Bước sang tháng thứ 6 của thai kỳ, thai nhi có nhiều sự thay đổi, bé mỗi ngày một lớn hơn, kéo theo đó là những thay đổi về cơ thể bé và cơ thể mẹ. Trong bài viết này Thu Cúc TCI sẽ giúp bạn tìm hiểu thai nhi 24 tuần tuổi phát triển như thế nào, khám thai 24 tuần có cần thiết hay không. Cùng tìm hiểu nhé!
Bạn đang đọc: Thai 24 tuần phát triển thế nào, khám thai tuần 24 có cần không?
1. Thai 24 tuần tuổi lớn như thế nào?
Ở tuần thai thứ 24 của thai kỳ, lúc này em bé nặng khoảng 680 gram, dài khoảng 34 cm. Các bộ phận trên cơ thể bé dần hoàn thiện, bé đã có móng tay, móng chân, bé bắt đầu hé nửa mí mắt, thường xuyên há miệng để nuốt nước ối. Đôi khi mẹ có thể cảm nhận thấy bé đang nấc cụt do uống nước quá nhiều.
Ở tuần thai thứ 24 của thai kỳ các bộ phận trên cơ thể dần hoàn thiện
Ngoài ra, ở tuần thai này phổi của bé cũng đang tiếp tục được phát triển, các phế nang được hình thành, các ống hô hấp tiếp tục được phân chia, các cử động giả hô hấp của bé diễn ra nhanh hơn, sâu hơn và thường xuyên hơn.
Não bộ của bé ở tuần 24 cũng phát triển nhanh. Quá trình hình thành khớp thần kinh bắt đầu, mỗi tế bào thần kinh phát triển các nhánh và đuôi gai theo hướng của những tế bào khác. Tại điểm tiếp xúc, khớp thần kinh được tạo ra. Quá trình này sẽ kéo dài trong khoảng vài năm sau khi trẻ chào đời. Những tế bào và các đuôi gai không được sử dụng sẽ tự động khô héo (đây là hiện tượng chết tế bào rất bình thường).
Giai đoạn 24 tuần tuổi bé di chuyển khá nhiều trong bụng mẹ. Những chuyển động này giúp bé phát triển hài hòa, tăng cường sức mạnh xương khớp, cơ bắp, đồng thời giúp bé rèn luyện xúc giác.
Bên cạnh những thay đổi của thai nhi, mang thai ở tuần thứ 40 của thai kỳ mẹ cũng có việc thay đổi như:
– Tử cung bắt đầu chèn ép các cơ quan trong bụng, mẹ có thể gặp tình trạng trào ngược axit hoặc tình trạng táo bón.
– Mẹ bị đau lưng, giãn tĩnh mạch, nặng chân, viêm nướu, thậm chí bệnh trĩ cũng có thể xuất hiện, nhiều trường hợp bệnh trĩ kéo dài từ giai đoạn này cho đến tận khi mẹ sinh em bé xong.
– Đôi khi mẹ cảm thấy bụng căng và cứng lại, đây chính là những cơn co thắt khi mang thai. Nếu như cơn co thắt này không gây đau, diễn ra ngắn và số lượng ít ( dưới 10 cơn/ngày) thì mẹ không cần quá lo lắng, đó chỉ là những cơn co thắt sinh lý. Mặt khác khi những cơn co thắt này gây đau, lặp đi lặp lại nhiều lần, mẹ nên nghỉ ngơi và theo dõi thêm. Nếu cảm thấy tình trạng trở nên tồi tệ mẹ hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ sớm nhất.
2. Khám thai 24 tuần có cần thiết không?
Ở những tuần khám thai 20 – 24, thai nhi có nhiều sự thay đổi lớn, các cơ quan nội tạng gần như đã hình thành và phân chia rõ rệt hơn, khi khám thai bác sĩ có thể dễ dàng phát hiện những dị tật.
