Thai 7 tuần chưa có tim thai có sao không?

7 tuần chưa có tim thai có nguy hiểm không chính là thắc mắc chung của rất nhiều mẹ bầu đang lo lắng cho tình trạng của con yêu. Tim thai chính là tượng trưng cho một mầm sống đang lớn dần trong cơ thể mẹ, cũng thể hiện tình trạng của bé một cách rõ ràng nhất.

Bạn đang đọc: Thai 7 tuần chưa có tim thai có sao không?

1. Quá trình hình thành tim thai của bé

Tim thai được hình thành từ rất sớm. Ngay từ ngày thứ 16 của thai kỳ, một tim thai sơ khai gồm 2 mạch máu đã xuất hiện. Dù chưa mang hình dáng của tim thai nhưng 2 mạch máu lúc này cũng đã có hoạt động co bóp để thực hiện chức năng bơm máu.

Đến cuối tuần thứ 4, phôi thai dài thêm khoảng 1 cm, lúc này tim thai đã hoàn thiện hơn.

Sang đến tuần thứ 5, phôi thai đã hình thành nhiều tế bào và bắt đầu có hình hài. Lúc này có một hạt nhỏ ở giữa phôi. Đó chính là trái tim của em bé sau này. Thai nhi 14 tuần

Thai 7 tuần chưa có tim thai có sao không?

Thai 7 tuần chưa có tim thai có sao không?

Ở tuần thai thứ 6, với sự giúp đỡ của bác sĩ thì mẹ đã có thể nghe được tim thai.

Sang đến tuần thứ 7, tim thai đã chia làm 2 buồng trái, phải và bắt đầu đập nhẹ.

Đến tuần thứ 11, tim thai hoàn thiện nhanh chóng, tuần thứ 12 thì gần như hoàn thiện. Sang đến tuần 14 thì tim thai đã đập rất rõ ràng. Ở tuần thứ 16, mỗi ngày tim thai bơm đi khoảng 24 lít máu.

Cứ như vậy cho đến cuối thai kỳ, tim thai sẽ phát triển cả về kích thước, khối lượng, hoàn chỉnh cả về cấu tạo lẫn chức năng.

Tim thai bình thường sẽ có nhịp đập khoảng 120-160 nhịp/phút. Khi bé cử động nhiều thì có thể lên 180 nhịp/phút.

>> Tìm hiểu: Sự hình thành và phát triển của thai nhi

2. Thai 7 tuần có tim thai chưa?

Thai 7 tuần chưa có tim thai có sao không?

Về lý thuyết thì thai nhi 7 tuần tuổi đã có tim thai. Nếu siêu âm, bác sĩ có thể phát hiện được nhịp tim của thai nhi.

Theo như quá trình hình thành tim thai nêu trên thì đến 7 tuần tuổi, thai nhi đã có tim thai.

Ở giai đoạn này, tim thai đã chia làm 2 buồng trái, phải và có những nhịp đập đầu tiên, bơm máu đi nuôi cơ thể bé.

Đến tuần thứ 7, khi đi siêu âm và làm các xét nghiệm, bác sĩ sẽ đo được nhịp tim thai. Tuy nhiên, nếu thai 7 tuần chưa có tim thai, mẹ cũng đừng quá lo lắng bởi đây là giai đoạn tim thai còn khá sơ khai. Mẹ hãy chờ đợi sang đến tuần thứ 8 để có được kết quả chính xác hơn. Nếu lúc ấy mà tim thai vẫn chưa có thì mẹ hãy chuẩn bị tinh thần đối mặt với tình huống xấu nhất.

Thông tin bài đọc:Nhịp tim thai 7 tuần là bao nhiêu

Tìm hiểu thêm: Thực phẩm giúp ngừa ung thư tuyến tụy

Thai 7 tuần chưa có tim thai có sao không?

Ở giai đoạn đầu thai kỳ, mẹ có thể nghe được tim thai nhờ thiết bị ống nghe đặc biệt của bác sĩ.

3. Nguyên nhân thai 7 tuần tuổi chưa có tim thai

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thai 7 tuần tuổi chưa có tim thai. Đó là:

– Mẹ bị buồng trứng đa nang

– Mẹ từng có tiền sử hoặc đang bị bệnh về tuyến giáp.

– Mẹ có bất thường ở cổ tử cung.

– Mẹ bị bệnh hoặc nhiễm trùng do vi trùng, virus  toxoplasmosis, cytomegalovirus, herpes hoặc rubella

– Mẹ bị chấn thương vùng bụng hoặc bị trầm cảm.

– Mẹ hút thuốc, uống rượu, dùng ma túy, bị HIV/AIDS

– Mẹ bị rối loạn động máu.

Và lý do phổ biến nhất khiến thai 7 tuần tuổi chưa có tim thai chính là mẹ đã sảy thai hoặc thai chết lưu.

Thai 7 tuần chưa có tim thai có sao không?

>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu ung thư vú ở nam giới bạn không nên bỏ qua

Thai 7 tuần chưa có tim thai có sao không có được kết quả chính xác hơn.thai sản trọn gói

Dù vì lý do gì, khi được chẩn đoán chưa có tim thai ở tuần thứ 7 của thai kỳ, mẹ cũng cần bình tĩnh, làm theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Bên cạnh nguyên nhân bệnh lý của mẹ, việc không phát hiện ra tim thai cũng có thể do những nguyên nhân khách quan như lỗi kỹ thuật khi siêu âm, do tính sai tuổi thai. Vì thế, mẹ hãy kiên nhẫn đợi đến tuần tiếp theo và tiến hành siêu âm lại nhé.

Tin liên quan

  • Mang thai có đặt thuốc được không
  • Nằm sấp khi mang thai có nguy hiểm không
  • Xoa bụng khi mang thai có ảnh hưởng gì không

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *