Khi nghi ngờ mang thai, đa số chị em phụ nữ đều sử dụng que thử thai để kiểm tra kết quả. Thêm vào đó, nhiều chị em cũng thắc mắc không biết thai ngoài tử cung là gì và thai ngoài tử cung thử que mấy vạch. Đọc ngay bài viết của chúng tôi bên dưới đây để hiểu rõ thêm về tình trạng thai ngoài tử cung nhé.
Bạn đang đọc: Thai ngoài tử cung thử que mấy vạch?
1. Đôi nét về tình trạng mang thai ngoài tử cung
Thai kỳ bình thường là khi trứng đã thụ tinh dịch chuyển qua ống dẫn trứng tới tử cung để làm tổ và phát triển. Tuy nhiên, với những chị em không may gặp phải tình trạng thai ngoài tử cung thì trứng đã thụ tinh không di chuyển tới tử cung mà lại làm tổ ở một vị trí khác bên ngoài tử cung. Phổ biến nhất là nằm tại ống dẫn trứng, chiếm tới khoảng 95%. Một số trường hợp khác, trứng thụ tinh có thể làm tổ tại ổ bụng, buồng trứng hoặc cổ tử cung, rãnh đại tràng lên…
Trên thực tế, khi hợp tử làm tổ ở sai vị trí, chị em cần phải chấm dứt thai kỳ. Bởi lẽ trứng thụ tinh phát triển lớn hơn sẽ gây vỡ ống dẫn trứng hoặc chảy máu nghiêm trọng ở vị trí nó làm tổ, có nguy cơ dẫn tới tử vong.
Thai ngoài tử cung là tình trạng nhiều chị em gặp phải
2. Dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung
Trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, tình trạng chửa ngoài dạ con vẫn có những dấu hiệu giống như một thai kỳ bình thường như mệt mỏi, trễ kinh, đau ngực và buồn nôn. Theo thời gian, khi trứng đã thụ tinh phát triển lớn hơn thì những dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung mới thể hiện rõ, bao gồm triệu chứng sau:
2.1. Đau bụng
Chị em có thể xuất hiện những cơn đau bụng với nhiều mức độ khác nhau, từ trung bình tới dữ dội, đau âm ỉ trong nhiều ngày liên tục hoặc đột ngột nhưng không có bất kỳ cảnh báo nào.
Đau bụng là dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung
2.2. Chảy máu âm đạo
Nếu chị em bị chảy máu âm đạo một cách bất thường, lượng máu ra ít hoặc nhiều hơn so với chu kỳ bình thường, màu sắc lạ thì đây là dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung.
2.3. Đau vai gáy
Hiện tượng đau vai gáy là do tích tụ dịch và máu ở trong ổ bụng, gây phản xạ lên dây thần kinh vùng bụng. Từ đó khiến chị em bị đau vai gáy.
2.4. Tiêu chảy và nôn
Khi thai ngoài tử cung lớn, chị em có thể gặp phải tình trạng tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, mệt mỏi, cảm giác như bị đuối sức.
2.5. Ngất xỉu
Khi thai ngoài tử cung bị vỡ, máu sẽ chảy ồ ạt khiến chị em có cảm giác choáng váng, dẫn tới ngất xỉu.
Trường hợp chị em bị trễ kinh, nghi ngờ đang mang thai hoặc có dấu hiệu nguy hiểm nào ở bên trên thì hãy nhanh chóng tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám nhé!
3. Mang thai ngoài tử cung thử que mấy vạch?
Trên thực tế, que thử thai hoạt động dựa trên nồng độ beta hCG trong nước tiểu chứ không phụ thuộc vào vị trí thai làm tổ. Do đó, chỉ cần có thai là nước tiểu của chị em sẽ chứa beta hCG.
Vì vậy, khi mang thai ngoài tử cung thì sử dụng que thử thai vẫn hiện 2 vạch. Tuy nhiên, do nồng độ beta hCG ở phụ nữ mang thai ngoài tử cung giảm dần nên nhiều trường hợp, chị em sẽ thấy vạch thứ 2 mờ hơn so với vạch thứ nhất.
Đó là lý do tại sao khi sử dụng que thử thai mà thấy kết quả 2 vạch, chị em nên tới bệnh viện uy tín để thực hiện thêm những phương pháp kiểm tra khác như xét nghiệm máu, siêu âm để chắc chắn phôi thai làm tổ và phát triển trong tử cung.
Tìm hiểu thêm: Khám chẩn đoán ung thư đại tràng ở đâu?
