Thai 20 tuần mẹ và bé đang ở tam cá nguyệt thứ 2, thời điểm bé yêu đã phát triển ổn định. Cụ thể thai 20 tuần bé có cân nặng bao nhiêu, bé đã biết làm gì liệu mẹ đã nắm rõ chưa?
Bạn đang đọc: Thai 20 tuần: bé phát triển thế nào?
1.Thai 20 tuần – bé phát triển thế nào?
Ở tuần thứ 19, bé yêu đã nặng khoảng 240gr chiều dài trung bình tính từ đầu đến mông khoảng 15cm. Mới qua 1 tuần nhưng bé đã lớn lên trông thấy, cân nặng của con là khoảng 300gr và dài thêm 1,5 – 2cm nữa, khoảng 16,5 – 17cm từ đầu đến mông. Nếu đo từ đầu đến chân thì chiều dài của con khoảng 25,5 – 26cm tương đương một trái chuối. Mẹ sẽ thấy bé đang tập võ, những chuyển động thành những lần huých, đạp mạnh mẽ. Lông mày và mi mắt bắt đầu xuất hiện. Nếu là bé gái thì lúc này âm đạo của bé cũng đã được hình thành.
Bé đã hấp thu nhiều dưỡng chất từ mẹ hơn, hệ thống tiêu hóa phát triển nhanh chóng, thậm chí bé bắt đầu thải phân su vào nước ối một phần, phân su tiếp tục tích tụ trong ruột của con và sẽ được thải ra ngoài cơ thể sau khi bé chào đời.
Tìm hiểu thêm: Hành trình vượt cạn của gia đình diễn viên Lưu Mạnh Dũng: Lần đầu làm bố… thật khó nhưng mà thật vui!
Lúc này hoạt động nuốt của con cũng thuần thục. Cơ thể bé cưng đang tập trung hoàn thiện chức năng nên bé cũng cần rất nhiều năng lượng.
2.Những thay đổi của mẹ
- Tuần 20, mẹ bầu có thể đã thấy xuất hiện tình trạng sữa non chảy rỉ ra, đầu núm vú nhiều chất dịch trắng. Đây là biểu hiện bình thường, không nên nặn sữa ra mà chỉ cần vệ sinh sạch sẽ núm vú một cách nhẹ nhàng hàng ngày.
- Thời điểm này, đa số mẹ bầu đã không còn cảm giác khó chịu của ốm nghén, cân nặng cũng chưa tăng quá nhiều nên chị em vẫn rất thoải mái.
- Mẹ bầu đang ở trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, thai nhi đang ngày càng tăng tốc phát triển làm tăng áp lực lên cơ thể người mẹ, bị giãn tĩnh mạch khiến chân sưng phù. Nên nằm nghiêng về trái, kê cao chân khi ngủ hoặc ngồi và tập thể dục thường xuyên.
- Chị em nên ăn nhiều trái cây tươi, rau củ. Đây chính là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất rất tốt cho quá trình phát triển của thai nhi.
- Chứng ợ nóng đầy bụng ở mẹ bầu trong giai đoạn này vẫn xuất hiện. Nên chia nhỏ bữa ăn, ăn nhiều bữa trong ngày, tránh ăn quá no, tránh các thực phẩm nhiều dầu mỡ, tránh ăn đồ ngọt.
- Mỗi ngày uống từ 1.5-2 lít nước để hạn chế tình trạng táo bón, giảm bớt chứng đau lưng, đau hông, đau xương chậu (nếu tình trạng đau diễn ra thường xuyên, cần xoa bóp, ngâm người ở nước ấm để thư giãn).
- Khi chế biến món ăn cần hạn chế muối vì bà bầu ăn mặn nhiều làm cơ thể bị tích nước gây sưng phù, theo đó cũng không nên ăn những thực phẩm đóng hộp, dưa cà muối…
- Thai nhi đang phát triển rất nhanh mỗi ngày nên mẹ cần cung cấp đủ dưỡng chất cho con, đặc biệt là sắt. Cơ thể lúc này cần nhiều sắt do lượng máu tăng lên để cung cấp đủ cho thai nhi. Đảm bảo lượng sắt cần thiết từ các thực phẩm như thịt nạc, cây họ đậu, trái cây khô, rau xanh đậm, ngũ cốc,… Nếu vẫn thiếu sắt, cần bổ sung viên uống theo chỉ định từ bác sĩ, để đáp ứng đủ nhu cầu.
>>>>>Xem thêm: U nang buồng trứng có thai được không?
Sự phát triển của thai 20 tuần thế nào cũng như mẹ cần làm gì để con được tăng trưởng tốt nhất, hi vọng rằng thông tin trên của chúng tôi đã giúp các mẹ bầu có được chia sẻ hữu ích.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.