miệng, chỉ nha khoa…
– Từ bỏ thói quen hút thuốc lá vì đây là thói quen không chỉ hại men răng mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
– Thăm khám nha khoa định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần tại các cơ sở nha khoa uy tín.
4.2 Chế độ ăn uống
– Ăn những loại thực phẩm mềm và không sậm màu như cơm, sữa chua trắng, súp, đậu phụ, trứng, chuối, mãng cầu, bưởi, lê…
– Uống những loại đồ uống không có màu như nước lọc, nước dừa, sữa…
– Ăn những loại rau củ giòn và màu nhạt như khoai tây, cần tây, hành tây, súp lơ, các loại nấm…
– Ăn các loại cá (cá hồi, basa, diêu hồng…), hải sản và thịt (heo, gà, bò, vịt) để bổ sung dinh dưỡng đầy đủ.
– Hạn chế tối đa ăn uống những loại đồ sẫm màu như cà phê, trà, nước ngọt có gas, rượu đỏ…
>>>>>Xem thêm: Sự thật về việc sâu răng tự lành được
Sau khi tẩy trắng răng, nên hạn chế tối đa uống trà vì có thể làm răng bị nhiễm màu
Hy vọng rằng, bài viết của chúng tôi đã giúp các bạn trả lời câu hỏi “tẩy trắng răng có tốt không”. Cần lưu ý, đây không phải là một thủ thuật không phức tạp nhưng để đạt kết quả nhưng mong muốn và không để lại biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn nên cân nhắc kỹ các yếu tố trước khi lựa chọn
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.