Thai ngoài tử cung thử que mấy vạch là thắc mắc của nhiều chị em
4. Một số cách xác định thai ngoài tử cung
– Xét nghiệm máu: Việc đo nồng độ beta hCG trong nước tiểu sẽ xác định được chị em có mang thai ngoài tử cung hay không.
– Kiểm tra vùng chậu: Bác sĩ sẽ kiểm tra kích thước tử cung và vùng bụng của chị em để chẩn đoán xem có dấu hiệu chửa ngoài dạ con ở bên trong ống dẫn trứng hay không.
– Siêu âm: Bác sĩ sẽ siêu âm ổ bụng hoặc siêu âm đầu dò âm đạo để kiểm tra hình ảnh của thai nhi và túi ối bên trong dạ con. Khi siêu âm phát hiện thai ngoài tử cung thì điều này có nghĩa là chị em cần chấm dứt thai kỳ bằng thuốc hoặc phẫu thuật, tùy theo tình trạng và kích thước của phôi thai.
5. Chửa ngoài dạ con được điều trị như thế nào?
Vì thai ngoài dạ con không thể tự dịch chuyển vào tử cung nên bác sĩ phải can thiệp để loại bỏ phôi thai đang phát triển sớm nhất có thể. Mục đích của việc chấm dứt thai kỳ này là để tránh những biến chứng có thể xảy ra, trong đó nặng nhất là tử vong.
Những biện pháp điều trị mang thai ngoài tử cung phổ biến nhất là:
– Điều trị bằng thuốc: Phương pháp này được áp dụng trong giai đoạn thai ngoài tử cung mới hình thành và còn nhỏ, trước khi ống dẫn trứng của chị em bị hư hại. Trong những trường hợp này, bác sĩ thường tiêm 1 hoặc 2 mũi Methotrexate để giúp chị em kết thúc thai kỳ. Tuy nhiên, sau khi tiêm loại thuốc này vào cơ thể, chị em sẽ phải đối mặt với một số tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn, rụng tóc, tiêu chảy,…
– Điều trị bằng phẫu thuật: Phương pháp này thường được chỉ định khi chị em đã trải qua vài tuần mang thai hoặc đã điều trị bằng thuốc nhưng không có tác dụng, hoặc gặp phải các vấn đề phát sinh khác trong quá trình điều trị bằng thuốc. Lúc này, bác sĩ sẽ khuyên chị em nên nội soi hoặc phẫu thuật mở ổ bụng tùy theo từng trường hợp cụ thể.
– Với những trường hợp thai ngoài tử cung tự thoái triển, bác sĩ sẽ theo dõi sát sao và can thiệp thêm nếu cần thiết.
>>>>>Xem thêm: Bí quyết sinh thường dễ dàng cho mẹ bầu
Phẫu thuật là cách tốt nhất để điều trị thai ngoài tử cung
6. Những điều chị em nên lưu ý sau khi điều trị thai ngoài tử cung
Khi chị em có tiền sử chửa ngoài dạ con thì khả năng lặp lại tình trạng này trong thai kỳ sau là khá cao. Do đó, chị em cần phải lưu ý những điều dưới đây sau khi điều trị thai ngoài tử cung:
– Có chế độ nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý, nói chuyện với bạn bè và những người thân ở xung quanh. Bởi lẽ việc làm này sẽ giúp chị em ổn định lại tinh thần sau mất mát vừa rồi, cũng như tránh nguy cơ bị rối loạn tâm lý và trầm cảm.
– Chị em nên sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn tối thiểu 3 tháng sau khi chấm dứt thai kỳ ngoài tử cung, nhất là trong trường hợp điều trị bằng thuốc. Bên cạnh đó, việc mang thai lại quá sớm sẽ làm tăng nguy cơ chửa ngoài dạ con.
– Khi bị viêm nhiễm phụ khoa, chị em nên nhanh chóng tới bệnh viện uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời. Bởi lẽ đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng mang thai ngoài tử cung.
– Khi nghi ngờ mang thai sau một lần chửa ngoài dạ con, chị em nên đi khám thai càng sớm càng tốt và thông báo với bác sĩ về việc mình đã từng mang thai ngoài tử cung.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp chị em giải đáp được thắc mắc “Thai ngoài tử cung thử que mấy vạch”. Tốt nhất, ngay khi thử que lên 2 vạch, chị em nên nhanh chóng tới bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra chính xác xem mình có mang thai ngoài tử cung hay không.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.