Thai ngoài tử cung là một biến chứng nguy hiểm của thai kỳ. Nếu phát hiện và điều trị ngay từ khi thai ngoài tử cung chưa vỡ thì có thể ngăn chặn được những nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng và khả năng sinh sản về sau của người bệnh.
Bạn đang đọc: Thai ngoài tử cung chưa vỡ
Triệu chứng thai ngoài tử cung chưa vỡ
- Triệu chứng cơ năng: một số trường hợp bị trễ kinh hoặc mất kinh, số còn lại bị rong huyết, lượng máu thường ít, bầm đen và không đông lại. Người bệnh bị đau bụng dưới, đau một bên, đau âm ỉ kéo dài thỉnh thoảng có cơn đau nhói.
- Triệu chứng thực thể: cổ tử cung hơi tím, mềm, đóng kín, có màu đen từ trong lòng tử cung ra. Tử cung lớn hơn bình thường, mềm nhưng không tương xứng với tuổi thai, xuất hiện khối u cạnh tử cung mềm, dạng hơi dài, bờ không rõ, di động, chạm đau.
- Triệu chứng cận lâm sàng: định lượng nồng độ HCG thấy thấp hơn so với thai nghén thông thường. Khi siêu âm không có túi thai trong buồng tử cung, có thể thấy khối u cạnh tử cung hoặc thấy hình ảnh túi thai trong vòi trứng. Nếu thấy chưa chắc chắn, bác sĩ sẽ nội soi ổ bụng để chẩn đoán chính xác.
Điều trị thai ngoài tử cung chưa vỡ
Điều trị theo dõi: trường hợp phát hiện sớm thai ngoài tử cung, sức khỏe sản phụ tốt, không có triệu chứng khác, huyết động học ổn định, nồng độ hormone thai kỳ thấp, kích thước thai nhỏ hơn 3cm thì có thể chỉ cần theo dõi. Nếu sau đó thai không tự sảy thì sẽ tiếp tục điều trị bằng nội khoa hoặc ngoại khoa.
Điều trị nội khoa: áp dụng cho những khối thai chưa vỡ, đường kính nhỏ hơn 3cm, huyết động học ổn định, tuân thủ quá trình theo dõi sau điều trị. Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị khiến tế bào thai không phát triển và sinh sản được, thai ngoài tử cung sẽ tiêu biến dần. Trong quá trình điều trị cần tránh giao hợp và thụ thai, tránh khám khung chậu, tránh ánh nắng mặt trời, tránh thức ăn chứa axit folic. Ngoài ra người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như đau bụng, viêm kết mạc, viêm miệng.
Tìm hiểu thêm: Kinh nguyệt màu đen có nguy hiểm không?
>>>>>Xem thêm: Sinh mổ có uống bia được không?
Điều trị ngoại khoa: gồm hai phương pháp là phẫu thuật nội soi và phẫu thuật phanh ổ bụng. Trong đó phẫu thuật nội soi được ưu tiên hơn, áp dụng cho trường hợp thai ngoài tử cung chưa vỡ. Trường hợp khối thai vỡ thì cần phẫu thuật phanh ổ bụng. Bên cạnh đó tùy trường mà bác sĩ có thể quyết định bảo tồn hoặc loại bỏ bên ống dẫn trứng có khối thai.
Tin liên quan
- Thai ngoài tử cung bao lâu thì vỡ
- Mổ thai ngoài tử cung bao lâu có kinh lại
- Mang thai ngoài tử cung có giữ được không
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.