Thông thường trong giai đoạn này, bác sĩ sẽ hẹn mẹ khám thai ở tuần thứ 22. Nếu đã đi khám trước đó vào tuần 22 hoặc 23 của thai kỳ và làm đầy đủ các kiểm tra, thì ở tuần 24, nếu mẹ không có biểu hiện bất thường nào và cũng không không có lịch hẹn của bác sĩ thì việc khám thai 24 tuần là không cần thiết. Mẹ sẽ thực hiện khám thai lần tới ở mốc quan trọng 28 tuần.
Tìm hiểu thêm: Chữa ung thư trực tràng giai đoạn cuối
Khám thai 24 tuần có cần thiết không phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe hiện tại của mẹ
Trường hợp mẹ thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao trong thai kỳ hoặc mẹ muốn đi khám thai 24 tuần để kiểm tra sức khỏe hiện tại của mình và thai nhi, mẹ có thể đi khám, đến gặp bác sĩ xin lời khuyên và thực hiện khám thai 24 tuần như bình thường.
3. Lời khuyên cho mẹ để có thai kỳ khỏe mạnh
Trong suốt thời kỳ mang thai, những dấu hiệu bất thường dù là nhỏ nhất cũng có thể là biểu hiện của tình trạng nguy hiểm khiến mẹ lo lắng. Dưới đây là một số lời khuyên bổ ích dành cho mẹ để mẹ có thai kỳ khỏe mạnh hơn. Mẹ lưu lại ngay nhé!
– Mẹ nên duy trì uống bổ sung đầy đủ và đều đặn những chất cần thiết theo chỉ dẫn của bác sĩ như viên uống bổ sung sắt và axit folic. Bởi lẽ, sắt và axit folic là những chất rất tốt cho mẹ, axit folic giúp mẹ hình thành các tế bào hồng cầu, sắt là vũ khí giúp mẹ bầu chống lại tình trạng thiếu máu và các triệu chứng khác khi mang thai.
– Mẹ nên ăn những thực phẩm giàu chất sắt, ví dụ như các loại cá (cá mòi, cá hồi,…), các loại rau xanh (bông cải xanh, rau chân vịt, cải bó xôi,…), thịt gia cầm, thịt đỏ.
– Mẹ nên ăn những thực phẩm giàu vitamin C để giúp cơ thể hấp thụ sắt được tốt hơn.
– Mẹ nên ăn những thực phẩm giàu vitamin B (rau lá xanh, đậu, ngũ cốc,) và B12 (có trong sữa) để giúp hỗ trợ hình thành các tế bào hồng cầu.
– Bên cạnh chế độ ăn uống, chế độ vận động thai kỳ cũng là vấn đề mẹ cũng cần quan tâm đến, khi mang thai mẹ nên vận động thể dục nhẹ nhàng, đều đặn để giúp cơ thể khỏe khoắn hơn và tốt cho sự phát triển của thai nhi. Tập thể dục đều đặn khi mang thai còn giúp mẹ kiểm soát cân nặng,từ đó hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.
>>>>>Xem thêm: Phẫu thuật cười hở lợi bao nhiêu tiền và thời gian hồi phục
Vận động nhẹ nhàng trong thai kỳ giúp mẹ có sức khỏe tố thơn, bé khỏe mạnh hơn
– Mẹ cần hiểu rõ các dấu hiệu cảnh báo thai kỳ gặp nguy hiểm, các dấu hiệu dọa sinh sớm để được bác sĩ hỗ trợ và can thiệp giữ thai kịp thời, đặc biệt ở những mẹ mang đa thai hoặc có tiền sử sảy thai, sinh non.
– Điều quan trọng nữa là mẹ nên đi khám thai định kỳ đúng lịch để được kiểm tra đầy đủ, kịp thời phát hiện những bất thường và được can thiệp nếu có, hạn chế ảnh hưởng xấu xảy ra.
Trên đây là những thông tin bổ ích cho mẹ bầu đang mang thai tuần 24, hy vọng rằng bài viết đã giúp mẹ trả lời được những thắc mắc của mình xoay quanh tuần thai này. Nếu mẹ đang có nhu cầu tìm hiểu sau hơn về thai tuần 24 hoặc có nhu cầu khám thai 24 tuần, mẹ có thể liên hệ ngay với TCI để được hỗ trợ sớm nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.